Tiểu Luận Báo mạng điện tử

Thảo luận trong 'Báo Chí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục


    1. Sự ra đời và vai trò của Internet 2 1.1.Trên thế giới 2
    1.2. Tại Việt Nam 5
    1.3. Vai trò của Internet trong đời sống xã hội 7
    2. Sự hình thành, phát triển của Báo mạng điện tử 8 2.1.World Wide Web 8
    2.2. Sự ra đời của BMĐT 8
    2.2.1. Trên thế giới 8
    2.2.2. Tại Việt Nam 10 2.3.Định nghĩa BMĐT 10
    2.4.Xu hướng phát triển của BMĐT 10 2.5.Vai trò của BMĐT đối với đời sống xã hội 13
    3. Ưu điểm của BMĐT với các loại hình khác 13
    4. Kết luận 18
    Sự ra đời và vai trò của Internet
    Internet là mạng máy tính toàn cầu, bao gồm nhiều mạng máy tính được nối lại với nhau (Interconnected Networks)
    Trên thế giới
    Cũng như bao thành tựu khác của loài người, Internet đã phải trải qua một chặng đường dài để có được sự phát triển như ngày hôm nay với sự đóng góp và hy sinh của biết bao thế hệ nhà khoa học. Một thành quả lớn thường bắt đầu từ những ý tưởng có vẻ như không bình thường ở thời điểm nó được diễn ra.
    Năm 1957, Liên Xô phóng vệ tinh nhân tạo.
    Nhằm đối phó với Liên Xô, Bộ quốc phòng Mỹ đã thành lập ra một cơ quan Dự án nghiên cứu cao cấp với mong muốn đưa khoa học kỹ thuật bậc cao vào quân đội, thử nghiệm độ tin cậy của hệ thống thông tin bằng mạng máy tính. Họ hy vọng rằng. khi một số máy bị sự cố thì các máy tính còn lại vẫn có thể liên lạc bình thường được với nhau.
    Tháng 8 năm 1962 J.C.R Licklider (Đại học MIT – Hoa Kỳ) đã lần đầu
    tiên để cập đến ý tưởng về mạng máy tính qua các bản ghi nhớ của mình. Trong đó, ông đã hình dung ra việc kết nối toàn cầu các máy tính thành một mạng lưới mà qua đó, mọi người dù ở bất cứ vị trí nào cũng có thể truy cập dữ liệu và chương trình được lưu trữ ở bất kỳ một vị trí nào trong mạng này.Ý tưởng này, ngay từ đầu đã rất gần gũi với Internet hiện đại ngày nay.
    Licklider là nhà lãnh đạo đầu tiên của dự án nghiên cứu DARPA bắt đầu từ tháng 10 năm 1962. Khi tham gia DARPA, ông đã thuyết phục được những người kế nhiệm mình là Ivan Sutherland, Bob Taylor và Lawrence
    G. Roberts (một nhà nghiên cứu nổi tiếng của Đại Học MIT lúc bấy giờ) tin vào sự thành công và phát triển của mạng máy tính theo ý tưởng của ông.
    Trước đó, vào tháng 7 năm 1961, Leonard Kleinrock (MIT) đã xuất bản một bài báo đầu tiên trong đó đưua ra lý thuyết về chuyển mạch gói. Sau đó, vào năm 1964, ông cũng xuất bản một cuốn sách đầu tiên giới thiệu về kỹ thuật này. Kỹ thuật này linh động hơn so với kỹ thuật dùng mạch điện tử trong công nghệ truyền thông. Đây được xem là bước chân đầu tiên của loài người để đến với mạng máy tính. Một sự kiện quan trọng nữa là lần đầu tiên người ta đã làm cho 2 máy tính có thể “nói chuyện” với nhau.
    Năm 1965, phối hợp với Thomas Merill, Roberts đã thí nghiệm và kết nối thành công một máy tính TX-2 ở tiểu bang Mass với một máy tính ở
    California thông qua một đường điện thoại tốc độ thấp. Hai máy tính được kết nối này được xem như là mạng diện rộng đầu tiên của thể giới. Thông
    qua thí nghiệm này, các nhà nghiên cứu đã nhận thức được rằng, các máy tính kết nối từ xa với nhau vẫn có thể làm việc tốt với nhau để trao đổi dữ liệu và chương trình.
    Cuối năm 1966, Roberts tham gia dự án DARPA để phát triển ý tưởng mạng máy tính. Ông đã nhanh chóng vạch ra kế hoạch của dự án ARPANET được công bố vào năm 1967. Tháng 7 – 1968, DARPA đưa ra ý tưởng liên kết máy tính tại bốn điểm trên nước Mỹ với nhau, đó là : Viện nghiên cứu Stanford, trường đại học California ở Los Angeles, UC-Stanta Barbara và trường đại học Tổng hợp Utah.
    Năm 1969, liên kết thành công đã đánh dấu sự ra đời của Internet ngày nay.Các năm sau đó, số lượng máy chủ nối vào ARPANET gia tăng nhanh chóng và các nghiên cứu về nghi thức truyền thông giữa các máy chủ cũng như các phần mềm mạng cũng được xúc tiến gấp rút.
    Năm 1973 ARPANET được kết nối ra nước ngoài tới trường đại học London.
    Năm 1984: giao thức chuyển gởi tin TCP/IP ( Transmision Control Protocol và Internet Protocol) trở thành giao thức chuẩn của Internet, hệ thống các tên miền DNS (Domain Name System) ra đời để phân biệt các máy chủ.
    Năm 1990 , ARPANET ngừng hoạt động, Internet chuyển sang giai đoạn mới
    Năm 1991, ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản HTML (Hyper Text Mark- up Language ) ra đời cùng với giao thức truyền siêu văn bản HTTP (Hyper Text Transfer Protocol), Internet đó thực sự trở thành công cụ đắc lực với hàng loạt các dịch vụ mới.
    Năm 1992 , World Wide Wed chính thức ra đời . Đây là bước ngoặt quan trọng của lịch sử hình thành Internet.đem lại cho người dùng khả năng tham chiếu từ một văn bản đến nhiều văn bản khác, chuyển từ cơ sở dữ liệu này sang cơ sở dữ liệu khác với hình thức hấp dẫn và nội dung phong phú.Có thể gọi W.W.W là công nghệ Web – tập các tiện ích và một siêu văn bản và cung cấp cho người dùng Internet. Công nghệ Web cho phép xử lý các trang dữ liệu đa phương tiện và truy cập trên mạng diện rộng như Internet. Tuy nhiên, để dễ dàng tiếp cận được Web phải có một trình duyệt thân thiện với người sử dụng.
    Một trong số những trình duyệt được đa số người sử dụng yêu thích (vào tháng 10-1993) là Mosaic cho hệ điều hành Windows(giao diện đồ họa người dùng thay cho chế độ sử dụng câu lệnh ) của Andreessen-một sinh viên trường đại học tổng hợp Illinois. Hàng loạt người đã tải xuống để sử dụng và số lượng máy chủ web tăng nhanh, cho nên các trang web cũng tăng nhanh. Web thâm nhập vào các thị trường thương mại, hang loạt công ty dot.com đã được mở ra và phát triển rất nhanh, làm cho hang loạt website thoong tin khác sụp đổ vì người ta chưa có thói quen trả tiền khi đọc báo trên Internet.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...