Tiểu Luận Bạo lực gia đình – vấn đề bức xúc của toàn xã hội

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    XÃ HỘI HỌC GIA ĐÌNH

    Đề bài: Bạo lực gia đình – vấn đề bức xúc của toàn xã hội

    Bài Làm

    I: Đặt vấn đề

    Gia đình là chốn bình lặng của xã hội. Với những bão táp của cuộc đời, những phức tạp trong quan hệ xã hội , chúng ta vẫn tìm thấy một nơi yên tĩnh và bình dị nhất, Đó là nơi ta được yêu thương, bao bọc. Tưởng như gia đình sẽ mãi là nơi tạo sức mạnh cho con người, giúp con người có thêm nghị lực để bước vào những thử thách trong cuộc sống. Nhưng sự xuất hiện này càng mạnh mẽ của bạo lực gia đình đã đưa con người vào trạng thái bất ổn thật sự. Trong những năm gần đây, nạn bạo lực gia đình có ngày càng có xu hướng tăng và với những hình thức đa dạng hơn và phức tạp hơn rất nhiều. Vấn đề cần giải quyết hiện nay là cố gắng hạn chế tối đa nhất nạn bạo lực gia đình để tạo nên một xã hội bình quyền giữa nam và nữ.
    Quan hệ vợ chồng là sợi dây chính để đan kết các mối quan hệ khác, là một trong những quan hệ cơ bản tạo nên sự tồn tại của một gia đình. Vợ chồng hòa thuận thì gia đình mới hạnh phúc, từ đó các mặt khác của gia đình mới phát triển. Nhưng hiện nay, ngoài sự thuận vợ, thuận chồng, êm ấm của nhiều gia đình thì vẫn còn tình trạng gia đình là “tổ lạnh”, vợ chồng xung đột, xích mích, cãi cọ, đánh đập, gia đình li tán
    Bạo lực gia đình mà cụ thể là bạo lực trong quan hệ vợ chồng đang là một trong những vấn nạn không chỉ của riêng mỗi gia đình mà còn là của toàn xã hội. Sự xuất hiện ngày càng mạnh mẽ của hiện tượng bạo lực trong gia đình đang đưa con người vào tình trạng bất ổn thực sự, nó kéo theo nhiều hậu quả về thể chất lẫn tinh thần mà chúng ta không thể lường hết được đối với những nạn nhân của bạo lực giới.
    Bạo lực gia đình trên cơ sở giới đang diễn ra trong nhiều loại hình gia đình khác nhau (gia đình truyền thống, gia đình hiện đại, gia đình có điều kiện kinh tế khá giả, gia đình kinh tế khó khăn, gia đình qui mô lớn và gia đình quy mô nhỏ .)
    Bạo lực gia đình thường xảy ra nhiều giữa vợ và chồng,giữa bố mẹ chồng với con dâu,giữa anh chị em trong gia đình,giữa bố mẹ với con cái.Tuy nhiên theo các nghiên cứu thì 90%,các trường hợp bạo lực gia đình là do nam giới ( đa số là chồng ) gây ra cho vợ.Vậy bạo lực gia đình là gì?
    “Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của các thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất,tinh thần,kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình”
    ( khoản 1,Điều 1,Luật phòng chống bạo lực gia đình) ( Quốc Hội CHXHCNVN 2008b:85)
    Trong bài tiểu luận này của tôi,tôi xin đi sâu vào việc tìm hiểu bạo lực trong gia đình giữa vợ và chồng,để thấy rõ được tính bức xúc của vấn đề.

    II: Giải quyết vấn đề

    Bạo lực gia đình diễn ra ở tất cả các quốc gia trên thế giới, không phân biệt trình độ phát triển, không phân biệt giàu nghèo, tuổi tác, giới tính Nạn nhân của bạo hành gia đình là bất kể thành viên trong gia đình, nhưng phần lớn là phụ nữ và trẻ em bởi đây là đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội. Bạo lực gia đình làm suy giảm chức năng gia đình, gây những tổn hại về vật chất và tinh thần đối với người bị bạo hành. Nếu kéo dài tình trạng này sẽ dẫn tới nhiều vấn đề nảy sinh tạo nên sức ép lớn tới cá nhân: chẳng hạn có suy nghĩ muốn tự tử hay trả thù bằng nhiều cách
    Ở Việt Nam, bạo hành gia đình mới thực sự được quan tâm trong vài năm trở lại đây bởi lẽ tâm lí người Việt Nam xem bạo lực gia đình là “chuyện trong nhà”, “chuyện riêng” của mỗi cá nhân, gia đình. Thực tế đời sống xã hội cho chúng ta thấy bạo lực gia đình đang ngày càng gia tăng trong xã hội hiện đại cùng với nhịp sống hối hả của quá trình “công nghiệp hóa”, “hiện đại hoá”. Cuộc khảo sát tại Hà Nội, Phú Thọ và Thái Bình của PGS - TS Lê Thị Quý cùng các đồng sự cho thấy có gần 40% phụ nữ khi đựơc hỏi thừa nhận có bạo lực trong gia đình. Tuy nhiên con số này chưa phải là chính xác bởi có điều còn khó nói hoặc những người được hỏi chưa thành thật trong câu trả lời vì mỗi nơi có quan niệm khác nhau về bạo hành. Qua đó ta thấy một bộ phận gia đình Việt Nam đang dần mất đi vai trò quan trọng của nó- nơi xã hội hoá cơ bản, đầu tiên, nơi hình thành nhân cách của mỗi con người bởi bạo lực gia đình.
    Trước tình trạng bạo hành có xu hướng tăng nhanh, Đảng và Nhà nước ta đã nắm bắt tình hình, xây dựng Luật chống bạo lực gia đình, bảo vệ quyền lợi cho những nạn nhân chịu hậu quả của bạo lực gia đình và có hình thức thích đáng với những kẻ gây tội. Tháng 11/2007 Quốc Hội đã thông qua luật chống bạo hành gia đình và sẽ chính thức có hiệu lực vào 1/7/2008. Với sự giúp đỡ của Luật pháp và những cơ quan đoàn thể có tổ chức, chúng ta hi vọng BLGĐ ở Việt Nam sẽ sớm được khắc phục.
    Ở nước ta vấn đề Giới- BLGĐ đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu hầu hết đều đi sâu phân tích thực trạng, nguyên nhân của nạn bạo lực trong gia đình, đưa ra một số kiến nghị giải pháp khắc phục tình trạng trên. Những nghiên cứu đó đã góp phần đánh giá đúng tình trạng bạo lực trong gia đình hiện nay, giúp chúng ta có một cái nhìn tổng quan hơn đối với vấn đề này từ đó có cách đánh giá và nhìn nhận đúng đắn, nâng cao nhận thức góp phần đẩy lùi tình trạng bạo lực gia đình. Năm 1994, TS Lê Thị Quý đã có bài viết “Bạo lực gia đình ở Việt Nam” trên tạp chí Khoa học và Phụ nữ trong đó nêu lên 5 nguyên nhân chính của bạo hành gia đình: kinh tế- nhận thức- văn hoá- xã hội- sức khoẻ và nguyên nhân về phía Phụ nữ. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa nhất dẫn tới bạo lực gia đình lại là nguyên nhân bất bình dẳng trong quan hệ giới. Ngoài ra, PGS.TS Lê Thị Quý còn có nhiều công trình nghiên cứu khác như: “Nỗi đau thời đại”(1996) phân tích bạo lực ở hai khía cạnh: bạo lực nhìn thấy được và bạo lực không nhìn thấy được; “Domestic violence in Viet Nam”(2000) với sự tài trợ của APWLD thực hiện nghiên cứu xã hội học về bạo lực gia đình ở ngoại thành Hà Nội đưa ra những con số cảnh báo và khẳng định hậu quả của bạo lực gia đình ; “Bạo lực gia đình- một sự sai lệch giá trị”(2007) viết chung với Đặng Vũ Cảnh Linh nêu lên những lí luận, thực tiễn và những mô hình chống bạo lực hiệu quả.
    PGS.TS Hoàng Bá Thịnh- một trong những tác giả đi sâu nghiên cứu Xã hội học Giới và phát triển cũng đã có nhiều bài viết phản ánh Giới- bạo lực gia đình và cách nhìn nhận đúng quan điểm giới: “Bạo lực gia đình ở Việt Nam và vai trò của truyền thông đại chúng trong sự nghiệp phát triển phụ nữ” (2005), và các bài viết trên Tạp chí Khoa học và Phụ nữ, Gia đình và Trẻ em.

    Bạo lực giới trong gia đình ở việt nam, cũng như nhiều quốc gia khác cho đến nay, vẫn được xem là một trong những vấn đề nhạy cảm và thuộc
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...