Luận Văn Bạo lực gia đình đối với trẻ em

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bạo lực gia đình đối với trẻ em


    MỤC LỤC

    MỤC LỤC . 1

    PHÀN MỞ ĐẦU 4
    1. Lý do chọn đề tài . 4
    2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 4
    3. Mục tiêu nghiên cứu . 4
    4. Khách thể nghiên cứu . 5
    5. Đối tượng khảo sát . 5
    6. Phạm vi nghiên cứu 5
    7. Vấn đề nghiên cứu 5
    8. Giả thuyết nghiên cứu . 5
    9. Phương pháp nghiên cứu 5
    10. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn . 6
    10.1. Cơ sở lý luận 6
    10.2. Cơ sở thực tiễn . 6
    PHẦN NỘI DUNG CHÍNH 7
    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 7
    1. Lý thuyết áp dụng . 7
    2. Các khái niệm công cụ 7
    2.1. Trẻ em và trẻ vị thành niên 7
    2.1.1. Trẻ em . 7
    2.1.2. Trẻ vị thành niên . 7
    2.2. Gia đình 8
    2.3. Khái niệm chuẩn mực xã hội và hành vi lệch chuẩn 8
    2.4. Bạo lực gia đình 8
    CHƯƠNG II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 10
    1. Tình trạnh bạo lực đối với trẻ em 10
    1.1. Bạo lực thể xác 10
    1.2. Bạo lực tinh thần 10
    1.3. Bạo lực tình dục . 10
    1.4. Lao động trẻ em . 10
    2. Nguyên nhân của bạo lực gia đình đối với trẻ em . 11
    2.1. Nhận thức của các bậc cha mẹ và cách dạy con chưa đúng 11
    2.2. Sự thiếu hiểu biết của các bậc cha mẹ về quyền trẻ em . 11
    2.3. Do những xung đột bế tắc trong cuộc sống . 11
    2.3.1. Về mặt tình cảm 11
    2.3.2. Về mặt kinh tế . 11
    2.4. Do cha mẹ xa vào tệ nạn xã hội . 11
    3. Hậu quả của bạo lực gia đình đối với trẻ em 11
    3.1. Một số đặc điểm sinh lý cơ bản của lứa tuổi vị thành niên . 11
    3.1.1. Sự phát triển về mặt sinh lý 11
    3.1.2. Sự phát triển tâm lý xã hội . 11
    3.2. Ảnh hưởng của cha mẹ đến những hành vi có vấn đề của trẻ vị thành niên 12
    3.3. Hậu quả của bạo lực gia đình đối với trẻ em 12
    3.3.1. Ảnh hưởng đến thể chất của trẻ . 12
    3.3.2. Ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách của trẻ 12
    3.3.3. Những đứa trẻ có xu hướng rời xa gia đình và do vậy dễ dàng tiếp thu những ảnh hưởng tiêu cực của xã hội hoặc trở thành nạn nhân của các tệ nạn xã hội 12
    3.3.4. Tạo nên những hành vi lệch lạc ở trẻ em . 12
    CHƯƠNG III: CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI TRẺ EM . 14
    1. Đối với nhà nước 14
    2. Đối với các tổ chức đoàn thể . 14
    3. Đối với gia đình 14
    4. Đối với trẻ em . 14
    PHẦN KẾT LUẬN

    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    Cùng với sự phát triển kinh tế thị trường, đời sống của người dân không ngừng được nâng cao là sự gia tăng cua ly hôn và bạo lực gia đình mà nguyên nhân sâu xa của nó là do xung đột vợ chồng.Bạo lực gia đình không những chỉ nhằm vào phụ nữ mà nó còn nhằm cả vào trẻ em - thế hội tương lai của đất nước.Trẻ em mà sống trong cảnh bạo lực gia đình và chịu ảnh hưởng của bạo lực gia đình sẽ không thể phát triển hài hoà về thể chất và nhân cách.

    Lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Bạo lực gia đình đối với trẻ em” cũng nhằm góp phần nhỏ bé về mặt lý luận cũng như vào việc nâng cao vị trí, vai trò của gia đình trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giá dục trẻ em nước ta.
    2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

    Gia đình là đề tài vừa đa dạng, phong phú vừa gần gũi nhưng cũng chứa đựng những điều mới lạ.Do vậy, đề tài này đã thu hút niều công trình nghiên cứu khoa học nhằm tìm tòi, phát hiện các khía cạnh của gia đình.
    Ở Việt Nam cũng có khá nhiều cuộc khảo sát hiện trạng ly hôn và bạo lực gia đình.Các báo cáo nghiên cứu về vấn đề này đã phản ánh tương đối đầy đủ thực trạng bạo lực gia đình.Chẳng hạn như: “Gia đình học” (Đặng Cảnh Khanh – Lê Thị Quý, Nhà xuất bản lý luận chính trị, 2007), “Xã hội học về giới và phát triển” (Hoàng Bá Thịnh, 2005) Ngoài ra còn rất nhều mhững nghhiên cứu về trẻ em lang thang, trẻ em phạm tội mà nguyên nhân dẫn đến là từ phía gia đình như xung đột gia đình, bạo lực gia đình.
    3. Mục tiêu nghiên cứu

    + Tìm hiểu nguyên nhân và thực trạng bạo lực bạo lực gia đình đối với trẻ em
    + Dự đoán những hậu quả xã hội sẽ xảy ra nếu không khắc phục được tình trạng trên
    + Đưa ra những giải pháp khắc phục
    4. Khách thể nghiên cứu

    Nghiên cứu những trẻ em đang bị bạo lực gia đình
    5. Đối tượng khảo sát

    Đối tượng khảo sát là bạo lực gia đình đối với trẻ em
    6. Phạm vi nghiên cứu

    Đề tài này tập trung nghiên cứu đối tượng trẻ em vị thành niên ở một số thành phố như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Thái Bình trong thời gian từ năm 1999 đến năm 2009.
    7. Vấn đề nghiên cứu

    + Vì sao bạo lực gia đình đối với trẻ em gia tăng ?.

    + Ảnh hưởng của bạo lực gia đình đối với trẻ em như t hế nào ?.
    8. Gỉả thuyết nghiên cứu

    + Bạo lực gia đình ở Việt Nam đang có xu hướng gia tăng
    + Nguyên nhân chủ yếu của bạo lực gia đình đối với trẻ em là do xung đột vợ chồng
    9. Phương pháp nghiên cứu

    Phương pháp phân tích tài liệu
    Vì thời gian ngắn và điều kiện có hạn nên chủ yếu báo cáo sử dụng phương pháp phân tích tài liệu phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
    10. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

    10.1. Cơ sở lý luận:

    Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên cơ sở các nguyên tắc của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luôn xem xét sự vật hiện tượng trong một quá trình phát triển và những mối liên hệ phổ biến.Áp dụng quan điểm này, nghiên cứu bạo lực gia đình đói với trẻ em trong mối liên hệ với các yếu tố tâm lý, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến trẻ em.
    [U]10.2. Cơ sở thực tiễn:[/U]
    Các nhà xã hội học cho rằng nhận thức về trẻ em không thể tách rời khỏi vai trò của xã hội hoá cá nhân, vai trò tích cực của hoạt động lao động, vai trò của gia đình, của các tổ chức đoàn thể, chính quyền đối với quá trình xã hội hoá trẻ em.Trên thực tế, trẻ em bị ảnh hưởng của bạo lực gia đình thương chịu ảnh hưởng nặng nề về thể chất tinh thần.Chúng có thể học tập những khuân mẫu của bố mẹ và trở thành có những hành vi lệch lạc khi trưởng thành. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển của tâm lý, xã hội mà còn phương hại tới sự phát triển lâu bền của quốc gia, dân tộc.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...