Luận Văn Bảo lãnh trong hợp đồng tín dụng ngân hàng

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Bảo lãnh trong hợp đồng tín dụng ngân hàng

    Lời mở đầu 1


    CHƯƠNG 1


    KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG VÀ BIỆN PHÁP BẢO LÃNH TRONG HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG


    1.1 Sơ lược về họp đồng tín dụng ngân hàng .4


    1.1.1 Khái niệm 4


    1.1.2 Chủ thể của hợp đồng tín dụng ngân hàng 5


    1.1.2.1 Bên cho vay .5


    1.1.2.2 Khách hàng vay .8


    1.1.3 Nội dung chủ yếu của hợp đồng tín dụng ngân hàng .12


    1.2 Giói thiệu chung về biện pháp bảo lãnh .15


    1.2.1 Khái quát chung về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự 15


    1.2.1.1 Khái niệm .15


    1.2.1.2 Đặc điểm 16


    1.2.1.3 Phân loại 18


    1.2.2 Sự phát triển của chế định bảo lãnh .18


    1.2.3 Khái niệm bảo lãnh .21


    1.2.4 Phân loại các loại hình bảo lãnh 24


    1.2.5 Mối quan hệ giữa hợp đồng tín dụng ngân hàng và biện pháp bảo lãnh .24


    CHƯƠNG 2


    QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÈ BẢO LÃNH TRONG HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG


    NGÂN HÀNG


    2.1 Bảo lãnh bằng tài sản trong Họp đồng tín dụng ngân hàng 25

    2.1.1 Điều kiện đối với tài sản bảo lãnh trong hợp đồng tín dụng ngân hàng 25


    2.1.2 Quy định pháp luật về giá trị tài sản của tài sản bảo lãnh trong hợp đồng tín dụng ngân hàng 27


    2.1.3 Hợp đồng bảo lãnh tiền vay bằng tài sản .28


    2.1.3.1 Chủ thể của hợp đồng bảo lãnh .28


    2.1.3.2 Hình thức và nội dung của Hợp đồng bảo lãnh .33


    2.1.3.3 Hiệu lực của hợp đồng bảo lãnh .34


    2.1.3.4 Mối quan hệ giữa hợp đồng bảo lãnh và Hợp đồng tín dụng 34


    2.1.4 Quy định pháp luật về đăng ký giao dịch bảo lãnh trong hợp đồng tín dụng ngân hàng 36


    2.1.4.1 Trình tự, thủ tục đãng ký giao dịch bảo lãnh .37


    2.1.4.2 Cung cấp thông tin về giao dịch bảo lãnh .41


    2.1.4.3 Đăng ký thay đổi nội dung, gia hạn, sửa chữa sai sót và xóa đăng ký giao dịch bảo lãnh 42


    2.1.4.4 Thời hạn có hiệu lực của đăng ký giao dịch bảo lãnh 43


    2.1.5 Xử lý tài sản dùng để bảo lãnh trong Hợp đồng tín dụng ngân hàng 44


    2.1.5.1 Quy định của pháp luật về xử lý tài sản bảo lãnh trong Họp đồng tín


    dụng ngân hàng 45


    2.1.5.2 Xử lý tài sản bảo lãnh trong trường hợp bên bảo lãnh bị phá sản 49


    2.1.5.3 Thẩm định giá tài sản bảo lãnh khi xử lý 50


    2.1.5.4 Thanh toán thu nợ từ việc xử lý tài sản dùng để bảo lãnh 51


    2.2 Quy định pháp luật về bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức chính trị - xã hội .52


    2.2.1 Quy định chung của pháp luật về vấn đề cho vay bằng tín chấp 52


    2.2.2 Chủ thể trong quan hệ bảo lãnh bằng tín chấp .53


    2.2.2.1 Tổ chức chính trị - xã hội là bên bảo lãnh .53

    2.2.22 Bên được bảo lãnh 55


    2.2.23 Bên nhận bảo lãnh 56


    2.2.3 Hình thức và nội dung của hợp đồng bảo lãnh bằng tín chấp .57


    CHƯƠNG 3


    THỰC TIỄN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT BẢO LÃNH TRONG HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG


    3.1 Vướng mắc về xác định giá trị tài sản dùng để bảo lãnh tiền vay .59


    3.2 Thực tiễn và vướng mắc trong quá trình thực thỉ pháp luật về đăng ký giao dịch bảo lãnh tiền vay 61


    3.3 Vướng mắc trong việc xử lý tài sản cầm cổ để bảo lãnh tiền vay trong trường hợp tài sản đó có đăng ký quyền sở hữu và xử lý theo các phương thức do các bên thỏa thuận .64


    3.4 Vướng mắc trong vấn đề xử lý tài sản bảo lãnh tiền vay khỉ bán đấu giá không thành .67


    3.5 Khó khăn trong vấn đề xác định bên bảo lãnh là hộ gia đình và định đoạt tài sản của hộ gia đình 68


    3.6 Vướng mắc trong vấn đề dùng tài sản là bất động sản hình thành trong tương lai để bảo lãnh tiền vay .71


    Phần kết luận .75

    LỜI MỞ ĐẦU


    1. Lý do chọn đề tài


    Trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tín dụng ngân hàng là hình thức tín dụng chủ yếu và đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế ở Việt Nam. Tín dụng ngân hàng là hoạt động thu vốn tạm thời nhàn rỗi và cho các chủ thể kinh tế có nhu cầu vay lại nguồn vốn đã huy động này. Hoạt động tín dụng của ngân hàng góp phần phát triển kinh tế đất nước, tạo ra những động lực mới cho cải cách kinh tế, dẫn đến sự hình thành và phát triển đa dạng nhiều loại ngành nghề, hình thức kinh doanh. Đặc biệt trong những năm gần đây theo chủ trương của Chính phủ, ngân hàng đã mạnh dạn cho vay các thành phần kinh tế mới như Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Doanh nghiệp tư nhân . tạo điều kiện cho họ phát triển, giải quyết thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, để bảo toàn nguồn vốn, tránh tình trạng mất khả năng thanh toán đòi hỏi các ngân hàng nói riêng và các tổ chức tín dụng nói chung phải có biện pháp nhằm giảm thiểu những rủi ro trong hoạt động cho vay. Trong đó, bảo lãnh tiền vay được xem là một trong những biện pháp hiệu quả và phổ biến nhất. Chính vì những lý do đã nêu, người viết chọn đề tài “Bảo lãnh trong hợp đồng tín dụng ngân hàng” để tìm hiểu về những quy định của pháp luật trong giai đoạn hiện nay.


    2. Tình hình nghiên cứu


    Cho đến thời điểm hiện nay, trong hệ thống pháp luật Việt Nam có rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật thuộc nhiều ngành luật khác nhau quy định về bảo lãnh tiền vay, nói chung những quy phạm pháp luật điều chỉnh về vấn đề “bảo lãnh trong hợp đồng tín dụng ngân hàng” vẫn còn khá tản mạn và rời rạc, đôi khi còn có sự thiếu thống nhất làm cho quá trình áp dụng pháp luật còn nhiều khó khăn, bất cập. về đề tài mà người viết đang nghiên cứu không phải là một đề tài mới, tuy nhiên những nghiên cứu trước chủ yếu là những nghiên cứu chung chung về tất cả các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, trong đề tài của mình người viết chỉ tập trung vào biện pháp bảo lãnh tiền vay trong hoạt động tín dụng ngân hàng.


    3. Mục đích, đối tượng nghiên cứu

    Đề tài “Bảo lãnh trong hợp đồng tín dụng ngân hàng” với đối tượng nghiên cứu là các điều kiện, trình tự, thủ tục để tiến tới giao kết hợp đồng bảo lãnh trong hoạt động tín dụng ngân hàng và trình tự, thủ tục để thanh lý hợp đồng bảo lãnh. Người viết nghiên cứu với mục đích góp phần làm hoàn thiện hơn pháp luật về bảo lãnh tiền vay trong hoạt động tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho các bên có liên quan khi tham gia vào quan hệ bảo lãnh trong hợp đồng tín dụng ngân hàng đồng thời góp phần bảo đảm thu hồi vốn cho các tổ chức tín dụng.


    4. Phạm vi nghiên cứu


    Trong đề tài đã chọn, người viết tập trung nghiên cứu biện pháp bảo lãnh tiền vay trong lĩnh vực ngân hàng Việt Nam, trong quá trình nghiên cứu người viết có dựa vào những quy định chung đối với biện pháp bảo lãnh trong các giao dịch dân sự như: Luật Đất đai 2003, Luật Nhà ở 2005, Bộ luật hàng hải 2005, Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006, Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 về Giao dịch bảo đảm, Nghị định 83/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2010 về Đăng ký giao dịch bảo đảm, Luật thi hành án dân sự 2008, Luật phá sản 2004 . Đồng thời có dựa vào những quy định riêng đối với hoạt động tín dụng quy định trong Luật các tổ chức tín dụng 1997 được sửa đổi bổ sung năm 2004. Tuy nhiên, do người viết nghiên cứu trong thời gian giao thời giữa hai luật (Luật các Tổ chức tín dụng 1997 được sửa đổi, bổ sung 2004 đang có hiệu lực và sẽ được thay thế bởi Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010, có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2011) nên người viết có so sánh, đối chiểu những điểm mới trong Luật các Tổ chức tín dụng 2010 đối với những vấn đề có liên quan.


    5. Phương pháp nghiên cứu


    Nhằm tìm hiểu và hoàn thiện đề tài một cách tốt nhất người viết đã sử dụng một vài phương pháp để làm công tác phục vụ cho hoạt động nghiên cứu của bản thân:


    - Phương pháp phân tích luật viết dùng để tìm hiểu những quy định của pháp luật hiện hành về bảo lãnh trong hợp đồng tín dụng ngân hàng.


    - Phương pháp chứng minh, so sánh, đối chiếu, vận dụng các quy định của pháp luật hiện hành để làm rõ hơn những quy định về vấn đề nghiên cứu.


    - Phương pháp tổng hợp, thống kê, sử dụng các trang web tìm kiếm đồng thời vận dụng các tài liệu của các nhà nghiên cứu, các tạp chí chuyên ngành về vấn đề nghiên cứu và những vấn đề có liên quan nhằm bổ sung kiến thức về mặt lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật để tìm ra những vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật ở vấn đề nghiên cứu.

    6. Kết quả nghiên cứu


    Thông qua quá trình nghiên cứu từ những khái niệm chung cho đến những nội dung cụ thể về vấn đề đã chọn, đồng thời có xem xét đến thực tiễn áp dụng pháp luật, người viết dự kiến kết quả có thể đạt được là tìm ra và giải quyết những vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật góp phần hoàn thiện pháp luật về bảo lãnh trong hợp đồng tín dụng ngân hàng, tạo hành lang pháp lý an toàn, thông thoáng cho các bên liên quan khi tham gia vào quan hệ pháp luật về bảo lãnh tiền vay trong hoạt động tín dụng.


    7. Bố cục đề tài


    Đề tài nghiên cứu về “ Bảo lãnh trong hợp đồng tín dụng ngân hàng” bao gồm Lời mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Phần nội dung của đề tài được chia làm ba chương như sau:


    - Chương một: Khái quát chung về hợp đồng tín dụng và biện pháp bảo lãnh trong hợp đồng tín dụng ngân hàng.


    - Chương hai: Quy định pháp luật về bảo lãnh trong hợp đồng tín dụng ngân hàng.


    - Chương ba: Thực tiễn và phương hướng hoàn thiện pháp luật bảo lãnh trong hợp đồng tín dụng ngân hàng.










     

    Các file đính kèm:

    • 80-.pdf
      Kích thước:
      32.5 MB
      Xem:
      10
Đang tải...