Luận Văn Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo các công ước quốc tế và hiệp định TRIPs

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo các công ước quốc tế và hiệp định TRIPs
    Giới thiệu chung

    I. BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ THEO CÁC CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ

    Hệ thống pháp luật quốc tế về quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) được hình thành từ cuối thế kỷ 19 với sự ra đời của hai điều ước nền tảng là Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp (năm 1883) và Công ước Bern về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật (năm 1886). Tiếp đó, hàng loạt các công ước quốc tế về các vấn đề khác liên quan đến quyền SHTT đã được ký kết như: Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế đối với nhãn hiệu (năm 1891), Công ước Rome về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và các tổ chức phát sóng (năm 1961), Công ước về bảo hộ giống cây trồng mới (năm 1961), Hiệp định hợp tác về bằng phát minh sáng chế (năm 1970), Công ước Brussels về việc phân phối tín hiệu mang chương trình truyền qua vệ tinh (năm 1974), Sự ra đời của các điều ước quốc tế nói trên ngày càng khẳng định vai trò của quyền SHTT đối với các hoạt động đầu tư, sản xuất và thương mại ở từng quốc gia cũng như trong quan hệ kinh tế quốc tế, đóng góp đáng kể vào việc đặt nền tảng và sự phát triển của hệ thống bảo hộ quyền SHTT trên phạm vi toàn cầu. Song, do đặc thù của các công ước là tính cưỡng chế yếu nên trên thực tế, các công ước đã được phê chuẩn vẫn không thể thực hiện có hiệu quả mục tiêu bảo hộ quyền SHTT. Nguyên do là: thứ nhất, các công ước quốc tế phần lớn chỉ đề cập tới trình tự bảo hộ quyền SHTT quốc tế, còn yêu cầu pháp lý đối với các quốc gia lại hạn chến nên đã không đưa ra được một tiêu chuẩn quốc tế về bảo hộ quyền SHTT cụ thể; thứ hai, các công ước quốc tế phần lớn chỉ chế định quyền SHTT đối với một loại hình tài sản trí tuệ nhất định mà không có những quy định toàn diện phạm vi hiệu lực về quyền SHTT; và thứ ba, phần lớn các công ước quốc tế về quyền SHTT không hề đề cập đến các biện pháp giải quyết tranh chấp về quyền SHTT. Những hạn chế này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả thực thi quyền SHTT và là một trong những tiền đề dẫn tới sự hình thành Hiệp định về Các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền SHTT (TRIPs) trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

    II. BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ THEO HIỆP ĐỊNH TRIPS

    1. Bối cảnh ra đời Hiệp định TRIPs
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...