Luận Văn Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế tại Việt Nam – những lợi ích và bất cập

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu
    Tính cấp thiết của đề tài:
    Bằng bàn tay khéo léo và trí tuệ sáng tạo của mình với sự khao khát tri thức, con người đã không ngừng mày mò, nghiên cứu tạo ra các công cụ, vật dụng, giải pháp. Và bằng các sáng chế đó của mình, con người đã cải thiện và thay đổi cuộc sống của mình, thoát khỏi thời ăn lông ở lỗ tiến lên thành con người hiện đại với những công nghệ kĩ thuật cao, mang hàm lượng tri thức lớn. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, sự lớn mạnh của các quốc gia, các sáng chế trở thành một ưu thế, một nguồn đem lại lợi nhuận lớn.Từ thực tế này, tất yếu sáng chế phải trở thành một đối tượng của luật sở hữu trí tuệ về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thông qua hình thức cấp bằng độc quyền sáng chế. Điều này có ý nghĩa quan trọng, nó không chỉ khuyến khích, thúc đẩy các nhà khoa học và doanh nghiệp tích cực sáng tạo thông qua việc dành cho họ được độc quyền khái thác sáng chế trong thời hạn nhất định để tìm lợi nhuận và tiếp tục đầu tư phát triển công nghệ mới, mà còn thông qua đó thúc đẩy chủ sở hữu phải nhanh chóng đưa sáng chế vào khai thác thương mại. Từ đó, xã hội sẽ sớm được hưởng những thành quả của hoạt động sáng tạo. Mặt khác, việc bộc lộ công khai thông tin về sáng chế đã được bảo hộ sẽ góp phần định hướng cho việc nghiên cứu, tránh lặp lại những giải pháp kĩ thuật đã tồn tại trước đó, tạo cơ sở cho sự phát triển nhanh hơn.
    Đặc biệt, trong thời đại toàn cầu hóa, khi mà nền kinh tế đang có bước chuyển biến mạnh mẽ sang thời kì hậu công nghiệp, nền kinh tế tri thức đang dần được hình thành thì vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và bảo hộ sáng chế nói riêng ngày càng quan trọng. Có thể nói số đơn đăng kí bảo hộ sáng chế và sô bằng sáng chế được cấp đã trở thành một tiêu chí để đánh giá trình độ phát triển khoa học công nghệ cũng như cạnh tranh của nền kinh tế một quốc gia. Do đó, việc đẩy mạnh hoạt động bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế đã trở thành một nhu càu thiết yếu để có thể hòa nhập sự phát triển quốc gia với sự phát triển chung của thế giới.
    Đất nước ta đang trên con đường hội nhập và phát triển. Chính vì vậy, để có thể bắt kịp sự phát triển của các nước trong khu vực cũng như trên toàn thế giới, Đảng và nhà nước ta luôn xác định phát triển khoa học công nghệ và giáo dục là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu, bên cạnh đó khuyến khích hoạt động sáng tạo thông qua hệ thống bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế. Tuy nhiên, so với các quốc gia phát triển, việc bảo hộ kịp thời quyền sở hữu trí tuệ đối với thành quả của hoạt động nghiên cứu, cùng với việc đăng kí bảo hộ đối với sáng chế được thực thi rất hiệu quả. Còn ở nước ta, trong thời gian qua, hoạt động bảo hộ sáng chế ở Việt Nam đã có những bước phát triển đáng ghi nhận nhưng lại tồn tại rất nhiều bất cập trong hệ thống bảo hộ sáng chế, cũng như lượng đơn đăng kí bảo hộ rất ít khi theo các báo cáo hàng năm của cơ quan quản lí khoa học – công nghệ thành tích của chúng ta là rất tốt, thậm chí đứng đầu Đông Nam Á; các học sinh, sinh viên Việt Nam cũng như rất nhiều người công dân Việt Nam khác đã có sáng chế được đem di dự hội chợ công nghệ quốc tế.
    Vậy đâu là nguyên nhân của thực trạng này? Hướng khắc phục là gì? Từ đó, chúng em quyết đinh chọn đề tài “Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế tại Việt Nam – những lợi ích và bất cập” để có cái nhìn tổng quan về việc bảo hộ sở hữu công nghiệp đối sáng chế, từ đó đưa ra các giải pháp để hạn chế những bất cập và đẩy mạnh phát huy hiệu quả công tác bảo hộ ở nước ta, góp một phần nhỏ vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại háo đất nước.
    Mục đích nghiên cứu:
    Cơ bản làm sáng tỏ về mặt lí luận vấn đề bảo hộ sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, đánh giá thực tiễn tại Việt Nam, nghiên cứu và phân tích những lợi ích và bất cập trong quá trình vảo hộ quyền sở hữu đối với sáng chế tại Việt Nam, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy các lợi ích và hạn chế bất cập đối với việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế tại Việt Nam.
    Đối tượng, phạm vi và hướng nghiên cứu:
    Đối tượng nghiên cứu: sáng chế, quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, tình hình bảo hộ sáng chế tại Việt Nam.
    Phạm vi nghiên cứu:
    - Về mặt không gian: nghiên cứu bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế - những lợi ích và bất cập trên lãnh thổ Việt Nam.
    - Về mặt thời gian: nghiên cứu “bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế - những lợi ích và bất cập” tại Việt Nam từ 1981 đến nay.
    Hướng nghiên cứu:
    - Nghiên cứu sáng chế với tư cách là một đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp.
    - Nghiên cứu hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật và các điều ước quốc tế về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế.
    - Nghiên cứu thực trạng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay: hoạt động đăng ký, xác lập quyền, xâm phạm quyền và hoạt động thực thi bảo hộ.
    - Nghiên cứu những lợi ích và bất cập của việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế tại Việt Nam, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm phát huy lợi ích và hạn chế những bất cập của việc bảo hộ.
    Phương pháp nghiên cứu:
    - Phương pháp thống kê.
    - Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh.
    - Phương pháp kết hợp logic và lịch sử.
    - Phương pháp tổng kết thực tiễn.
    Bố cục bài nghiên cứu khoa học:
    Nội dung bài gồm ba chương:
    Chương I: Những vấn đề cơ bản về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế
    Chương II: Thực trạng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế tại Việt Nam- Lợi ích và bất cập.
    Chương III: Biện pháp phát huy lợi ích và hạn chế bất cập của bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế tại Việt Nam.
    Do hiểu biết có thể còn nhiều hạn chế nên bài viết khó tránh khỏi những thiếu sót nhất định, chúng em mong được nhận sự góp ý của thầy cô và các chuyên viên cục sở hữu trí tuệ, bạn bè cùng những ai quan tâm đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ nó chung và bảo hộ sáng chế nói riêng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...