Tiểu Luận Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tiểu luận
    Đề tài: Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
    Định dạng file word


    LỜI NÓI ĐẦU
    Kiểu dáng công nghiệp (KDCN) ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong cuộc tranh đua giữa các nhà sản xuất để chiếm lấy thị trường. Sức lôi cuốn ban đầu đối với người tiêu dùng chính là hình dáng bên ngoài và tính cạnh tranh của các kiểu dáng liên quan tới sản phẩm nhờ các đặc điểm thẩm mỹ trực quan rõ rệt, sự tiện dụng, tính năng ưu việt do áp dụng công nghệ. Điều này đặc biệt đúng đối với hàng hoá tiêu dùng khi mua hàng. Do đó, muốn hàng hoá cùng chức năng bán chạy các công ty phải tạo ra kiểu dáng đặc thù cho sản phẩm của mình và phải tiến hành yêu cầu bảo hộ để giữ vững vị thế của mình trên thị trường.
    Một kiểu dáng hấp dẫn thị hiếu người tiêu dùng sẽ làm tăng giá trị thương mại của sản phẩm và có thể coi là một loại tài sản quan trọng của nhà sản xuất. Do vậy, kiểu dáng đó phải được bảo hộ để chống lại việc các đối thủ cạnh tranh sao chép nó và hưởng lợi bất hợp pháp trên thành quả sáng tạo và đầu tư của nhà sản xuất. Khi KDCN được bảo hộ thì chủ sở hữu kiểu dáng có độc quyền sử dụng KDCN. Mọi hành vi sử dụng KDCN được bảo hộ mà không xin phép chủ sở hữu đều bị coi là xâm phạm quyền đối với KDCN.

    CHƯƠNG 1
    LÝ THUYẾT
    1.1 Khái niệm
    Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.
    Ví dụ: Vỏ tivi hoặc kiểu dáng bộ ấm chén.
    Điểm mấu chốt là kiểu dáng công nghiệp phải có tính mới và khả năng áp dụng công nghiệp để sản xuất ra các sản phẩm, tái tạo bằng phương pháp công nghiệp hay thủ công nghiệp.
    1.2 Điều kiện bảo hộ
    Kiểu dáng công nghiệp chỉ được bảo hộ nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
    1.2.1 Có tính mới
    Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính mới nếu kiểu dáng công nghiệp đó khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên.
    Hai kiểu dáng công nghiệp không được coi là khác biệt đáng kể với nhau nếu chỉ khác biệt về những đặc điểm tạo dáng không dễ dàng nhận biết, ghi nhớ và không thể dùng để phân biệt tổng thể hai kiểu dáng công nghiệp đó.
    Kiểu dáng công nghiệp được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về kiểu dáng công nghiệp đó.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...