Luận Văn Bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
    Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, uy tín thương mại của doanh nghiệp được tạo dựng thể hiện qua các dấu hiệu gắn liền với hàng hóa của họ như nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý. Chỉ dẫn địa lý mang thông điệp về nguồn gốc, danh tiếng, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, do đó, trở thành một tài sản có giá trị thương mại. Bảo hộ chỉ dẫn địa lý đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và thịnh vượng của nhiều doanh nghiệp, khu vực, quốc gia trên thế giới.
    Mặc dù việc sử dụng các dấu hiệu chỉ dẫn nguồn gốc địa lý xuất hiện từ rất sớm trên thế giới nhưng vấn đề bảo hộ chỉ dẫn địa lý mới chỉ thực sự thu hút được sự quan tâm của các quốc gia trong thời gian gần đây, đặc biệt với sự ra đời của Hiệp định TRIPs năm 1994. Sự ra đời của Hiệp định TRIPs đã đánh dấu một bước phát triển mới cho việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở mức độ quốc gia và quốc tế, khi mà các quốc gia thành viên WTO đều phải có những sửa đổi, hoàn thiện hệ thống pháp luật của mình để phù hợp và tương thích với những yêu cầu về bảo hộ chỉ dẫn địa lý trong Hiệp định này.
    Việt Nam là một quốc gia giàu tiềm năng để xây dựng và phát triển chỉ dẫn địa lý cho những sản phẩm thế mạnh quốc gia như: các sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới, thuỷ sản, thủ công truyền thống. Danh tiếng của những sản phẩm này đã được biết đến và thừa nhận rộng rãi ở Việt Nam và đang dần chiếm lĩnh thị trường quốc tế khi Việt Nam hội nhập và phát triển. Mặc dù có những điều kiện để phát triển chỉ dẫn địa lý, bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở Việt nam hiện nay vẫn chỉ dừng lại ở tiềm năng mà chưa chuyển hóa thành nguồn lực cho sự phát triển của Việt Nam.
    Vấn đề bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam hầu như mới bắt đầu được quan tâm kể từ khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế. Cho đến thời điểm hiện nay, khuôn khổ pháp lý về bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam đã có nhưng vẫn cần có những bổ sung, thay đổi, hoàn thiện để đáp ứng được đòi hỏi trong việc phát triển bảo hộ chỉ dẫn địa lý.
    Sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới WTO tạo ra nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế, đồng thời cũng làm phát sinh không ít những thách thức, trong đó phải kể đến vấn đề thực thi các quy định của WTO về chỉ dẫn địa lý. Nâng cao hiệu quả bảo hộ chỉ dẫn địa lý là một trong những nội dung của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và nhà nước ta trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Điều này không chỉ xuất phát từ nhu cầu nội tại của Việt Nam trong việc bảo hộ các chỉ dẫn địa lý - đối tượng tiềm năng cho phát triển tài sản trí tuệ mà còn là một yêu cầu khách quan của xu thế hội nhập và phát triển.
    Việc nghiên cứu một cách hệ thống về vấn đề bảo hộ chỉ dẫn địa lý dưới góc độ lý luận và thực tiễn, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo hộ chỉ dẫn địa lý là một yêu cầu khách quan và cấp thiết. Vì vậy, chúng tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...