Tài liệu Bảo hiểm y tế tự nguyện - thách thức ở phía trước

Thảo luận trong 'Bảo Hiểm - Bất Động Sản' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bảo hiểm y tế tự nguyện - thách thức ở phía trước

    Hoàng Kiến Thiết
    Ban Bảo hiểm x hội tự nguyện
    Bảo hiểm x hội Việt Nam

    Chính sách bảo hiểm y tế (BHYT) triển khai ở Việt Nam đ được hơn 10 năm. Đến nay,
    có trên 13,5 triệu người, chiếm 17% dân số cả nước tham gia BHYT. Các loại hình BHYT
    đang áp dụng là bắt buộc, tự nguyện và ưu đi của Nhà nước. Như vậy, vẫn còn một bộ
    phận lớn dân cư, chủ yếu là ở nông thôn và người lao động tự do ở thành phố chưa tham
    gia BHYT. Yêu cầu nhanh chóng phát triển và mở rộng BHYT cho các tầng lớp dân cư
    theo nguyên tắc tự nguyện trong giai đoạn hiện tại, được coi là nhiệm vụ quan trọng của
    sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân ở Việt Nam.

    Thực hiện mục tiêu tiến tới BHYT toàn dân, ngày 7/8/2003 liên bộ Tài chính - Y tế đ
    ban hành Thông tư số 77/TTLT-BTC-BYT hướng dẫn thực hiện BHYT tự nguyện. Đây là
    hành lang pháp lý quan trọng để các ngành, các cấp tổ chức thực hiện BHYT, tạo điều
    kiện cho các tầng lớp dân cư được chăm sóc sức khoẻ một cách công bằng và hiệu quả.
    Tuy nhiên, từ kinh nghiệm của các nước đi trước và thực tiễn thí điểm BH T tự nguyện
    nhiều năm qua ở nước ta cho thấy, việc triển khai BHYT tự nguyện là một vấn đề vô cùng
    khó khăn, cần phải tiếp tục được nghiên cứu, trải nghiệm trong thực tiễn, cần xây dựng
    các mô hình điểm khác nhau phù hợp với điều kiện kinh tế - x hội, trình độ dân trí và
    thói quen của các bộ phận dân cư trong x hội.


    Thấy gì qua mô hình thí điểm BHYT tự nguyện
    tại Sóc Sơn- Hà Nội ?


    1. Bối cảnh và sự lựa chọn:

    BHYT tự nguyện tại Sóc Sơn được đánh giá là mô hình thí điểm có quy mô lớn, sự chuẩn
    bị tốt và người dân tham gia được hỗ trợ một phần tiền đóng BHYT từ ngân sách của
    thành phố Hà Nội.

    Những người tổ chức thí điểm chọn huyện Sóc Sơn để triển khai với mong muốn xây
    dựng mô hình “BHYT toàn dân” ở cấp huyện, bởi khi đó 40% số dân của huyện đ có thẻ
    BHYT (diện bắt buộc, toàn bộ người nghèo, tự nguyện học sinh). Mặt khác, Sóc Sơn là
    một huyện ở xa thành phố nhất, người dân chủ yếu sống bằng nghề nông và là huyện
    nghèo nhất so với các quận, huyện khác của thành phố Hà Nội.

    Kế hoạch triển khai thí điểm BHYT tự nguyện được UBND thành phố HN phê duyệt
    tháng 12/2001, công tác vận động, thu tiền tiến hành trong tháng 1 và 2 năm 2002, thẻ
    khám chữa bệnh (KCB) BHYT có giá trị 01 năm và được sử dụng từ 1/3/2002.

    2. Mô tả sản phẩm:



    1
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...