Tiểu Luận bảo hiểm xã hội

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Top of Form


    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BHXH VÀ CHI chi chế độ ốm đau, thai sản tại địa bàn tỉnh hưng yên

    1.1. Các khái niệm.
    1.1.1.Khái
    thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết trên cơ sở đóng góp và sử dụng một quỹ tài niệm BHXH
    Hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về bảo hiểm xã hội, tuy nhiên hiểu theo Luật bảo hiểm xã hội của nước ta thì: “Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo bù đắp một phần hoặc thay thế thu nhập của người lao động khi bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chính tập trung, nhằm đảm bảo ổn định đời sống cho họ và an toàn cho xã hội”.
    1.1.2. Vai trò của BHXH
    -Đối với người lao động (NLĐ).
    BHXH có vai trò rất quan trọng trong việc góp phần đảm bảo cuộc sống ổn định cho người lao động và gia đình họ khi mà họ gặp những rủi ro bất ngờ như: tai nạn lao động ốm đau, thai sản làm giảm hoặc mất sức lao động gây ảnh hưởng đến thu nhập của NLĐ.
    -Đối với người sử dụng lao động
    BHXH góp phần điều hoà, hạn chế các mâu thuẫn giữa giới chủ và giới thợ, tạo ra môi trường làm việc ổn định cho NLĐ, tạo sự ổn định cho NSDLĐ trong công tác quản lý. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả năng suất lao động của doanh nghiệp lên.
    -Đối với Nhà nước
    BHXH là một trong những bộ phận quan trọng giúp cho Ngân sách Nhà nước giảm chi đến mức tối thiểu nhưng vẫn giải quyết được khó khăn về đời sống cho NLĐ và gia đình họ được phát triển an toàn hơn.
    BHXH góp phần giữ vững an ninh, chính trị trong nước ổn định trật tự an toàn cho xã hội: BHXH điều hoà, hạn chế các mâu thuẫn giữa giới chủ và giới thợ đồng thời tạo ra môi trường làm việc thuận lợi, ổn định cho người lao động.
    1.1.3. Các chế độ BHXH
    - Chế độ hưu trí
    - Chế độ tử tuất
    - Chế độ ốm đau
    - Chế độ thai sản.
    - Chế độ TNLĐ và BNN.
    1.2.khái niệm chi BHXH và Vai trò của quản lý chi BHXH
    1.2.1. khái niệm chi BHXH.
    Chi BHXH là quá trình phân phối, sử dụng quỹ BHXH, đáp ứng nhu cầu về BHXH của người lao động và đảm bảo cho các hoạt động của cả hệ thống BHXH diễn ra bình thường, đồng thời góp phần đảm bảo an toàn xã hội. Nội dung của chi BHXH bao gồm những khoản cơ bản như :
    - Chi trả các trợ cấp BHXH dài hạn và ngắn hạn ;
    - Những chi phí khác .
    Dưới giác độ tổng chi, các chi phí cho bộ máy BHXH ; chi phí cho đầu tư phần nhàn rỗi của quỹ BHXH cũng thuộc nghiệp vụ quản lý chi BHXH. Tuy nhiên dưới giác độ cơ cấu, các nghiệp vụ này có thể tách ra là một trong các nghiệp vụ chi của các hoạt động quản lý cho hoạt động bộ máy và quản lý hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ.
    1.2.2. Vai trò của quản lý chi BHXH
    Đối với đối tượng thụ hưởng chính sách BHXH:
    Theo quy định hiện hành, chủ sử dụng lao động và người lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc phải đóng BHXH thì người lao động mới được hưởng trợ cấp của các chế độ BHXH. Tiền đóng BHXH được phân phối vào các quỹ thành phần tương ứng với các chế độ BHXH thuộc quỹ đó. Trong đó, quỹ ốm đau và thai sản là 3%, quỹ TNLĐ và BNN là 1%, quỹ hưu trí và tử tuất là 16%-22%. Sau khi đóng BHXH, người lao động đủ các điều kiện theo quy định sẽ được hưởng tiền trợ cấp của các quỹ đó. Nhưng để người lao động nhận được tiền trợ cấp từ quỹ BHXH, các cơ quan chức năng và người lao động phải thực hiện hàng loạt các hoạt động thuộc nghiệp vụ quản lý chi.
    1.3.2. Đối với hệ thống BHXH:
    Thực hiện tốt công tác quản lý chi sẽ góp phần quan trọng trong việc:
    Thứ nhất, quản lý quỹ BHXH được an toàn, không bị thất thoát, đặc biệt là quỹ tiền mặt.
    Các nguồn tài chính được tập trung vào quỹ BHXH phải được quản lý chặt chẽ, an toàn, không bị thất thoát. Đây vừa là vai trò, nhiệm vụ, vừa là mục tiêu của công tác quản lý chi. Trên thực tế đã xảy ra các hiện tượng tiêu cực ảnh hưởng đến việc an toàn quỹ. Đã có những hồ sơ giả để hưởng lương hưu và các chứng từ giả để hưởng các loại trợ cấp ốm đau, thai sản
    Thứ hai, tiết kiệm chi phí quản lý hành chính, chi phí đầu tư xây dựng cơ bản, góp phần cân đối quỹ HXH.
    Chi phí quản lý hành chính là các khoản chi phí để duy trì hoạt động của bộ máy qản lý thuộc hệ thống BHXH VN, bao gồm: tiền lương của cán bộ công chức toàn ngành BHXH VN, tiền công tác phí, văn phòng phẩm
    Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản của BHXH VN chủ yếu là các chi phí xây dựng trụ sở làm việc của toàn hệ thống BHXH VN từ cấp huyện đến cấp trung ương.
    Tiết kiệm chi phí quản lý hành chính và chi phí đầu tư xây dựng cơ bản là nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ BHXH.
    1.3.3. Đối với hệ thống an sinh xã hội:
    + BHXH là chính sách rất cơ bản trong hệ thống chính sách xã hội nói chung và hệ thống chính sách an sinh xã hội nói riêng. Chính bởi vậy thực hiện tốt công tác chi BHXH là góp phần thực hiện tốt đảm bảo hệ số an toàn cao về đời sống cho người lao động tham gia BHXH trong kinh tế thị trường, trong và sau khi ra khỏi quá trình lao động, trong các trường hợp gặp phải những biến cố xã hội làm mất hoặc suy giảm nghiêm trọng nguồn thu nhập do ốm đau, thai sản, TNLĐ và BNN, MSLĐ, nghỉ hưu và chết.
    + Góp phần thực hiện tốt mục tiêu phát triển của đất nước là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Để thực hiện mục tiêu đó, Đảng và Nhà nước ta đã xác định quan điểm nhất quán và xuyên suốt là phải gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển, giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người. Việc thực hiện tốt công tác quản lý chi BHXH là thực hiện tốt chính sách BHXH - chính sách trực tiếp tham gia vào thực hiện công bằng xã hội
    + Thực hiện tốt công tác quản lý chi BHXH là đảm bảo cho quỹ BHXH được an toàn và phát triển bền vững, điều đó sẽ tạo động lực và là yếu tố góp phần tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững đất nước.
    1.3.4. Đối với xã hội:
    Thứ nhất, thực hiện tốt công tác chi BHXH góp phần trực tiếp vào việc đáp ứng nhu cầu thiết thân nhất của người lao động.
    Trong đời sống xã hội, con người luôn phải đối mặt với những biến cố và những rủi ro xã hội. Để phòng ngừa và khắc phục các biến cố và rủi ro xã hội, con người có nhu cầu đáp ứng về an sinh xã hội. Xã hội càng phát triển, đời sống con người càng phong phú, nhu cầu về an sinh xã hội càng tăng và đa dạng. Các nhu cầu về an sinh xã hội . Đó chính là những nhu cầu xã hội cơ bản, thiết yếu mà nhà nước và cộng đồng phải có trách nhiệm chia sẻ, cung cấp các dịch vụ không vì mục tiêu lợi nhuận, trong hệ thống dịch vụ công trên cơ sở các chính sách an sinh xã hội của nhà nước. Trong đó, BHXH là nhu cầu đời sống thiết thân nhất và quan trọng nhất của người lao động.
    Thứ hai, thực hiện tốt công tác quản lý chi BHXH là góp phần quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ công cho con người, cho người lao động trong một xã hội phát triển.Xã hội càng phát triển đòi hỏi hệ thống an sinh xã hội, trong đó quan trọng nhất là hệ thống BHXH phải phát triển theo để đáp ứng tốt nhu cầu của xã hội, bảo vệ con người chống chọi với các biến cố của xã hội và được đảm bảo an toàn. Chính bởi vậy công tác quản lý chi BHXH tốt sẽ có vai trò rất quan trong trong chức năng đảm bảo an toàn cho người lao động ở mức cơ bản nhất về thu nhập, dịch vụ y tế, xã hội và chức năng duy trì thu nhập để duy trì mức sống hiện tại trong các trường hợp gặp phải các biến cố làm giảm hoặc mất thu nhập (ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động và chết).
    Thứ ba, quản lý chi BHXH tốt còn góp phần vào tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế. Thực hiện tốt công tác quản lý chi BHXH sẽ bảo đảm được sự an toàn của quỹ BHXH, theo đó quỹ BHXH nhàn rỗi sẽ có điều kiện để góp phần đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế – xã hội của đất nước.
    1.3.Nội dung của quản lý chi BHXH.
    Quản lý chi BHXH bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
    1.4.1. Quản lý đối tượng được hưởng các chế độ BHXH
    Đối tượng được hưởng các chế độ BHXH bao gồm:
    - Đối tượng hưởng lương hưu hàng tháng: Đối tượng này lại bao gồm hai loại:
    + Những người về hưu trước 1/1/1995 do NSNN đảm bảo. Hàng năm, NSNN chuyển kinh phí của đối tượng này sang quỹ BHXH, BHXH VN có trách nhiệm chi trả đến tay đối tượng được hưởng.
    + Đối tượng về hưu từ ngày 1/1/1995 trở đi: đối tượng này do quỹ BHXH đảm bảo.
    - Đối tượng hưởng chế độ tử tuất: Đối tượng này có các loại trợ cấp chính: trợ cấp tiền mai táng phí, trợ cấp tiền tuất một lần và trợ cấp tiền tuất hàng tháng cho thân nhân người bị chết theo quy định.
    - Đối tượng hưởng trợ cấp ốm đau và thai sản.
    - Đối tượng hưởng trợ cấp TNLĐ và BNN.
    - Từ năm 2009 trở đi có thêm đối tượng hưởng trợ cấp thất nghiệp.
    1.4.2. Quản lý điều kiện hưởng và mức hưởng BHXH hàng tháng của các đối tượng được hưởng BHXH.
    Điều kiện và mức hưởng các chế độ BHXH được Nhà nước quy định cụ thể trong luật BHXH. Vì vậy, khi tính toán mức hưởng của từng đối tượng, cán bộ BHXH phải căn cứ vào những quy định cụ thể của luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật BHXH để tính toán mức hưởng cụ thể cho từng người.
    Điều kiện hưởng chế độ BHXH sẽ quyết định tới việc bảo toàn giá trị của quỹ BHXH từ đó quyết định tới việc cân đối quỹ. Bởi vì khi điều kiện hưởng chế độ BHXH tương đối rộng cũng có nghĩa là sẽ có nhiều đối tượng, nhiều trường hợp được thụ hưởng các chế độ BHXH. Như vậy số tiền chi từ quỹ BHXH sẽ nhiều. Ngược lại khi điều kiện hưởng BHXH chặt chẽ thì số đối tượng được thụ hưởng từ quỹ BHXH chắc chắn sẽ ít hơn.
    Mức hưởng cao hay thấp cũng ảnh hưởng khá nhiều đến việc cân đối quỹ BHXH. Để đánh giá mức hưởng cao hay thấp cần phải căn cứ vào mức tiền lương tiền công hoặc thu nhập làm căn cứ đóng BHXH.
    1.4.3. Quản lý việc chi trả cho từng loại đối tượng hưởng các chế độ BHXH.
    Hiện nay theo Luật Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam tổ chức chi trả cho 5 chế độ chính thức riêng biệt bao gồm:
    - Chế độ hưu trí
    - Chế độ tử tuất
    - Chế độ ốm đau
    - Chế độ thai sản.
    - Chế độ TNLĐ và BNN.
    BHXH VN phải có trách nhiệm chi trả trợ cấp đến tay tất cả các đối tượng đủ số lượng, đảm bảo thời gian quy định.
    1.4.4. Lập báo cáo quyết toán, báo cáo thống kê tình hình chi trả chế độ BHXH theo quy định của Luật Kế toán và Luật Thống kê.
    Thực hiện tốt việc lập các báo cáo quyết toán, báo cáo thống kê tình hình chi trả trợ cấp BHXH, đặc biệt là các chỉ tiêu thống kê . sẽ giúp cho công tác quản lý chi trả BHXH được tốt hơn

    CHƯƠNG 2:
    THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHI TRẢ CÁC CHẾ ĐỘỐM ĐAU, THAI SẢN TẠI BHXH TỈNH HƯNG YÊN.
    2.1Và nét về tỉnh hưng yên và bhxh tỉnh.
    2.1.1Khái quát về tỉnh HY.
    - Hưng Yên là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng Việt Nam. Tỉnh Hưng Yên nằm trong vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Đây là cửa ngõ phía Đông của Hà Nội. Hưng Yên cũng nằm trong địa bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc nên có những thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hưng Yên nằm cách thủ đô Hà Nội 64 km về phía đông nam, cách thành phố Hải Dương 50 km về phía tây nam. Phía bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía đông giáp tỉnh Hải Dương, phía tây giáp tỉnh Hà Tây, phía tây bắc giáp thủ đô Hà Nội, phía nam giáp tỉnh Thái Bình và phía tây nam giáp tỉnh Hà Nam. Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh là: 923 km2, mật độ dân số trung bình là 1.227 người/km2.
    - Tỉnh Hưng Yên được phân thành 10 đơn vị hành chính cấp 2, bao gồm:
    ã 1 thành phố: Hưng Yên.
    ã 9 huyện: Ân Thi, Kim Động, Khoái Châu, Mỹ Hào, Phù Cừ, Tiên Lữ, Văn Giang, Văn Lâm, Yên Mỹ
    2.1.2 Khái quát chung về BHXH tỉnh Hưng Yên.
    Bảo hiểm xã hội tỉnh Hưng Yên được thành lập ngày 16/9/1997, sau 9 tháng tái lập tỉnh Hưng Yên, trên cơ sở chia tách từ BHXH tỉnh Hải Hưng. Những năm đầu thành lập, cũng như các Sở, ngành, đoàn thể khác của tỉnh, BHXH Hưng Yên đứng trước nhiều khó khăn cả về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ. Toàn ngành chỉ có 39 cán bộ, bộ máy gồm 4 phòng chức năng BHXH tỉnh và 07 BHXH các huyện thị; Trụ sở và phương tiện làm việc thiếu thốn. Qua 12 năm củng cố và phát triển, phấn đấu vượt qua khó khăn vươn lên, đến nay, BHXH Hưng Yên đã cơ bản hoàn thiện về cơ cấu tổ chức gồm 09 phòng chức năng và 10 BHXH huyện thị, thành phố.
    Toàn ngành có trên 200 cán bộ, công chức, trong đó có trên 130 Đảng viên chiếm 66%, 146 cán bộ có trình độ Cao đẳng, Đại học, đặc biệt trong đó có 07 Thạc sĩ Kinh tế và 2 Bác sĩ Chuyên khoa 1 và đa số các đồng chí cán bộ đã được đào tạo bồi dưỡng về lý luận chính trị và quản lý Nhà nước.Cơ sở vật chất khang trang, phương tiện, điều kiện làm việc đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
    Năm 2009, Bảo hiểm xã hội tỉnh Hưng Yên vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Suốt hơn 10 năm qua, Bảo hiểm xã hội tỉnh Hưng Yên không ngừng lớn mạnh, liên tục các năm hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ được giao, góp phần ổn định đời sống người lao động và đối tượng đang thụ hưởng chế độ BHXH, BHYT, bảo đảm an sinh xã hội và sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
    Sơ đồ quy trình quản lý chi(bài tl chi)
    1. Tổ chức chi trả. hai chế độ ốm đau và thai sản.
    Hàng tháng các đơn vị lập báo cáo chi hai chế độ theo mẫu C04 và tổng hợp các giấy tờ khác: giấy khai sinh, giấy ra viện, giấy nghỉ hưởng chế độ BHXH do cơ sở y tế cấp (giấy này phải đăng ký chữ ký và mẫu dấu với BHXH tỉnh) để gửi cho cơ quan BHXH chậm nhất là ngày 10 của tháng sau. Trên cơ sở các chứng từ này, cán bộ thu BHXH của đơn vị sẽ tiến hành kiểm tra tiền lương đóng BHXH của tháng trước khi người lao động nghỉ ốm hoặc sinh đẻ. Sau đó cán bộ thu sẽ đối chiếu số ngày nghỉ hưởng BHXH với bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, bảng tổng hợp ngày nghỉ. Cuối cùng, cán bộ thu sẽ lập bảng thanh toán nội bộ và chuyển chứng từ chi sang bộ phận kế toán để thanh toán cho đơn vị. Trong trường hợp nếu đơn vị chưa nộp đủ tiền BHXH thì vẫn phải thanh toán cho hai chế độ này để cơ quan BHXH xét duyệt và tổng hợp quyết toán. Khi đơn vị nộp đủ tiền, cơ quan BHXH sẽ làm thủ tục chuyển tiền cho đơn vị. Thông thường, việc thanh toán này sẽ được thực hiện thông qua hệ thống tài khoản, tức là cơ quan BHXH tỉnh sẽ viết giấy uỷ nhiệm chi để chuyển tiền từ tài khoản của cơ quan BHXH sang tài khoản của đơn vị. Trong trường hợp đơn vị không có tài khoản ở hệ thống ngân hàng, kho bạc thì cơ quan BHXH tỉnh sẽ thực thanh toán bằng tiền mặt cho đơn vị khi có đủ giấy tờ sau:
    - Giấy giới thiệu của đơn vị cử người đi lĩnh tiền.
    - Chứng minh thư nhân dân của người đi lĩnh tiền.
    2. Kết quả công tác chi
    2.1 Tình hình chi BHXH qua các năm từ nguồn NSNN và quỹ BHXH
    Chi BHXH là quá trình phân phối, sử dụng quỹ BHXH, đáp ứng nhu cầu về BHXH của người lao động và đảm bảo cho cả hệ thống BHXH diễn ra bình thường, đồng thời góp phần đảm bảo an toàn xã hội. Chi BHXH được thực hiện chủ yếu qua hai nguồn một là từ NSNN hai là quỹ BHXH dưới đây là tình hình chi BHXH trong giai đoạn2006-2010.
    Bảng 4: Số liệu chi BHXH thường xuyên.

    Năm Tổng số Nguồn NSNN Nguồn quỹ BHXH
    Số người Số tiền Số người Số tiền Số người Số tiền
    2006 32.178 193.871 28.730 159.573 3.448 34.298
    2007 32.964 212.769 28.363 165.915 4.601 46.854
    2008 33.694 264.166 28.095 196.930 5.599 67.236
    2009 34.741 362.203 27.802 255.331 6.939 106.872
    2010 34.842 479.596 27.711 326.213 1.684 153.383
    Cộng 200.11
    1.650.439
    169.771
    1.217.883
    24.892
    432.556
    ( Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tài chính BHXH tỉnhhưng Yên)
    Trong giai đoạn 2006- 2010 tổng số tiền chi trả cho các đối tượng là 1.650.439 nghìn đồng.
    Như vậy trong năm năm qua tổng số người được nhận trợ cấp luôn tăng lên. Nhìn vào bảng số liệu ta nhận thấy số tiền chi trả cho đối tượng hưởng lương từ NSNN có su hướng giảm và số tiền chi trả cho đối tượng hưởng lương từ quỹ BHXH có xu hướng tăng qua các năm. Nếu tính tỷ lệ số tiền trợ cấp từ quỹ BHXH trên số tiền trợ cấp do NSNN đảm bảo qua các năm 2006-2010 ta có tỷ lệ như sau: 0,2; 0,28; 0,34; 0,4; 0,47.Qua đó chúng ta thực sự thấy được số tiền trợ cấp do quỹ BHXH đảm bảo tăng qua các năm, điều này hoàn toàn phù hợp với xu hướng chung của cả nước và phù hợp với tư tưởng chỉ đạo chung của Đảng và Chính Phủ tiến tới số tiền trợ cấp từ NSNN giảm dần và tiến tới bằng không.
    Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy số tiền chi trả cho các đối tượng có xu hướng tăng nhanh hơn số người chi trả, đó phải chăng là do sự điều chỉnh mức lương tối thiểu tăng lên.
    2.2 Thực trạng công tác chi trả BHXH ngắn hạn.(ốm đau, thai sản)
    2.2.1 Chế độ trợ cấp ốm đau.
    Đối tượng hưởng trợ cấp ốm đau là những lao động tham gia đóng BHXH tại các đơn vị, cơ sở hiện đang công tác bị ốm đau. Việc chi trả các chế độ trợ cấp ốm đau tại BHXH tỉnh Hà Nam là chi trả tập trung các đơn vị, cơ sở có người lao động bị ốm đau. Việc ghi chép chứng từ thanh quyết toán phải tuân theo quy định được cán bộ BHXH hướng dẫn.
    BHXH Hà Nam thực hiện đối chiếu chứng từ nghỉ ốm, làm thủ tục thanh quyết toán trên nguyên tắc đóng BHXH đến tháng nào thì thanh toán đến tháng đó. Đồng thời cơ quan cũng theo dõi chặt chẽ tiến độ thanh toán của chế độ này tại các đơn vị, cơ sở trên toàn tỉnh. Đến nay, công tác chi trả đã đi vào nề nếp và thu được kết quả như sau:
    Bảng 5: Tình hình chi trả chế độ trợ cấp ốm đau.
    Năm Tổng số tiền ( đồng )
    2006 835.735.121
    2007 905.401.650
    2008 863.468.688
    2009 1.117.185.241
    2010 893.538.043
    Tổng 4.415.930.626

    (Nguồn: Phòng Kế Hoạch – Tài Chính BHXH tỉnhhưng yên)
    Trong 5 năm từ năm 2006- 2010 toàn tỉnh đã chi trả trợ cấp ốm đau với tổng số tiền 4.415.930.626 đồng. Đặc biệt năm 2006 số chi trả trợ cấp lên đến 1.117.185.241 đồng cao nhất so với các năm khác đó là do số tiền trợ cấp bình quân một người của năm 2009 là cao nhất số tiền chi trả cho chế độ trợ cấp ốm đau biến động bất thường có năm tăng có năm giảm và đến năm 2010 số chi trả chỉ còn là 893.538.043 đồng giảm một cách đáng kể. Như vậy xu hướng biến động của số tiền chi trả cho chế độ này rất lớn, chính vì vậy rất khó cho việc xây dựng, dự báo số tiền chi trả trong năm tiếp theo cũng như giai đoạn sau.
    2.2.2 Chế độ trợ cấp thai sản.
    Phụ nữ không những tham gia lao động sản xuất mà còn đảm bảo đời sống tinh thần cho toàn xã hội. Đảm bảo tái tạo sức lao động nhanh chóng cho phụ nữ khi sinh con mà chế độ trợ cấp thai sản phải được thực hiện một cách nghiêm túc.
    Với đặc biệt địa bàn là tỉnh tập trung nhiều doanh nghiệp có số lượng nữ lao động lớn chính vì vậy mà công tác chi trả chế độ trợ cấp thai sản càng quan trọng. Phương thức quản lý, chi trả chế độ trợ cấp thai sản cũng như các chế độ khác: chi trả theo đơn vị sử dụng lao động dựa trên cơ sở hồ sơ, chứng từ nghỉ thai sản của tùng người. Công tác chi trả cho chế độ trợ cấp thai sản của Tỉnh hưng yên trong 5 năm như sau:
    Bảng 6: Tình hình chi trả chế độ trợ cấp thai sản.
    NĂM Tổng số tiền ( đồng )
    2006 2.898.389.583
    2007 2.887.182.114
    2008 3.664.199.280
    2009 6.085.433.232
    2010 7.346.524.315
    TỔNG 22.881.728.524
    ( Nguồn: Phòng Kế Hoạch – Tài Chính BHXH tỉnh Hà Nam )
    Trong năm năm qua tổng số tiền chi trả cho chế độ trợ cấp thai sản là 22.881.728.524 đồng. Số tiền chi trả cho chế độ trợ cấp thai sản biến động bất thường năm 2009 tăng đột biến 6.085.433.232 đồng, đây có thể là do số lao động nghỉ thai sản năm 2009 có mức lương làm căn cứ đóng BHXH cao.
    3.Đánh giá kết quả công tác chi
    - Chi trả chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức là: 42,4 tỉ đồng.
    Trong thời gian qua BHXH tỉnh đã nỗ lực, cố gắng kết hợp cùng với các cơ quan chức năng khác như bộ phận đại lý chi trả các xã phường, hệ
    thống kho bạc, Ngân hàng trên địa bàn toàn tỉnh để tiến hành chi trả. Vì vậy công tác chi trả đã đạt được những kết quả sau:
    - Công tác chi BHXH nhìn chung thực hiện chi đúng đối tượng, chi đủ tiền, chi kịp thời gian, bảo đảm an toàn tiền mặt.
    - Công tác chi giám định và thường trực KCB, thực hiện khám và điều trị đúng người, đúng bệnh, tinh thần phục vụ ngày một tốt hơn, từng bước thay đổi tác phong, lề lối làm việc từ hành chính sang phục vụ, giảm thiểu việc giải quyết chậm trễ, tồn đọng, hoặc gây phiền hà cho người lao động và người thụ hưởng BHXH
    Mặc dù vậy công tác chi trả trong thời gian qua vẫn còn tồn tại nhiều bất cập mà nguyên nhân chủ quan có từ phía bản thân BHXH tỉnh cũng như khách quan từ phía cơ chế chính sách của Nhà nước khiến công tác chi gặp nhiều khó khăn và không đảm bảo được nguyên tắc cân bằng thu chi của quỹ BHXH, thậm chí trong một số trường hợp nó còn mất đi tính chất bảo đảm cho cuộc sống của người lao động
    Nguyên nhân tồn tại :
    -Hà Nam vốn là tỉnh thuần nông, công nghiệp những năm qua đã có bước phát triển nhưng chưa mạnh. Khối các doanh nghiệp tăng nhanh về số lượng nhưng quy mô còn nhỏ bé, manh mún, sử dụng ít lao động, hoạt động gặp nhiều khó khăn vì vậy tiềm năng phát triển đối tượng tham gia BHXH bị hạn chế.
    -Công tác tuyên truyền pháp luật lao động, pháp luật bảo hiểm xã hội- bảo hiểm y tế chưa thường xuyên, liên tục, nhiều người lao động còn mơ hồ về bảo hiểm xã hội. Các cơ quan chức năng chưa thường xuyên kiểm tra, áp dụng các chế tài để buộc các doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm túc Luật Bảo hiểm xã hội.
    -Chính sách bảo hiểm xã hội được Nhà nước điều chỉnh nhiều lần, sau mỗi lần điều chỉnh hệ thống văn bản hướng dẫn đôi khi chưa kịp thời.
    2.5.2.1. Về công tác quản lý.
    - Về chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ quản lý, chi trả các chế độ ốm đau, tahi sản: hiện nay chưa thống nhất giữa các Ban ở Trung ương và Phòng ở địa phương: Ban Giám định y tế không có chức năng, nhiệm vụ xét duyệt hồ sơ chi chế độ ốm đau, thai sản nhưng Phòng Giám định chi ở địa phương lại thực hiện nhiệm vụ này và báo cáo về Ban chế độ chính sách. Ban Chế độ chính sách hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ, còn Ban chi cũng hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ, tổng hợp và xét duyệt quyết toán chi ốm đau,thai sản.
    - Tỷ lệ chi trả chế độ ốm đau ở một số địa phương chưa phản ánh được đầy đủ, đúng bản chất của chế độ này.
    Ở, các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả mà lại có bệnh xá của đơn vị thì tỷ lệ ốm rất cao. Lý do: vì không có việc làm đời sống khó khăn, có nơi không có tiền để đóng BHXH, trong khi đó trạm xã của đơn vị lại có thẩm quyền cấp giấy cho người lao động nghỉ ốm để hưởng các chế độ BHXH nên người lao động đồng loạt để xin, nhận giấy chứng nhận nghỉ ốm. Ngược lại với tình trạng trên thì ở khối hành chính sự nghiệp việc thanh toán ốm đau là rất ít. Lý do: Người lao động khi bộ ốm đau không thanh toán nghỉ ốm mà vẫn hưởng lương tại đơn vị do thanh toán ốm đau chỉ chỉ được 75% lương, còn không thanh toán thì vẫn được giữ nguyên 100% lương do ngân sách nhà nước chi trả hàng tháng nên họ không thanh toán BHXH.
    - Phương thức cấp phát kinh phí, chi trả các chế độ BHXH.
    + Trong công tác chi BHXH hiện nay, lương tiền mặt cấp phát để chi trả với khối lượnglớn. Phương thức cấp phát hiện này chủ yếu Bảo hiểm xã hội tỉnh, cấp phát cho Bảo hiểm xã hội các quận (huyện) qua ngân hàng quận, huyện, sau đó Bảo hiểm xã hội huyện đến nhận tiền về giao cho các đại diện chi trả trụ sở Bảo hiểm xã hội để chi trả cho đối tượng. Trong khi đó phương tiện vận chuyện tiền mặt của người thực hiện chi trả hiện nay còn thô sơ (chủ yếu là xe máy, thậm chí có nơi còn dùng xe đạp để chuyên chở), phương tiện bảo quản tiền mặt tiền mặt hiện nay chưa có mà tuỳ từng người khi nhận tiền và chi trả họ đựng bằng bao tải, túi xách.
    +Về phương thức chi trả hiện nay ở các địa phương tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể mà áp dụng phương thức chi trả trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc chi thông qua tài khoản ATM. Tuy rằng cho đến nay công tác chi trả chưa có thất thoát và mất mát lớn nhưng xét về độ an toàn thì phương thức chi trả trực tiếp và gián tiếp độ an toàn chưa cao và khối lượng công việc dồn hết vào những ngày đầu tháng, đòi hỏi một lượng tiền mặt rất lớn trong khâu lưu thông và cần một số lượng người tương đối để phục vụ công tác chi trả.
    - Về quản lý chi trợ cấp 1 lần.
    * Thủ tục để đối tượng nhận trợ cấp chưa thuận tiện: đối tượng phải đi lại nhiều lần, cơ quan BHXH mất nhiều thời gian, công sức để nghi chép, tổng hợp và theo dõi trên các biểu mẫu
    * Quản lý chưa được chặt chẽ.
    Số người vào số tiền chi trợ cấp ốm đau, thai sản lần hiện nay là rất lớn, có xu hướng ngày càng tăng.
    Trong khi đó việc theo dõi, quản lý các đối tượng này tương đối phức tạp như: Có đối tượng lĩnh tiền ngay sau khi có kết quả được duyệt, nhưng có đối tượng kéo dài đến một vài năm mới lĩnh, cá biệt có nhiều có nhiều đối tượng được hưởng trợ cấp BHXH hàng vài năm cho đến nay vẫn chưa đến lĩnh việc theo dõi, quản lý hiện nay là chưa được chặt chẽ, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý.
    - Về mẫu biểu quản lý: Quy định hiện hành quá nhiều mẫu biểu quản lý dẫn đến mất rất nhiều thời gian, công sức cho việc thực hiện công tác quản lý chi BHXH. Trong đó vẫn còn một số mẫu biểu chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý và không cần thiết.

    CHƯƠNG 3:
    MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰMHOÀN THIỆN CÔNG TÁC CHI TRẢ chế độ ốm đau, thai sản tại tỉnh hưng yên.

    3.1. Phương hướng thực hiện công tác chi trả của BHXH hưng yên trong thời gian tới
    1. Mô hình tổ chức:
    Theo mô hình tổ chức hiện tại hệ thống Bảo hiểm xã hội được tổ chức thành 3 cấp: Trung ương, tỉnh, huyện. Với mô hình này kể từ khi được thành lập đến nay hệ thống bảo hiểm xã hội đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao cho. Do được chủ động điều hành quỹ bảo hiểm xã hội vì thế hàng tháng Bảo hiểm xã hội Việt Nam đáp ứng kịp thời nguồn kinh phí chi trả các chế độ lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội cho các đối tượng thụ hưởng, Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh và cấp huyện thực hiện việc chi trả trước ngày 10- 12 hàng tháng, được đối tượng hoan nghênh và đáng giá cao. Việc tiến hành chi trả chế độ Bảo hiểm xã hội thường xuyên cho đối tượng, Bảo hiểm xã hội tỉnh HƯNG YÊN chủ yếu áp dụng hình thức thông qua đại diện chi trả xã, phường, thị trấn.
    2. Thực hiện các nghiệp vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
    - Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội, Nghị định 152/2006/ NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm xã hội bắt buộc, căn cứ Điều lệ Bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Nghị định 63/2005/NĐ- CP ngày 16 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ, Bảo hiểm xã hội tỉnh hy tập trung thực hiện các nghiệp vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế như sau:
    - Bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm các chế độ: Ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất.
    - Bảo hiểm xã hội tự nguyện thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2008 bao gồm các chế độ: Hưu trí, tử tuất.
    - Bảo hiểm thất nghiệp thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.
    - Bảo hiểm y tế bắt buộc
    - Bảo hiểm y tế tự nguyện
    3. Biện pháp thực hiện
    Từ những quy định trên của pháp luật về bảo hiểm xã hội- bảo hểm y tế, cán bộ công chức bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Nam chủ động, tranh thủ sự lãnh đạo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; sự phối hợp các sở, ban, ngành, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương nhằm tuyên truyền sâu rộng chính sách bảo hiểm xã hội- bảo hiểm y tế trong nhân dân, trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động.
    - Đẩy mạnh mở rộng đối tượng tham gia các loại hình bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Tổ chức thực hiện đồng bộ, nghiêm túc, đúng quy định các chế độ BHXH, BHYT ở tất cả các cấp, các ngành và các đơn vị cơ sở, tạo sự chuyển biến sâu sắc trong thực hiện chính sách BHXH
    - Tích cực thực hiện cải cách hành chính, chuyển đổi tác phong hành chính sang tác phong phục vụ, thực hiện mô hình giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội theo chế độ “ một cửa”, niêm yết công khai hóa hồ sơ, thủ tục và quy trình giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội- bảo hiểm y tế.
    - Ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các khâu của quá trình quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thực hiện việc nối mạng thông tin giữ liệu quản lý trong phạm vi cấp tỉnh, cấp huyện tiến tới nối mạng toàn ngành.
    II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QỦA CÔNG TÁC CHI ỐM ĐAU, THAI SẢN TẠI BHXH TỈNH.
    1. Đối với cơ quan BHXH tỉnh HY.
    Thứ 1: Tích cực đổi mới, đa dạng hóa các hình thức, nội dung tuyên truyền về chính sách BHXH, BHYT để mọi người hiểu, nhận thức đầy đủ và tự nguyện tham gia BHXH, BHYT
    Thứ 2: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành trong việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT. Thường xuyên làm tốt công tác quản lý, kiểm tra, giám sát việc thực hiện BHXH ở các doanh nghiệp, đảm bảo tốt quyền lợi cho người lao động, không để xảy ra tranh chấp lao động, ảnh hưởng tới môi trường sản xuất, kinh doanh.
    Thứ 3: Mở rộng đối tượng tham gia các loại hình BHXH, BHYT, nhất là ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Tích cực triển khai thực hiện một số loại hình BHXH mới như: BHXH bắt buộc đối với chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động. BHXH tự nguyện đối với chế độ hưu trí, tử tuất vào năm 2008; bảo hiểm thất nghiệp vào năm 2009. Kịp thời khắc phục tình trạng một số doanh nghiệp không tham gia hoặc tham gia không hết số lao động làm việc trong doanh nghiệp thực hiện bắt buộc đóng BHXH, BHYT theo quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động
    Thứ 4: Đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, thực hiện cơ chế “ một cửa”, ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001- 2000 trong quản lý và sử dụng quỹ BHXH, BHYT.
    Thứ 5: Để đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ của thời kỳ CNH, HĐH, hội nhập kinh tế quốc tế, ngành BHXH cần chủ động đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, chú trọng bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, xây dựng tiêu chuẩn đạo đức, lối sống cho cán bộ, công chức, viên chức, chuyển tác phong làm việc từ hành chính sang phục vụ đồng hành cùng doanh nghiệp và người lao động, tất cả vì quyền lợi của nhân dân và người lao động
    Thứ sáu: Trong công tác chi BHXH tỉnh phải tiến hành đồng thời các biện pháp sau:
    - Tiến hành rà soát hồ sơ hưởng BHXH dài hạn trên toàn tỉnh, đối chiếu giữa phiếu trung gian và danh sách chi trả cả về tiền lương, trợ cấp BHXH và đối tượng.
    - Phối hợp các chính quyền địa phương cấp huyện,xã, thị trấn về quản lý hộ khẩu thường trú đối với các đối tượng hưởng chế độ BHXH trong thời gian hưởng chế độ BHXH ở địa phương.
    - Tăng cường công tác lập dự toán chi hàng tháng trên cơ sở đó rà soát đối tượng chi trả, tránh tình hình hưởng trùng chế độ BHXH.
    - Gắn trách nhiệm của chính quyền cấp huyện, xã, thị trấn vào công tác chi trả.
    - Tăng cường công tác quản lý thông qua công tác kiểm tra, chế độ báo cáo và tiến độ báo cáo.
    - Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Nhà nước trong quá trình xét duyệt các chế độ BHXH ngắn hạn.
    Thứ bẩy: Bộ phận chi trả cần nâng cao ý thức trách nhiệm nghề nghiệp hơn nữa, tránh những trường hợp chi nhầm chi sai gây thiệt hại quỹ BHXH. Chỉ được phép chi khi có đủ hồ sơ giấy tờ theo đúng quy định của Nhà nước.
    Thứ tám: Mặt khác cần tăng cường kiểm tra, thanh tra các đơn vị thực hiện, lập hòm thư khiếu nại tố cáo để kịp thời xử lý các sai phạm. Nhưng cũng tránh tình trạng kiểm tra chồng chéo dẫn đến hiệu quả thấp
    2. Đối với cơ quan BHXH Việt Nam.
    2.1 Bổ sung hoàn thiện công tác quản lý thu và quy trình thu BHXH.
    - Công tác quản lý thu BHXH phải được thực hiện tốt tất cả các mặt từ việc quản lý đối tượng tham gia, nắm được số đơn vị trên địa bàn, số lao động, quỹ lương của đơn vị và theo dõi sát sao những biến động của các yếu tố này.
    - Xây dựng và hoàn thiện quy trình quản lý thu BHXH phù hợp: quy trình quản lý thu BHXH cần tập trung hoàn thiện thêm một số điểm như:
    + Khâu đăng ký vẫn do đơn vị sử dụng lao động đảm nhận, sau đó cơ quan BHXH chịu trách nhiệm đối chiếu, kiểm tra và rà soát một cách kỹ lưỡng danh sách đăng ký của đơn vị.
    + Khâu thực hiện: khi thực hiện thu các đơn vị theo kỳ cơ quan BHXH phải có trách nhiệm đối chiếu triệt để, chốt công nợ và bổ sung các yếu tố phát sinh kịp thời về tiền lương tham gia BHXH, nơi làm việc (nếu có thay đổi) làm căn cứ bổ sung BHXH kịp thời cho người lao động, tránh tình trạng thấp nhất phải truy thu hoặc thoát thu vào các kỳ sau.
    2.2 Hoàn thiện tổ chức bộ máy.
    Trong thời gian tới, để thực hiện chiến lược phát triển sự nghiệp BHXH Việt nam tổ chức bộ máy cần được sắp xếp, bổ sung và kiện toàn trên cơ sở hệ thống bộ máy hiện có, trong đó cần hướng vào các khâu đây:
    - Kiện toàn Hội đồng quản lý- cơ quan cao nhất của BHXH Việt nam trên cơ sở mở rộng quyền hạn chức năng, nhiệm vụ và số lượng thành viên của Hội đồng quản lý để giúp Chính phủ chỉ đạo, kiểm tra , giám sát việc thực hiện thu, chi , quản lý quỹ BHXH .
    - Thành lập mới một số đơn vị trực thuộc BHXH Việt nam để chuyên trách giúp Tổng giám đốc quản lý một số mặt chuyên môn đã và sẽ phát triển mạnh như đầu tư tăng trưởng quỹ, hợp tác quốc tế, báo BHXH, công nghệ thông tin trong đó phải kể đến vai trò của công nghệ thông tin, nó góp phần quan trọng trong quá trình quản lý hoạt động thu BHXH .
    2.3 Nâng cao việc đào tạo và sử dụng cán bộ.
    BHXH là một ngành có chuyên môn sâu về kinh tế, tài chính, xã hội. Xuất phát từ đặc điểm đó, trong thời gian tới, công tác cán bộ của ngành BHXH cần tập trung thực hiện các mặt sau:
    - Xây dựng tiêu chuẩn hóa chức danh cán bộ công chức của ngành trên cơ sở quy định của Nhà nước.
    - Rà soát sắp xếp đội ngũ cán bộ công chức của ngành sao cho phù hợo với năng lực, sở trường và chức năng nhiệm vụ được giao.
    - Tuyển lựa thêm đội ngũ cán bộ, công chức, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chủ chốt của ngành trong các vị trí phòng ban là các chuyên gia giỏi, trẻ để thực thi nhiệm vụ và thay thế trong tương lai.
    - Nâng cao trình độ mọi mặt của cán bộ công chức trên cơ sở bồi dưỡng và đào tạo lại cán bộ công chức, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong năm tới: giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, vững vàng về chính trị, tư tưởng, có phẩm chất đạo đức tốt, hết lòng phục vụ nhân dân, sự nghiệp BHXH .
    Việc tuyển dụng cán bộ phải chú ý đến số lượng và chất lượng đặc biệt là đối với các chức vụ giám đốc và kế toán trưởng
    Đặc biệt đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ. Để thu hút nhân tài nên tuyển trực tiếp sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành bảo hiểm, hỗ trợ cho các sinh viên xuất sắc để khi tốt nghiệp sẽ về công tác cho cơ quan BHXH.
    2.4 Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền.
    - Tuyên truyền chính sách, pháp luật và các chế độ BHXH, giải đáp hướng dẫn việc thực hiện các chế độ, kết quả các mặt hoạt động của ngành.Đặc biệt quan tâm tuyên truyền về mục đích, bản chất nhân đạo nhân văn của BHXH. Việc làm này sẽ làm thay đổi tâm lý nặng nề hiện nay là bắt buộc phải đóng BHXH. Từ đó họ sẽ tự giác, tự nguyện tham gia BHXH và có trách nhiệm nộp BHXH.
    - Tạp chí BHXH Việt Nam ra đời đánh dấu một mốc lịch sử trong công tác tuyên truyền về BHXH. Thời gian qua, tạp chí BHXH đã đóng góp rất lớn trong việc tuyên truyền kiến thức về BHXH. Tuy nhiên trên thực tế số lượng, chất lượng các bài viết chưa thực sự cao.
    - Phải đảm bảo kinh phí, phương tiện, trang thiết bị làm việc cho hoạt động thông tin tuyên truyền.
    - Lựa chọn cán bộ có trình độ hiểu biết về BHXH chuyên trách làm công tác thông tin tuyên truyền từ cấp trung ương đến cấp tỉnh, thành phố.
    - Tổ chức các hội nghị, các cuộc họp trong đó có đại diện của cơ quan BHXH, chủ sử dụng lao động, đại diện của người lao động để nhằm mục đích tuyên truyền về BHXH giúp các bên tham gia hiểu rõ tính pháp luật của các chính sách BHXH, nắm được quyền lợi và nghĩa vụ của mình.
    2.5 Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chi:
    Việc ứng dụng công nghệ thông tin quản lý nghiệp vụ BHXH không chỉ giúp giảm chi phí, mà còn giúp thống nhất cách nhìn của nhiều người, nhiều đơn vị dưới cùng một tiêu chuẩn thống nhất. Tạo ra phong cách làm việc khoa học và hiệu quả.
    2.6 Xây dựng hệ thống thống kê cho BHXH.
    Để hệ thống BHXH hoạt động một cách tự chủ có hiệu quả cần thiết phải xây dựng một hệ thống kê, hệ thống này có thể tập trung được các số liệu có liên quan đến toàn bộ sự tham gia của các thành viên như: Số lượng đơn vị người lao động tham gia BHXH, tổng quỹ lương phải đóng BHXH. Từ đó tính ra số tiền đóng BHXH, số người hưởng trợ cấp BHXH hàng năm và số tiền chi trả cho những người hưởng trợ cấp từ các chế độ này.

    3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác chi trả chế độ BHXHbắt buộc ở BHXH Quận
    3.2.1. Tăng cường quản lý chi các chế độ BHXH dài hạn và ngắn hạn
    3.2.2. Tăng cường quản lý đối tượng hưởng
    3.2.3. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyềnchinh sách BHXH
    3.2.4. Phối hợp chặt chẽ với các ban ngành và đoàn thể, cơ quan cóliên quan trong việc thực hiện chi trả, quản lý chi trả BHXH

    3.2.5. Cải cách thủ tục hành chính, nâng cao trình độ cán bộ
    3.2.6. Ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết chế độ, đầu tưcơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác chi
    3.3. Một số khuyến nghị
    3.3.1. Đối với Nhà nước
    3.3.2. Đối với cơ quan BHXH
    3.3.3. Đối với UBND
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...