Luận Văn Bảo hiểm xã hội ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh: thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Bảo Hiểm' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bảo hiểm xã hội (BHXH) là nhu cầu tất yếu khách quan của người lao động. Nhu cầu đó đã xuất hiện khá sớm và phát triển theo quá trình phát triển xã hội. BHXH đã trở thành một những quyền của con người và được xã hội thừa nhận. Ngày 4.6.1952,tổ chức lao động quốc tế(ILO) đã ký công ước Giơnevơ (Công ước 102) về “BHXH cho người lao động” đã khẳng định tính tất yếu phải triển khai các chế độ BHXH cho người lao động và gia đình họ.
    ở nước ta BHXH đã có mầm mống từ thời phong kiến Pháp thuộc. Trong chiến tranh và những năm sau hoà bình, do khả năng kinh tế có hạn chỉ có một bộ phận lao động xã hội được hưởng chế độ BHXH. Đó là công nhân viên chức. Điều này đã không đảm bảo công bằng giữa những người lao động, thể hiện nhiều bất cập, không phù hợp.Vì vậy, 22.6.1993 Chính phủ đã ban hành Nghị định 43/CP về việc mở rộng đối tượng BHXH cho các thành phần kinh tế khác trong đó có doanh ngiệp ngoài quốc doanh (DNNQD), đánh dấu bước đổi mới của BHXH Việt Nam.
    Chính sách BHXH trong các DNNQD được thực hiện không chỉ đảm bảo sự công bằng giữa những người lao động, sự gắn bó giữa người lao động với doanh nghiệp mà còn đảm bảo công bằng giữa các thành phần kinh tế
    Lực lượng lao động trong các DNNNQ ngày càng phát triển, trở thành một bộ phận đáng kể trong toàn bộ lực lượng lao động xã hội và là nhân tố quan trọng góp phần triển sự nghiệp BHXH. Đảng và nhà nước có chủ trương, đường lối, chính sách khuyến khích, tạo mọi điều kiện cho các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tham gia BHXH. Bước đầu triển khai cho kết quả rất khả quan. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện bộc lộ nhiều yếu kém. Các đơn vị doanh nghiệp tham gia chưa có sự hiểu biết rõ ràng về BHXH. Họ chưa coi việc BHXH là qưyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động. Do vậy họ tham gia chưa tự giác và đầy đủ, thực hiện BHXH đối với khu vực ngoài quốc doanh còn chưa phổ biến, đồng đều nên kết quả còn rất hạn chế. Đặc biệt với khối DNNQD thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc nhưng lại cố tình trì hoãn, trốn tránh nghĩa vụ tham gia. Quyền lợi của người lao động không được đảm bảo. cần phải có các giải pháp để cải thiện tình hình này, tạo cở sở thực hiện chích sách BHXH ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ngày càng tốt hơn. Đây được coi là vấn đề bức xúc hiện nay.
    Nhận thức được tầm quan trọng cuả vấn đề này, em đã chọn đề tài “Bảo hiểm xã hội ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh: thực trạng và giải pháp” để làm chuyên đề thực tập. Nội dung nội dung của chuyên đề bao gồm:
    Chương I: Một số vấn đề về bảo hiểm xã hội ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở nước ta.
    Chương II: Tình hình thực hiện chính sách BHXH trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở nước ta.
    Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm thực hiện tốt hơn chính sách BHXH ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...