Luận Văn Bảo hiểm xã hội của một số nước trên thế giới

Thảo luận trong 'Bảo Hiểm' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 2/12/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bảo hiểm xã hội của một số nước trên thế giới
    I. Sự hình thành và phát triển của Bảo hiểm xã hội
    Trong hệ thống ASXH, BHXH ra đời khá sớm. Năm 1850 thủ tướng Bismack của Đức đã thiết lập hệ thống BHXH ở nước này. Các quỹ ốm đau được thành lập (do hội tương tế quản lý) và công nhân bắt buộc phải đóng góp để đề phòng bị giảm thu nhập do ốm đau. Mới đầu chỉ có giới thợ tham gia và chỉ có bảo hiểm ốm đau, sau đó đã thu hút được mọi tầng lớp xã hội và mở rộng ra các trường hợp khác. Luật bảo hiểm y tế được ban hành vào năm 1883. và năm 1884 ban hành luật bảo hiểm về rủi ro nghề nghiệp tức TNLĐ&BNN do hiệp hội giới chủ quản lý. Năm 1889 chính phủ Đức ban hành thêm bảo hiểm tuổi già và bảo hiểm tàn tật do chính quyền các bang quản lý. Đến thời điểm này BHXH đã có bước phát triển mới: cơ chế đóng góp ba bên được thực hiện, không chỉ có người lao động mà cả giới chủ và Nhà nước cũng phải thực hiện nghĩa vụ đóng góp. Tính chất cộng đồng và cùng chia sẻ rủi đảm bảo an sinh xã hội đã được quán triệt.
    Mô hình này ở Đức đã lan dần ra Châu Âu vào đầu thế kỷ XX, sau đó sang các nước Mỹ La tinh rồi đến Bắc Mỹ và Canada vào những năm 30 của thế kỷ XX. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, BHXH đã lan rộng sang các nước giành được độc lập ở châu Á, Châu Phi và vùng Caribe trong nửa cuối thế kỷ XX. Như vậy cùng với quá trình phát triển của xã hội, BHXH đã trở thành một trong những quyền cơ bản của con người và được xã hội thừa nhận. Tuyên ngôn nhân quyền ngày 10/2/1948 của Liên hợp quốc đã ghi: ''Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của xã hội có quyền hưởng BHXH, quyền đó được đặt cơ sở trên sự thỏa mãn các quyền về kinh tế xã hội và văn hóa, nhu cầu cho nhân cách và sự tự do phát triển của con người".
    Ngày 28/6 1952, ILO đã thông qua Công ước số 102-Công ước về an toàn xã hội (Quy phạn tối thiểu) đánh dấu một bước ngoặt quan trọng về BHXH trên thế giới. Nội dung của công ước này bao gồm 9 chế độ như sau:
    1. Chế độ chăm sóc y tế.
    2. Chế độ trợ cấp ốm đau.
    3. Chế độ trợ cấp thất nghiệp.
    4. Chế độ trợ cấp tuổi già.
    5. Chế độ trợ cấp trong trường hợp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.
    6. Chế độ trợ cấp gia đình.
    8. Chế độ trợ cấp tàn tật.
    9. Chế độ trợ cấp tiền tuất.
    Tùy điều kiện kinh tế-xã hội trong mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể, các quốc gia khi triển khai BHXH có quyền chỉ áp dụng một số chế độ, nhưng ít nhất phải có 3 chế độ, trong đó phải có ít nhất một trong các chế độ (3), (4), (5), (8), (9). Tuy nhiên, xu hướng chung là theo đà phát triển kinh tế - xã hội, BHXH sẽ mở rộng dần về số lượng và nội dung thực hiện của từng chế độ.
    Theo thống kê của ILO, đến năm 1981, có 139 nước có thực hiện hệ thống an sinh xã hội nói chung, BHXH nói riêng, trong đó có 127 nước có chế độ trợ cấp tuổi già, tàn tật và tử tuất; 79 nước có chế độ trợ cấp ốm đau và thai sản, 136 nước có chế độ trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, 37 nước có chế độ trợ cấp thất nghiệp.
    Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu về BHXH của các nước: Đức, Anh, Trung Quốc
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...