Tài liệu Bảo hiểm và lòng tin

Thảo luận trong 'Bảo Hiểm - Bất Động Sản' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bảo hiểm và lòng tin


    Thị trường bảo hiểm, dù là đang tăng trưởng mạnh hay đã ổn định,
    luôn phải dựa vào lòng tin của khách hàng để phát triển. Lòng tin ấy
    phải chăng đang bị thử thách?


    Sút giảm niềm tin
    Theo Bộ Tài chính, giai đoạn 2005-2006 là thời điểm thị trường bảo
    hiểm mở cửa đón thêm nhiều doanh nghiệp mới. Trong lĩnh vực bảo
    hiểm phi nhân thọ có các doanh nghiệp trong nước như BIC, AAA,
    Toàn Cầu, Bảo Nông, Bảo Tín; nước ngoài có AIG, QBE, ACE, Liberty.
    Trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ là ACE Life, Prévoir .
    Tuy nhiên, về kết quả hoạt động, năm 2006 thị trường bảo hiểm có
    những chuyển biến không thuận lợi (xem thêm số liệu cụ thể trong
    bài Bảo hiểm nhân thọ chưa hết khủng hoảng trên cùng chuyên đề
    này).
    Các chuyên gia nhận định rằng thị trường bảo hiểm nhân thọđã qua giai đoạn bùng nổ nên
    tốc độ tăng trưởng đã chậm lại. Thường là khi quy mô thị trường vượt 2% GDP thì tốc độ
    tăng trưởng chỉ còn 5-10%/năm.
    Tuy nhiên, còn một nguyên nhân quan trọng khác khiến tốc độ khai thác hợp đồng bảo hiểm
    mới gặp khó khăn, đó là do niềm tin của khách hàng đã không còn như trước. Đó là hậu quả
    của việc phát triển hợp đồng bảo hiểm nhân thọ một cách ồạt, chụp giật, thiếu lành mạnh
    của một số hãng bảo hiểm trong thời gian qua. Trình độ nghiệp vụ, đạo đức của đội ngũ
    nhân viên chưa cao để khách hàng đặt hết niềm tin vào các doanh nghiệp bảo hiểm. Cơ chế
    công bố thông tin, cơ chế tính phí, chia lãi quá phức tạp, đôi khi lập lờđã làm giảm kỳ vọng
    của người dân vào các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ rất nhiều.
    “Thực tế, hầu như các đại lý bảo hiểm nhân thọở Việt Nam chưa coi đây là nghề chuyên môn
    mà chỉ nhằm khai thác những mối quan hệ cá nhân để kiếm hoa hồng. Họ chưa thực sự trở
    thành người tư vấn giúp khách hàng có được những sản phẩm đúng với nhu cầu”, một quan
    chức Vụ Bảo hiểm, Bộ Tài chính nhận xét.
    Nguyên nhân sâu xa hơn của việc này lại xuất phát từ chính bản thân các doanh nghiệp. Lâu
    nay họ hầu như chỉ khai thác quanh quẩn các sản phẩm truyền thống mà tính hấp dẫn đang
    ngày càng giảm so với các sản phẩm tài chính khác trong lĩnh vực ngân hàng, chứng
    khoán . Ngoài ra, các doanh nghiệp bảo hiểm cũng chưa đầu tưđúng mức để nâng cao chất
    lượng tuyển dụng, đào tạo, quản lý và sử dụng đại lý.
    Cạnh tranh bằng phí hoa hồng
    Trong khi bảo hiểm nhân thọ chững lại thì thị trường bảo hiểm phi nhân thọ lại tăng trưởng
    tốt. Theo thống kê của Bộ Tài chính, năm 2006, doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọước
    đạt 6.445 tỉđồng, tăng 17,5% so với năm 2005. Mức tăng trưởng tuy cao, nhưng chưa đáng
    mừng vì thị trường bảo hiểm phi nhân thọ còn quá nhỏ, mới chiếm 0,66% GDP. Tỷ lệ này rất
    thấp so với các nền kinh tế có cùng điều kiện với Việt Nam.
    Vấn đề lớn nhất hiện nay của lĩnh vực này là tình trạng cạnh tranh không lành mạnh. Các
    doanh nghiệp bảo hiểm không cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ mà bằng cách hạ phí, trả
    hoa hồng sai quy định, mở rộng quá mức quyền lợi bảo hiểm, làm giảm hiệu quả kinh doanh.
    Nhiều trường hợp cạnh tranh thông qua quan hệ cá nhân và can thiệp hành chính để các
    doanh nghiệp khác không được tiếp cận khai thác dịch vụ.
    Tổng giám đốc Bảo Việt, ông Trần Trọng Phúc, bức xúc nói có những sản phẩm bảo hiểm
    được doanh nghiệp giảm phí tới 30-40%, thậm chí còn hạ tới dưới mức sàn mà các công ty
    bảo hiểm nước ngoài đưa ra. “Đó là điều không thể chấp nhận được”, ông Phúc nói.
    Nhiều doanh nghiệp bảo hiểm không hề có kế hoạch đầu tư nghiên cứu để xây dựng các sản
    phẩm bảo hiểm mới, hoặc các loại hình bảo hiểm còn yếu như bảo hiểm thiên tai nông
    nghiệp, bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính, hoạt động hành nghề y dược, luật sư. Các
    kênh phân phối bảo hiểm như ngân hàng, bưu điện gần như còn bỏ trống. “Các doanh
    nghiệp bảo hiểm mới chỉ lo cạnh tranh với nhau mà quên đi việc phải làm sao cạnh tranh
    được với các dịch vụ tài chính khác”, ông Trịnh Thanh Hoan, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm, Bộ Tài
    chính nhận xét.
    Theo quy định hiện hành, những đối tượng khác như người không phải kinh doanh đại lý, môi
    giới bảo hiểm; khách hàng mua bảo hiểm; cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp kinh doanh
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...