Luận Văn Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Bảo Hiểm' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU


    Ngày 1.1.2009, tại Việt Nam một loại hình bảo hiểm mới đã bắt đầu có hiệu lực nhằm bảo vệ, hỗ trợ những đối tượng lao động thất nghiệp. Đó là bảo hiểm thất nghiệp ( BHTN ). Sự ra đời của loại hình bảo hiểm này thực sự là một bước tiến lớn trong con đường phát triển của ngành bảo hiểm Việt nam nói riêng và nỗ lực đảm bảo an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước ta nói chung.

    BHTN ở Việt Nam ra đời gắn với giai đoạn đầy khó khăn, tồi tệ của nền kinh tế Việt nam cũng như kinh tế thế giới; giai đoạn mà chúng ta phải chứng kiến nhiều doanh nghiệp phá sản, hàng nghìn lao động rơi vào cảnh thất nghiệp.Sau 2 năm thực hiện, Bảo hiểm thất nghiệp đã mang lại những thành công nhất định, cũng như tác dụng tích cực về mặt kinh tế xã hội.

    Với mong muốn tìm hiểu rõ hơn những vấn đề mới mẻ này chính là lí do nhóm chúng em lựa chọn đề tài “ Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp”.

    Với toàn bộ khả năng của mình, nhóm đã cố gắng mang đến những thông tin cơ bản và tổng quát nhất về Bảo hiểm thất nghiệp ,tuy nhiên không tránh khỏi những thiếu sót ngoài mong muốn nên chúng em hy vọng nhận được sự góp ý từ phía cô giáo để hoàn thiện hơn kiến thức của mình.








    BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT





    BHXH Bảo hiểm xã hội

    BHTN Bảo hiểm thất nghiệp

    VN Việt Nam

    TN Thu nhập

    BHYT Bảo hiểm y tế

    DN Doanh nghiệp

    NLĐ Người lao động





    MỤC LỤC


    LỜI MỞ ĐẦU 1

    BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT 2

    MỤC LỤC 3

    I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 4

    1. Lý thuyết về thất nghiệp 4

    1.1 Khái niệm 4

    1.2 Phân loại 4

    1.3 Ảnh hưởng 4

    2. Bảo hiểm thất nghiệp 5

    2.1 Khái niệm : 5

    2.2 Đối tượng 6

    2.3 Lợi ích 6

    II. TÌM HIỂU VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI 6

    1.Bảo hiểm thất nghiệp tại các nước phát triển 6

    1.1.Bảo Hiểm thất nghiệp tại Đức: 7

    1.2. Bảo hiểm thất nghiệp tại Mỹ: 10

    2.Bảo hiểm thất nghiệp tại quốc gia đang phát triển 12

    2.1.Bảo hiểm thất nghiệp ở ChiLe: 12

    III. BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM 14

    1. Khái quát về bảo hiểm xã hội Việt Nam 14

    1.1 Các loại hình của BHXH: 14

    1.2 Các chế độ BHXH: 14

    1.3 Thực trạng triển khai BHXH ở Việt Nam hiện nay 15

    2. Luật và chính sách điều chỉnh vấn đề bảo hiểm thất nghiệp: 18

    3. Thực trạng triển khai bảo hiểm thất nghiệp: 22

    3.1. Tình hình thu tiền BHTN: 22

    3.2. Tình hình chi tiền BHTN: 24

    3.3.Tình hình giới thiệu việc làm cho người lao động thất nghiệp hưởng BHTN: 26

    3.4. Tình hình hỗ trợ đào tạo học nghề cho người lao động hưởng BHTN: 27

    IV. NGUYÊN NHÂN, GIẢI PHÁP CHO VƯỚNG MẮC HIỆN TẠI VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHO BHTN TRONG THỜI GIAN TỚI. 28

    1.Nguyên nhân của vướng mắc gặp phải 28

    1.1. Ý thức của người lao động cũng như người sử dụng lao động chưa cao: 28

    1.2. Các cơ quan hữu quan đùn đẩy trách nhiệm cho nhau 28

    1.3. Tính đa dạng của thị trường lao động nảy sinh các trường hợp khó giải quyết: 29

    2. Những giải pháp để gỡ các vướng mắc hiện nay 29

    3. Định hướng phát triển BHTN trong thời gian tới: 31

    KẾT LUẬN 34

    TÀI LIỆU THAM KHẢO 35


    I. CƠ SỞ LÝ LUẬN

    1. Lý thuyết về thất nghiệp

    1.1 Khái niệm

    Thất nghiệp là tình trạng người lao động muốn có việc làm mà không tìm được việc làm

    1.2 Phân loại

    -Thất nghiệp tự nhiên: tỷ lệ thất nghiệp đương nhiên bởi luôn có một số người trong giai đoạn chuyển từ chỗ làm này sang chỗ khác.

    -Thất nghiệp cơ cấu: do sự không tương thích của phân bố lao động và phân bố chỗ làm việc (khác biệt địa lý hoặc khác biệt kỹ năng). Người thất nghiệp không muốn hoặc không thể thay đổi nơi ở hoặc chuyển đổi kỹ năng.

    -Thất nghiệp chu kỳ: khi tổng cầu lao động thấp hơn tổng cung lao động ở giai đoạn suy thoái của chu kỳ kinh tế.

    -Thất nghiệp kỹ thuật: do việc thay thế công nhân bằng máy móc hoặc công nghệ tiên tiến hơn.

    1.3 Ảnh hưởng

    - Thất nghiệp có ảnh hưởng quan trọng không những đến các cá nhân mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ xã hội và nền kinh tế.Các cá nhân khi không có việc làm sẽ gây ra chán nản ,không có tiền, không có khả năng chi trả gây ra trộm cắp và các tệ nạn xã hội.

    - Tỷ lệ thất nghiệp cao đồng nghĩa với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thấp – các nguồn lực con người không được sử dụng, bỏ phí cơ hội sản xuất thêm sản phẩm và dịch vụ.

    - Thất nghiệp còn có nghĩa là sản xuất ít hơn. Giảm tính hiệu quả của sản xuất theo quy mô.

    - Thất nghiệp dẫn đến nhu cầu xã hội giảm. Hàng hóa và dịch vụ không có người tiêu dùng, cơ hội kinh doanh ít ỏi, chất lượng sản phẩm và giá cả tụt giảm. Hơn nữa, tình trạng thất nghiệp cao đưa đến nhu cầu tiêu dùng ít đi so với khi nhiều việc làm, do đó mà cơ hội đầu tư cũng ít hơn.

    Do đó tình trạng thất nghiệp là một trong những vấn đề nan giải và hết sức bức xúc và cần có những chính sách để giúp mọi người tìm được việc làm cũng như những biên pháp hỗ trợ khi bị thất nghiệp để giúp cân bằng kinh tế xã hội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...