Tiểu Luận Bảo hiểm kinh doanh và vai trò của nó đối với quá trình tái sản xuất xã hội.

Thảo luận trong 'Bảo Hiểm' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    166
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Bảo hiểm kinh doanh và vai trò của nó đối với quá trình tái sản xuất xã hội.
    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU
    I. Những vấn đề chung về bảo hiểm:
    1. Phương thức
    2. Khái niệm hoạt động của bảo hiểm
    II. Bảo hiểm kinh doanh:
    1. Những vấn đề chung về BHKD
    1.1. Khái niệm.
    1.2. Hình thức BHKD
    1.2.1.Phân loại theo đối tượng bảo hiểm
    1.2.2. Phân loại theo phương thức bảo hiểm
    2. Cơ chế hình thành, phân phối và sử dụng quỹ BHKD
    2.1 Cơ chế hình thành quỹ BHKD
    2.1.1.Vốn kinh doanh
    2.1.2 Doanh thu và thu nhập
    2.2.Phân phối và sử dụng quỹ BHKD
    2.2.1.Ký quỹ
    2.2.2.Quỹ dự trữ bắt buộc
    2.2.3.Bồi thương tổn thất và trả tiển bảo hiểm
    2.2.4.Dự phòng nghiệp vụ
    2.2.5. Nghĩa vụ đối với Ngân sách Nhà nước
    2.2.6.Chế độ phân phối lợi nhuận
    3. Hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp KDBH ở Việt Nam
    3.1. Hoạt động chung của các doanh nghiệp KDBH ở Việt Nam
    3.2. Hoạt động của các doang nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực
    bảo hiểm nhân thọ
    4. Vai trò của KDBH trong quá tình tái sản xuất xã hội
    4.1. Góp phần bảo tồn vốn sản xuất trong kinh doanh và đời sống của người tham gia bảo hiểm
    4.2. Hỗ trợ và thực hiện các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất
    4.3. Góp phần giảm chi và tăng tích luỹ
    KẾT LUẬN


    LỜI NÓI ĐẦU
    Trong cuộc sống cũng như trong sản xuất kinh doanh, con người dù đã rất chú ý đề phòng, ngăn ngừa tai nạn nhưng rủi ro vẫn xảy ra, tồn tại và chi phối đến cuộc sống của mỗi người, mỗi doanh nghiệp và toàn xã hội. Chính sự tồn tại của các loại rủi ro là nguồn gốc phát sinh hoạt động dự trữ bảo hiểm.
    Hoạt động bảo hiểm ra đời và được sử dụng nhằm bồi thường những tổn thất, những rủi ro bất ngờ đối với những người tham gia bảo hiểm. Đối với mỗi đối tượng nhằm phục vụ lợi ích riêng người ta chia bảo hiểm thành nhiều loại khác nhau. Vậy với mỗi hình thức hoạt động của bảo hiểm thì đối tượng của bảo hiểm là gì? cơ chế hình thành và nguyên tắc hoạt động của quỹ bảo hiểm ra sao? Vai trò mà nó có tác động gì đến sản xuất và đời sống của con người?
    Trong giới hạn một bài viết tiểu luận em không thể đưa ra mọi vấn đề về hoạt động của bảo hiểm. Qua những gì đã được học và tìm hiểu qua sách báo, tạp chí em xin chọn đề tài sau:
    “ Bảo hiểm kinh doanh và vai trò của nó đối với quá trình tái sản xuất xã hội”
    Bài viết gồm có hai phần:
    I. Vài nét chung về hoạt động bảo hiểm
    II. Bảo hiểm kinh doanh
    I. VÀI NÉT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH:
    1. Khái niệm về bảo hiểm:
    Xét trên quan điểm cộng đồng, bảo hiểm có thể hiểu là phương thức xử lý rủi ro thông qua việc dự trữ, đề phòng rủi ro, chuyển giao, phân tán rủi ro nhằm đảm bảo an toàn cho quá trình tái sản xuất và đời sống của con người trong xã hội.
    Xét trên phương diện tài chính thì bảo hiểm là một phạm trù tài chính gắn liền với các quan hệ tài chính phát sinh trong quá trình hình thành, phân phối và sử dụng quỹ bảo hiểm. Các quan hệ phân phối được dựa trên cơ sở ngang bằng giữa trách nhiệm và quyền lợi bảo hiểm, nhân đạo vì lợi ích cuộc sống, hoạt động kinh tế xã hội góp phần ổn định sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội.
    Bảo hiểm là những quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình hình thành, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung. Quỹ bảo hiểm- nhằm xử lý các rủi ro, các biến cố bảo hiểm, đảm bảo cho quá tình tái sản xuất và đời sống của xã hội được diễn ra bình thường.
    2. Nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm.
    2.1. Nguyên tắc lấy số đông bù số ít:
    Với số phí bảo hiểm thấp mà người tham gia nộp cho doanh nghiệp bảo hiểm, họ sẽ là chủ nợ đối với doanh nghiệp bảo hiểm với cam kết sẽ trả một số tiền rất lớn khi xảy rủi ro. Chính vì vậy cần huy động sự tham gia của nhiều người, họ cùng đóng góp mức góp có thể chấp nhận được để bù đắp cho một số ít người gặp rủi ro.
    2.2. Nguyên tắc sàng lọc rủi ro:
    Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm, không phải bất cứ rủi ro nào cũng có thể chấp nhận vì nó sẽ liên quan đến số tiền mà doanh nghiệp phải chi trả trong tương lai. Do đó, các doanh nghiệp bảo hiểm cố gắng sàng lọc rủi ro trầm trọng và có những phương thức tập hợp thông tin để tránh nhầm lẫn trong tiếp nhận bảo hiểm.
    2.3. Nguyên tắc định phí bảo hiểm:
    Dựa trên “giá của các rủi ro” để định phí bảo hiểm mới bảo đảm được sự công bằng đối với người tham gia bảo hiểm. Với những rủi ro có xác xuất xảy ra lớn, thiệt hại nhiều thì người tham gia bảo hiểm phải trả phí cao và ngược lại.
    2.4. Nguyên tắc thận trọng:
    Nhà bảo hiểm luôn là con nợ đối với người tham gia bảo hiểm cho nên vấn đề an toàn tài chính vơí nhà bảo hiểm bao giờ cũng đặt lên hàng đầu. Nguyên tắc thận trọng phải được tuân thủ ngay từ khi ký kết hợp đồng, đánh giá rủi ro bảo hiểm


    II. BẢO HIỂM KINH DOANH:
    1. Những vấn đề chung về bảo hiểm kinh doanh:
    1.1. Khái niệm:
    Bảo hiểm kinh doanh là các quan hệ kinh tế gắn liền với việc huy động các nguồn tài chính thông qua sự đóng góp của các tổ chức và các cá nhân tham gia bảo hiểm để lập quỹ bảo hiểm, phân phối, sử dụng chúng để trả tiền bảo, bồi thường tổn thất của các đối tượng bảo hiểm khi các sự kiện bảo hiểm xảy ra. Vậy nguồn tài chính để tạo lập quỹ BHKD là do những người tham gia bảo hiểm đóng góp dưới hình thức phí.
    Mục đích sử dụng quỹ BHKD trước hết là để bù đắp, bồi thường những tổn thất cho các đối tượng bảo hiểm khi xảy ra rủi ro bất ngờ đối với người tham gia bảo hiểm nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất xã hội được tiến hành bình thường và ổn định đời sống cuả những tổ chức và cá nhân tham gia bảo hiểm.
    Điều kiện bồi thường của BHKD là phải có tổn thất thực tế xảy ra trong phạm vi bảo hiểm và do những nguyên nhân khách quan ngẫu nhiên, bất ngờ đến với đối tượng bảo hiểm.
    1.2. Hình thức bảo hiểm kinh doanh:
    Ngày nay, các hoạt động bảo hiểm đã đi vào từng lĩnh vực của đời sống sản xuất và kinh doanh, phạm vi hoạt động của bảo hiểm cũng ngày càng được mở rộng. Ở nước ta hiện nay có trên 20 nghiệp vụ bảo hiểm: Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu, Bảo hiểm thân tàu, Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu, chủ xe cơ giới Để tổ chức và quản lý các dịch vụ bảo hiểm có hiệu quả theo các tiêu thức và yêu cầu quản lý khác nhau mà có cách phân loại khác nhau.
    1.2.1. Phân loại theo đối tượng bảo hiểm:
    ã Bảo hiểm tài sản:
    Đối tượng bảo hiểm là giá trị của cải vật chất thuộc sở hữu khác nhau trong xã hội.
    Giá trị bảo hiểm là giá trị thực tế của tài sản bảo hiểm, là căn cứ để tính phí bảo hiểm và giới hạn thanh toán tiền bồi thường bảo hiểm cho người tham gia bảo hiểm.
    ã Bảo hiểm trách nhiệm dân sự:
    Đối tượng bảo hiểm dân sự là trách nhiêm dân sự của người được bảo hiểm. Bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại (trách nhiệm của người tham gia) không chịu trách nhiệm về những thiệt hại của người tham gia cũng như trách nhiệm về mặt hình sự.
    ã Bảo hiểm con người:
    Đối tượng bảo hiểm là sinh mạng, tình trạng sức khoẻ và khả năng lao động của con người.
    1.2.2. Phân loại theo phương thức hoạt động:
    ã Bảo hiểm bắt buộc:
    Là hình thức bảo hiểm được pháp luật nhà nước quy định bắt buộc đối với cả nhà bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm. Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với đối tượng có liên quan đến lợi ích và an toàn chung của xã hội như: Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, Bảo hiểm tai nạn hành khách đi lại trên các phương tiện giao thông, ôtô
    ã Bảo hiểm tự nguyện:
    Là hình thức bảo hiểm dựa trên nguyên tắc thoả thuận giữa người tham gia bảo hiểm và nhà bảo hiểm tự nguyện ký kết hợp đồng bảo hiểm với nhau theo quy tắc và điều kiện của bảo hiểm đã được pháp luật quy định.
    Bảo hiểm tự nguyện có hiệu lực trong phạm vi, thời hạn theo hợp đồng đã ký kết và sau khi đã đóng phí bảo hiểm: ví dụ như các dịch vụ về bảo hiểm nhân thọ.
    2. Cơ chế hình thành, phân phối và sử dụng quỹ bảo hiểm kinh doanh:
    Bản chất của BHKD trong nền kinh tế thị trường là những quan hệ kinh tế nảy sinh trong phân phối các nguồn tài chính thông qua việc tạo lập và sử dụng qũy bảo hiểm nhằm bồi thường những tổn thất bất ngờ cho các đối tượng được bảo hiểm nhằm bảo đảm an toàn cho quá trình sản xuất phát triển và đời sống của người tham gia bảo hiểm.
    2.1: Cơ chế hình thành quỹ BHKD:
    2.1.1: Vốn kinh doanh :
    Trên phương diện pháp lý, các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm có thể là các doanh nghiệp nhà nước, các công ty cổ phần, công ty liên doanh Mỗi một loại hình doanh nghiệp có thể có các cách thức khác nhau để huy động các nguồn vốn ban đầu của mình. Để được phép hoạt động kinh doanh trong bất kỳ lĩnh vực nào, hay trong lĩnh vực bảo hiểm, nhà nước yêu cầu các doanh nghiệp phải đảm bảo mức vốn cố định.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...