Tài liệu Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc: Cần phải có chế tài phù hợp

Thảo luận trong 'Bảo Hiểm - Bất Động Sản' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc: Cần phải có chế tài phù hợp


    Cuối cùng sau hơn 20 lần dự thảo, Nghịđịnh số 130/2006/NĐ-CP Quy định chếđộ bảo hiểm
    cháy, nổ bắt buộc đã được ban hành vào ngày 8/11/2006. Đây là khung pháp lý đầu tiên dành
    riêng đểđiều chỉnh lĩnh vực bảo hiểm cháy, nổ vốn chưa được mọi người quan tâm một cách
    đúng mức.


    Trong 6 tháng đầu năm 2006, doanh thu phí bảo hiểm từ nghiệp vụ cháy của toàn thị trường đạt khoảng 360 tỷ
    đồng, tăng trưởng tương đối ổn định, đạt 20% so với cùng kỳ năm trước. Theo nhận xét của ông Đào Mạnh
    Dương, Phó phòng tái bảo hiểm phi hàng hải, Tổng Công ty Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (VINARE), mặc
    dù các tổn thất về bảo hiểm cháy trên thị trường có xu hướng giảm song nguy cơ xảy ra các vụ cháy lớn là
    luôn luôn tiềm ẩn.
    Việc ra đời nghịđịnh mới này sẽ là một tín hiệu khả quan cho sự phát triển của thị trường bảo hiểm cháy Việt
    Nam, là cơ hội làm tăng doanh thu cho các DN bảo hiểm trong thời gian tới. Tuy nhiên, vấn đề còn lại là phải
    có chế tài phù hợp để những biểu phí hoặc Nghịđịnh mới được triệt để áp dụng.
    Theo quy định tại Nghịđịnh mới, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ phải mua
    bảo hiểm cháy nổ bắt buộc tại các DN bảo hiểm được phép kinh doanh bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy
    định của pháp luật. Ngoài ra, các cơ quan, tổ chức và cá nhân không thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm
    cháy, nổ bắt buộc theo quy định tại Nghịđịnh này cũng được Nhà nước khuyến khích mua bảo hiểm cháy, nổ
    trên cơ sở tự nguyện và phù hợp với các quy định pháp luật có liên quan.
    Đối với những trường hợp phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc có đặc thù riêng là nhà ở tập thể, nhà chung
    cư sẽ có hướng dẫn cụ thể. Đồng thời, căn cứ vào tình hình thực tế, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Tài
    chính trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung hoặc loại bỏ khỏi danh mục có cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ phải
    tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định tại Nghịđịnh này.
    Tài sản phải tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc bao gồm: nhà, công trình kiến trúc và các trang thiết bị kèm
    theo; máy móc thiết bị; các loại hàng hoá, vật tư, tài sản khác mà giá trị của nó tính được thành tiền. Số tiền
    bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc tối thiểu là giá trị tính thành tiền của theo giá thị trường của tài sản phải tham gia
    bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc tại thời điểm tham gia bảo hiểm. Trường hợp không xác định được giá trị thường
    của tài sản thì số tiền bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc do các bên thoả thuận.
    Cũng trong Nghịđịnh mới này, hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc được quy định rõ các nội dung chính.
    Hợp đồng này là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và DN bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng
    phí bảo hiểm, DN bảo hiểm phải bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện cháy, nổ.
    Bên cạnh đó, Nghịđịnh cũng quy định rõ 15 nguyên nhân cụ thể mà DN bảo hiểm không có nghĩa vụ bồi
    thường nếu thiệt hại. Đó là động đất, núi lửa phun hay những biến động khác của thiên nhiên; tài sản tự lên
    men hoặc tự toả nhiệt; tài sản chịu tác động của một quá trình xử lýn có dùng nhiệt; sét đánh trực tiếp vào tài
    sản được bảo hiểm nhưng không gây cháy, nổ; nguyên liệu vũ khí hạt nhân gây cháy, nổ; thiệt hại xảy ra đối
    với máy móc, thiết bịđiện do chạy quá tải, quá áp lực, đoản mạch, tựđốt nóng, hồ quang điện hay rò điện do
    bất kỳ nguyên nhân nào, kể cả do sét đánh; hoặc những thiệt hại do hành động cố ý gây cháy, nổ của người
    được bảo hiểm nhằm mục đích đòi bồi thường thiệt hại theo hợp đồng bảo hiểm; những thiệt hại cố ý vi phạm
    các quy định về phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ; hàng hoá nhận uỷ thác hay ký gửi trừ khi những
    hàng hoá đó được xác nhận trong giấy chứng nhận bảo hiểm là được bảo hiểm và người được bảo hiểm trả
    thêm phí bảo hiểm theo quy định; tiền, kim loại quý, đá quý, chứng khoán, thư bảo lãnh, tài liệu, bản thảo, sổ
    sách kinh doanh, tài liệu lưu trữ trong máy tính điện tử, bản mẫu, văn bằng, khuôn mẫu, bản vẽ, tài liệu thiết kế,
    trừ khi những hạng mục này được xác nhận trong giấy chứng nhận bảo hiểm. Riêng với chất nổ sẽđược bảo
    hiểm trừ khi được xác nhận là được bảo hiểm trong giấy chứng nhận bảo hiểm.
    Những tài sản mà vào thời điểm xảy ra tổn thất, được bảo hiểm theo đơn bảo hiểm hàng hải hoặc thuộc trách
    nhiệm bảo hiểm theo đơn bảo hiểm hàng hải, trừ phần thiệt hại vượt quá trách nhiệm bồi thường theo đơn bảo
    hiểm hàng hải. Những thiệt hại do cháy, nổ gây ra cho bên thứ ba. Những thiệt hại đối với dữ liệu, phần mềm
    và các chương trình máy tính. Những thiệt hại do những biến cố về chính trị, an ninh và trật tự an toàn xã hội
    gây ra. Những trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật hoặc do các bên
    thoả thuận.
    Đối với những trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm nêu trên, nếu bên mua bảo hiểm có nhu cầu bảo hiểm
    và DN bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm thì các bên vẫn có thể giao kết hợp đồng bảo hiểm bổ sung cho những
    sự kiện đó.
    Khi có thiệt hại do cháy, nổ xảy ra, DN bảo hiểm và bên mua bảo hiểm cung phối hợp xác định thiệt hại.
    Trường hợp DN bảo hiểm và bên mua bảo hiểm không thống nhất được giá trị thiệt hại thì một trong hai bên
    hoặc cả hai bên có quyền mời cơ quan, tổ chức có chức năng đánh giá tài sản, thẩm định thiệt hại.


    Nguồn: TBKTVN, IIC cập nhật 14/11/2006
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...