Tiểu Luận Bạo hành trẻ em trong gia đình

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BẠO HÀNH TRẺ EM TRONG GIA ĐÌNH
    Tiểu luận cuối kỳ:
    “BẠO HÀNH TRẺ EM TRONG GIA ĐÌNH”
    Môn học: Xã hội học Gia đình

    GV: Ths. Lê Thái Thị Băng Tâm
    SV: Nguyễn Thị Chi
    MSSV: 11031576
    Nhóm: Xã hội học k56



    I TÍNH BỨC XÚC CỦA VẤN ĐỀ
    Trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước, song đây lại là đối tượng yếu thế, thiếu chủ động cần được chăm sóc, bảo vệ, yêu thương . Nhà nước Việt Nam rất quan tâm đến việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Điều đó thể hiện ở việc nước ta là nước đầu tiên ở Châu Á và là nước thứ 2 trên thế giới phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em, vào ngày 20/02/1990. Bên cạnh đó ta còn có Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật lao động, Luật hình sự tố tụng hình sự đều quan tâm thích đáng đến quyền lợi trẻ em. Ngoài ra, nước ta đã xây dựng và thực hiện Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em ở các cấp. Mục tiêu quốc gia về chăm sóc và bảo vệ trẻ em luôn được bảo vệ đặc biệt còn được lồng ghép vào Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của VN giai đoạn 2006 – 2010 làm cơ sở để vận động nguồn ngân sách cho việc giải quyết các vấn đề bạo hành trẻ em ở cấp quốc gia và địa phương Có thể nói, Việt Nam thừa nhận trẻ em được hưởng mọi quyền cơ bản của con người thông qua hiến pháp, luật pháp, chính sách và Việt Nam cũng không thiếu công cụ để bảo vệ trẻ em được phát triển toàn diện. Tuy nhiên hiện trạng bạo hành trẻ em vẫn tiếp tục diễn ra. Hàng năm vẫn còn những con số thống kê đau lòng về vấn đề bạo hành trẻ em. Theo TS Nguyễn Hải Hữu, Cục trưởng Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em (Bộ LĐ, TB&XH), mỗi năm cả nước có khoảng 7.000 – 8.000 vụ bạo hành và xâm hại tình dục trẻ em. Vậy vấn đề nằm ở đâu? Phải chăng mầm mống nằm chính ngay trong môi trường thân thuộc nhất của các em_gia đình?!

    Gia đình là nơi gắn bó, nâng đỡ và có ảnh hưởng quan trọng nhất với trẻ em trong những năm tháng đầu đời. Gia đình cũng là nơi chăm sóc, bảo vệ trẻ em tốt nhất, an toàn nhất. Thế nhưng trong những năm gần đây nổi lên rất nhiều tin, phóng sự, bài viết về nạn bạo hành trẻ em xét trong phạm vi gia đình khiến dư luận xã hội hết sức bức xúc. Những trận đòn gây thương tích >50% cơ thể trẻ, những hình thức ngược đãi dã man, không ít vụ khiến trẻ bị ảnh hưởng nặng cả về thể chất lẫn tinh thần, thậm chí đẫn đến tử vong. Không thể tưởng tượng được tình mẫu tử, tình phụ tử lại có thể trở nên như vậy.
    Theo đường dây nóng của Cục Bảo vệ Chăm sóc Trẻ em, mức độ xâm hại và bạo lực trẻ em trong gia đình đã tăng gấp 3 lần, so với chục năm trước đây. Đây chỉ là số liệu thống kê được, trong thực tế, số vụ việc bạo lực, ngược đãi trẻ em còn cao hơn, song nhiều khi gia đình nạn nhân không khai báo, tố cáo đối tượng vì mặc cảm, sợ ảnh hưởng đến tương lai của trẻ. Bạo hành trẻ em trong gia đình là một vấn đề không hề xa lạ, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp hiện tượng này trong cuộc sống thường nhật. Thế nhưng đã đến lúc phải nhìn lại vấn đề một cách nghiêm túc, nó không còn là chuyện con tôi tôi muốn “dạy” thế nào tùy tôi. Gia đình là nơi chăm sóc, bao bọc trẻ em lý tưởng nhất nhưng trớ trêu thay với một bộ phận trẻ em đây còn là nơi ẩn chứa những hiểm họa về bạo hành. Các em sẽ trông cậy vào đâu khi tổ ấm của mình không còn mang lại sự bình yên?!

    II PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ
    1 Một số khái niệm cơ bản:
    · Trẻ em:
    Khái niệm “Trẻ em“ là một khái niệm bao quát dành cho một bộ phận công dân còn có sự hạn chế nhất định trong năng lực ứng xử và năng lực pháp lý của bản thân.
    Khái niệm “Trẻ em” hiện nay và tồn tại ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Trong đó có sự khác biệt nhất định đối với việc quy định ngưỡng tuổi chính xác của trẻ em ở từng quốc gia, tuy nhiên mọi quan điểm đều thống nhất quan điểm cho rằng trẻ em là đối tượng yếu thế, cần được chăm sóc, bảo vệ và hưởng các quyền lợi tốt nhất để phát triển.
    Theo Công ước quốc tế về quyền Trẻ em, ngay tại điều 1 đã nêu rõ rằng “Trẻ em là những người dưới 18 tuổi, trừ những trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em có quy định tuổi vị thành niên thấp hơn”. Tại Việt Nam, theo luật BVCS&GDTE sửa đổi năm 2001, điều 1 cũng quy định rằng: “Trẻ em quy định trong luật này là những người công dân dưới 16 tuổi”.
    Nhìn dưới góc độ XHH: “Trẻ em là giai đoạn xã hội hóa mạnh nhất và là giai đoạn đóng vai trò quyết định của việc hình thành nhân cách của mỗi con người”.
    Tuy văn bản luật của mỗi quốc gia trong văn kiện quốc tế có sự khác biệt nhất định trong việc quy định tuổi của trẻ em. Nhưng tất cả đều thống nhất cho rằng trẻ em là những người công dân còn nhỏ tuổi, cần được bảo vệ. Cách hiểu này căn cứ từ sự phân tích thực tế, về cả mặt thể chất, tâm sinh lý và sự phát triển về mặt xã hội, ý thức tự lập, tự chủ của con người từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành. Trong bài tiểu luận này, để phù hợp hơn với điều kiện kinh tế-xã hội và luật pháp nước ta nên xin được quy ước phạm vi tuổi của trẻ em là dưới 18 tuổi.

    · Bạo hành:
    Khái niệm bạo hành chỉ hành vi bạo lực thô bạo, biểu hiện trạng thái tâm lý tức giận của người độc ác. Mục đích của bạo hành là trừng phạt, khuất phục để thỏa mãn và khẳng định vị trí của một người nào đó.
    Khái niệm bạo hành không chỉ là dùng bạo lực làm tổn thương thân thể, gây thương tích, tàn tật mà còn là sự lăng nhục về tinh thần, là sự xúc phạm danh dự và nhân phẩm người khác đến mức có thể gây ra những “sang chấn tâm lý” - tức là bạo hành bằng tinh thần cũng có thể cấu thành tội phạm hình sự.

    2 Bạo hành trẻ em trong gia đình:

    Từ khái niệm “trẻ em” và “bạo hành” có thể hiểu bạo hành trẻ em là hành vi bạo lực thô bạo, biểu hiện trạng thái tâm lý tức giận của người độc ác với trẻ em hoặc sự lăng nhục trẻ em về tinh thần, sự xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
    Có thể chia bạo hành trẻ em trong gia đình thành một số hình thức bạo hành như sau:
    Bạo hành thể xác: Những hành vi như đá, đấm, tát, dùng vật cứng sát thương, tác động trực tiếp đến sức khỏe của trẻ em. Kiểu hành vi này hay xảy ra khi hai bên chênh lệch về sức mạnh thể chất, cụ thể ở đây là giữa bố mẹ và con cái, giữa ông bà và
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...