Luận Văn Bạo hành gia đinh: Thực trạng - Nguyên nhân và Giải pháp

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bạo hành gia đinh: Thực trạng - Nguyên nhân và Giải pháp


    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài:
    Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, cuộc sống tinh thần của con người cũng ngày càng được cải thiện, đặc biệt sự bình đẳng về giới, quan hệ vợ chồng được nhìn nhận trên nhiều khía cạnh tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn nạn, trong đó có bạo hành gia đình, không chỉ làm đau đầu các cơ quan chức năng mà còn làm tổ ấm gia đình mất đi nền tảng vốn có của nó.
    Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi chứa chan niềm vui, sự nồng ấm, những giây phút thiêng liêng, nơi tìm về sau những ngày vất vả và xa cách. Thế nhưng mấy năm trở lại đây một thực trạng đang được xã hội quan tâm và báo chí liên tục đưa tin làm xôn xao dư luận đó là vấn đề bạo hành ngày một gia tăng về số lượng và nghiêm trọng về mức độ đang xảy ra trong các gia đình. Lúc này hơn ai hết chúng ta cần phải vào cuộc để tìm ra đâu là căn nguyên đang ăn mòn tế bào xã hội, để rồi từ đó cùng với xã hội tìm ra các giải pháp để ngăn chặn và đi đến xoá bỏ nạn bạo hành.
    Vì vậy ngay từ đầu khi xuống địa bàn thực tế tôi đã hình thành ý tưởng là phải tim hiểu về vấn đề này. Bởi Thị trấn Tứ Hạ - Hương Trà - Thừa Thiên Huế, là vùng đất cố đô, chỉ cách Kinh thành Huế có 16 km, nhiều dấu tích của chế độ phong kiến còn tồn tại trong cuộc sống của người dân nơi đây. Đặc biệt tàn dư của nó là tư tuởng trọng nam khinh nữ vẫn còn ăn sâu trong tiềm thức của một bộ phận dân chúng.
    Măt khác trước khi xuống địa bàn thực tế tôi đã được trang bị những kiến thức, hiểu biết và kỹ năng cơ bản về vấn đề bạo hành gia đình qua học phần “Xã hôi học gia đình” do thầy giáo – TS Nguyễn Xuân Hồng giảng dạy.
    Vì những lý do trên nên tôi đã tự tin lựa chọn cho mình đề tài: “Bạo hành gia đinh: Thực trạng - Nguyên nhân và Giải pháp” (Trường hợp nghiên cứu ở Thị trấn Tứ Hạ - Hương Trà - Thừa Thiên Huế).
    2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn:
    2.1. Ý nghĩa lý luận
    Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm sáng tỏ một số lý thuyết xã hội học: lý thuyết hành vi ,lý thuyết bất bình đẳng xã hội, lý thuyết về giới, bất bình đẳng giới, lý thuyết về gia đình, lý thuyết về bạo hành gia đình
    2.2. Ý nghĩa thực tiễn
    * Đối với chính quyền địa phương:
    Giúp cán bộ Thị trấn và các ban ngành chuyên môn đánh giá, nhìn nhận lại thực trạng bình đẳng giới, thực trạng về bạo hành trong gia đình tại địa phương.Những thông tin thu được qua quá trình nghiên cứu sẽ tạo cơ sở cho chính quyền địa phương có những bổ sung, điều chỉnh về chính sách, chủ trương nhằm thực hiện bình đẳng giới, hạn chế và đi đến ngăn ngừa và xoá bỏ bạo hành gia đình có hiệu quả, tạo động lực cho sự tiến bộ của phụ nữ và phát triển chung của địa phương.
    * Đối với người dân:
    Giúp người dân có cơ hội nhìn nhận đúng hơn vai trò của người phụ nữ và thực trạng nạn bạo hành trong mỗi gia đình ở địa phương mình.Từ đó giúp người dân thay đổi lối tư duy cũ, góp phần thực hiện có hiệu quả bình đẳng giơí trong gia đình nói riêng và bình đẳng nam nữ nói chung. Góp phần tạo nên sự yên ấm, bình yên, ấm no và hạnh phúc của mỗi gia đình nhằm tiến tới xây dựng gia đình văn hoá, làng xã văn hoá, xã hội công bằng - dân chủ - văn minh.
    * Đối với bản thân:
    Qua đợt thực tế này, mà cụ thể là việc đi sâu tìm hiểu vấn đề bạo hành trong gia đình ở một cộng đồng dân cư, là cơ hội tốt để tôi có thể áp dụng những phương pháp và lý thuyết đã học (phương pháp thực hành công tác xã hội, các lý thuyết về xã hội hoc, các kiến thức về gia đình học ) vào thực tiễn cuộc sống. Đồng thời qua quá trình thực hiện đề tài, tôi tiếp thu được nhiều kiến thức về vấn đề gia đình và hiểu thêm về một cộng đồng dân cư với những bản sắc riêng. Từ đó giúp em được kiểm nghiệm thực tế, qua đó rút ra và tích luỹ cho mình được những kinh nghiệm quý báu cho bản thân để phục vụ cho công việc sau nay.
    3. Mục tiêu nghiên cứu:
    3.1. Mục tiêu tổng quát:
    Đề tài này được thực hiện với một nhận thức rõ ràng rằng bạo hành gia đình là vấn đang rất được quan tâm ở Việt Nam hiện nay.Vì vậy trên cơ sở xem xét các mối quan hệ trong gia đình, đề tài mong muốn đưa đến một cách nhìn mới về vai trò của người phụ nữ và thực trạng bạo hành trong gia đình hiện nay. Qua đó lắng nghe và cảm thông chia sẻ với những nạn nhân bị bạo hành. Từ đó hướng tới các giải pháp nâng cao năng lực cho nữ giới và thực hiện bình đẳng giới có hiệu quả.
    3.2. Mục tiêu cụ thể:
    - Tìm hiểu thực trạng bạo hành trong gia đình ở Tứ Hạ: những hoàn cảnh, và những lý do.
    - Tìm hiểu cách nhìn nhận, đánh giá về vấn đề bạo hành trong gia đình ở địa phương .
    - Tìm hiểu nguyên nhân và kiến nghị các giải pháp nhằm hạn chế nạn bạo hành trong gia đình có hiệu quả.
    - Nâng cao nhận thức cho cán bộ và người dân địa phương, làm thay đổi lối tư duy cũ, lạc hậu, giúp họ có cách nhìn nhận đúng đắn về vấn đề bình đẳng giới và bạo hành gia đình.
    4. Đối tượng – Khách thể - Phạm vi và mẫu nghiên cứu.
    4.1. Đối tuợng nghiên cứu:
    Tình hình bạo hành trong gia đình ở Tứ Hạ: Những hiện tượng bất bình đẳng còn tồn tại, nguyên nhân và giải pháp.
    4.2. Khách thể nghiên cứu:
    Phụ nữ và nam giới trong các gia đình trên địa bàn, cán bộ phụ nữ, đại diện chính quyền địa phương, trưởng các khu vực dân cư.






    MỤC LỤC

    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài: 1
    2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn: 2
    2.1. Ý nghĩa lý luận 2
    2.2. Ý nghĩa thực tiễn 2
    3. Mục tiêu nghiên cứu: 3
    3.1. Mục tiêu tổng quát: 3
    3.2. Mục tiêu cụ thể: 3
    4. Đối tượng – Khách thể - Phạm vi và mẫu nghiên cứu. 3
    4.1. Đối tuợng nghiên cứu: 3
    4.2. Khách thể nghiên cứu: 3
    4.3. Phạm vi nghiên cứu: 3
    4.4. Mẫu nghiên cứu: 4
    5. Phương pháp nghiên cứu. 6
    5.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: 6
    5.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: 7
    5.3. Phương pháp xử lý dữ liệu: 7
    PHẦN NỘI DUNG 8
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 8
    1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu: 8
    2. Một số khái niệm công cụ: 8
    2.1. Bạo hành gia đình: 8
    2.2. Các dạng bạo hành gia đình: 9
    2.2.1. Bạo hành về thể chất: 9
    2.2.2. Bạo hành tinh thần: 9
    2.2.3. Bạo hành tình duc: 10
    2.2.4. Bạo hành kinh tế: 10
    2.2.5. Bạo hành xã hội: 11
    CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 12
    1. Tổng quan về địa bàn thực tế Huyện Hương Trà và Thị trấn Tứ Hạ 12
    1.1. Về Huyện Hương Trà: 12
    1.2. Tổng quan về Thị trấn Tứ Hạ 12
    1.2.1. Vị trí địa lí: 12
    1.2.1. Hệ thống chính trị 12
    2. Tổng quan về bạo hành gia đình ở Việt Nam: 16
    3. Kết quả nghiên cứu: 19
    3.1. Thực trạng bạo hành gia đình ở Thị trấn Tứ Hạ: 19
    3.2. Những yếu tố làm tăng nguy cơ bạo hành: 24
    4. Hậu quả của bạo hành: 24
    4.1. Đối với nạn nhân là phụ nữ: 24
    4.1.1. Hậu quả về thể chất: 24
    4.1.2. Hậu quả về tinh thần: 25
    4.1.3. Các hậu quả khác: 25
    4.2. Đối với gia đình: 25
    4.3. Đối với xã hội: 26
    5. Nguyên nhân của bạo hành gia đình: 27
    6. Một số giải pháp hạn chế và khắc phục nạn bạo hành gia đình: 28
    CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 30
    1. Kết luận: 30
    2. Khuyến nghị: 31
    MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HOẠ TRONG CHUYẾN THỰC TẾ TẠI HƯƠNG TRÀ – THỪA THIÊN HUẾ: 32
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 33
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...