Thạc Sĩ Bảo đảm tính đại diện của Quốc Hội đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở V

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 18/8/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 7
    1.1. Nội dung cơ bản của các công trình nghiên cứu có liên quan trực tiếp
    đến đề tài luận án
    7
    1.2. Đánh giá kết quả của các công trình nghiên cứu có liên quan trực tiếp
    đến đề tài luận án
    13
    Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍNH ĐẠI DIỆN VÀ VIỆC BẢO
    ĐẢM TÍNH ĐẠI DIỆN CỦA QUỐC HỘI
    33
    2.1. Khái niệm tính đại diện của Quốc hội 33
    2.2. Tính đại diện của Quốc hội trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa 59
    2.3. Các yếu tố bảo đảm tính đại diện của Quốc hội đáp ứng yêu cầu xây
    dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
    72
    Chương 3: THỰC TRẠNG VIỆC BẢO ĐẢM TÍNH ĐẠI DIỆN CỦA
    QUỐC HỘI
    88
    3.1. Bảo đảm tính đại diện trong các giai đoạn phát triển của Quốc hội Việt
    Nam
    88
    3.2. Đánh giá thực trạng của việc bảo đảm tính đại diện của Quốc hội trong
    giai đoạn hiện nay
    97
    Chương 4: CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ BẢO ĐẢM TÍNH ĐẠI
    DIỆN CỦA QUỐC HỘI ĐÁP ỨNG YÊU CẦU XÂY DỰNG NHÀ
    NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
    129
    4.1. Các yêu cầu đặt ra đối với việc bảo đảm tính đại diện của Quốc hội 129
    4.2. Các giải pháp bảo đảm và nâng cao tính đại diện của Quốc hội 139
    KẾT LUẬN 165
    NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
    ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
    168
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 169
    PHỤ LỤC 182ii
    CÁC MINH HOẠ
    Các bảng Trang
    Bảng 3.1: Số lượng ĐBQH pháp định qua các thời kỳ 101
    Bảng 3.2: Nhiệm kỳ của Quốc hội từ năm 1945 đến nay 103
    Bảng 4.1: Các đơn vị bầu cử ở hải ngoại của Cộng hoà Pháp 146
    Các biểu đồ
    Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ cử tri đi bầu trên cả nước qua các cuộc bầu cử 99
    Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ ĐBQH là nông dân trong các nhiệm kỳ Quốc hội 105
    Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ ĐBQH là công nhân trong các nhiệm kỳ Quốc hội 106
    Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ ĐBQH là phụ nữ trong các kỳ bầu cử 107
    Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ ĐBQH là người dân tộc thiểu số trong các kỳ bầu cử 108
    Biểu đồ 3.6: Các tiêu chí lựa chọn người trúng cử đại biểu Quốc hội 112
    Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ tiếp nhận thông tin từ các cử tri ở các khu vực khác nhau 115
    Biểu đồ 3.8: Việc sử dụng các nguồn thông tin để tìm hiểu ý chí, nguyện
    vọng của cử tri
    119
    Các hình
    Hình 1.1: Cấu trúc hình thức của tính đại diện của Quốc hội 581
    MỞ ĐẦU
    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
    Trong tiến trình thực hiện đường lối đổi mới đất nước, bắt đầu từ Hội nghị đại
    biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII (01/1994), Đảng ta đã khẳng định sự cần thiết
    phải xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Sau đó, chủ trương
    này liên tục được khẳng định tại các kỳ đại hội của Đảng. Gần đây nhất, Đại hội đại biểu
    toàn quốc của Đảng lần thứ XI (01/2011) nhấn mạnh: “Nhà nước ta là Nhà nước pháp
    quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” và trong công cuộc đổi
    mới đất nước, cần tiếp tục “đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
    Việt Nam” [10, tr. 52-53].
    Một trong những nội dung quan trọng của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền
    là đổi mới tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước. Trong đó, việc đổi mới tổ chức và
    hoạt động của Quốc hội có vai trò rất quan trọng do Quốc hội là cơ quan đại biểu cao
    nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.
    Trong thời gian vừa qua, quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội
    mặc dù đã có những thành tựu nhất định nhưng chưa được như mong đợi. Thực tiễn tổ
    chức và hoạt động của Quốc hội chỉ ra rằng, so với nhiệm vụ và quyền hạn mà Hiến
    pháp và pháp luật qui định, thì tổ chức bộ máy của Quốc hội nhìn chung chưa ngang
    tầm, chưa đáp ứng công việc một cách đầy đủ [87].
    Trong khi đó, nhiều kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy để đáp ứng được những
    yêu cầu của quá trình phát triển của đất nước, việc đổi mới tổ chức và hoạt động của
    Quốc hội trong thời gian sắp tới còn gặp nhiều thách thức hơn nữa.
    Một trong những thách thức cơ bản đối với hoạt động của Quốc hội là việc bảo
    đảm và nâng cao tính đại diện của Quốc hội. Khi nhận định về những thách thức đối với
    Quốc hội trong thời kỳ đổi mới tại dịp kỉ niệm 60 năm bầu cử Quốc hội khoá I, cố Thủ
    tướng Võ Văn Kiệt đã chỉ ra 3 thách thức và trong đó có đến 2 thách thức liên quan đến
    tính đại diện của Quốc hội. Đó là các vấn đề liên quan đến khả năng đại diện cho nhân
    dân của các đại biểu Quốc hội và sự chồng chéo của các mối quan hệ đại diện trong
    Quốc hội [126]. Nhận định này cũng nhận được sự đồng tình của nhiều nhà nghiên cứu 2
    khác nhau [69]. Bên cạnh đó, tại Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ XI vừa
    qua, Đảng ta cũng đã nhận định cần tiếp tục “đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc
    hội, bảo đảm cho Quốc hội thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân [ ] có
    cơ chế để đại biểu Quốc hội gắn bó chặt chẽ và có trách nhiệm với cử tri” [9].
    Trên thực tế, xung quanh việc đảm bảo tính đại diện của Quốc hội nước ta đang
    có rất nhiều vấn đề tồn tại. Đó là những vấn đề về cơ cấu thành phần của đại biểu, về
    mối quan hệ giữa đại biểu Quốc hội và cử tri, việc xác định đại diện cho lợi ích của địa
    phương và lợi ích của quốc gia v.v Đây vốn là những vấn đề phức tạp, liên quan đến
    rất nhiều khía cạnh khác nhau của thiết chế nghị viện từ quá trình bầu cử cho đến việc
    tổ chức bộ máy và các hoạt động của Quốc hội. Và thực tế cho thấy dường như có mối
    liên hệ giữa khả năng đại diện của Quốc hội với hiệu quả hoạt động của Quốc hội trong
    việc thực hiện các chức năng lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của
    đất nước. Việc ban hành các đạo luật chưa đạt yêu cầu trong thời gian gần đây được cho
    là có một phần nguyên nhân do các cuộc thảo luận tại Quốc hội chưa phản ánh hết thực
    tế của cuộc sống. Các hoạt động giám sát của Quốc hội chưa được như mong muốn của
    cử tri trong nhiều trường hợp là do những mối quan hệ đại diện chồng chéo, làm giảm
    động lực giám sát của các đại biểu Quốc hội.
    Hơn thế nữa, việc tăng cường tính đại diện của Quốc hội còn đồng nghĩa với việc
    mở rộng dân chủ, và do vậy có thể góp phần nâng cao chất lượng hoạt động lập pháp và
    hoạt động giám sát của Quốc hội. Đây là một phần trong những nội dung cơ bản của
    việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
    Trong khi đó, các vấn đề về tính đại diện của Quốc hội nước ta lại là một trong
    những nội dung ít được tập trung nghiên cứu và đổi mới trong thời gian vừa qua. Đã có
    khá nhiều báo cáo và các đề án tập trung nghiên cứu việc đổi mới chức năng lập pháp,
    giám sát, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước của Quốc hội nhưng chưa
    có những chương trình, đề án nghiên cứu tổng thể liên quan đến việc bảo đảm tính đại
    diện của Quốc hội để Quốc hội đại diện tốt hơn cho nhân dân.
    Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu đề tài: “Bảo đảm tính đại diện của Quốc
    hội đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
    hiện nay” là một yêu cầu hết sức cấp thiết. Nội dung nghiên cứu cơ bản của đề tài này
    tập trung đi sâu vào việc nghiên cứu, tìm hiểu, làm rõ tính đại diện của Quốc hội, việc3
    bảo đảm tính đại diện của Quốc hội; thực trạng việc bảo đảm tính đại diện của Quốc hội
    ở Việt Nam; và các giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện cơ chế bảo đảm tính đại diện của
    Quốc hội đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
    2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
    2.1. Mục đích của luận án
    Mục đích của Luận án là làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc bảo đảm
    tính đại diện của Quốc hội ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, Luận án đưa ra những kiến nghị
    nhằm tăng cường việc bảo đảm tính đại diện của Quốc hội đáp ứng yêu cầu xây dựng
    Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
    2.2. Nhiệm vụ của luận án
    - Làm rõ cơ sở lí luận về tính đại diện của Quốc hội qua đó một số nội dung sẽ
    được giải quyết như làm rõ khái niệm về tính đại diện của Quốc hội, cấu trúc của tính
    đại diện của Quốc hội; việc bảo đảm tính đại diện của Quốc hội nhằm đáp ứng yêu cầu
    xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
    - Phân tích, đánh giá việc bảo đảm tính đại diện ở Quốc hội nước ta trong thời
    gian vừa qua cả về khuôn khổ chính sách, pháp luật và quá trình thực hiện trên thực tiễn.
    - Phân tích làm rõ các yêu cầu của việc bảo đảm tính đại diện và mối quan hệ
    giữa việc bảo đảm tính đại diện đối với công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã
    hội chủ nghĩa ở nước ta.
    - Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường việc bảo đảm tính đại diện của Quốc
    hội Việt Nam.
    3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
    Những vấn đề lí luận về tính đại diện và bảo đảm tính đại diện của Quốc hội sẽ
    được làm rõ trong nghiên cứu này. Tuy nhiên, để đáp ứng mục đích chính của đề tài là
    nghiên cứu về tính đại diện của Quốc hội Việt Nam, Luận án sẽ chủ yếu tập trung phân
    tích, tìm hiểu và giải thích những nhận thức hiện tại về tính đại diện của Quốc hội trong
    bối cảnh nước ta, đặc biệt là trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
    nghĩa của dân, do dân và vì dân được khởi xướng từ năm 1994 đến nay. 4
    4. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Việc giải quyết các vấn đề lí luận và thực tiễn về bảo đảm tính đại diện của Quốc
    hội trong luận án được thực hiện trên cơ sở nền tảng phương pháp luận duy vật biện
    chứng của triết học Mác – Lênin với các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương
    pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp phân tích theo hệ thống, phương pháp kết hợp
    lý luận với thực tiễn, phương pháp lịch sử
    Phương pháp so sánh pháp luật được sử dụng trong luận án để so sánh, tìm hiểu
    những đặc thù của việc bảo đảm tính đại diện của Quốc hội ở một số nước để từ đó đề
    xuất những giải pháp nhằm tăng cường việc bảo đảm tính đại diện của Quốc hội đáp
    ứng yêu cầu của việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta.
    Để có những luận cứ thuyết phục liên quan đến các lập luận về tính đại diện của
    Quốc hội, phương pháp phân tích các trường hợp điển hình sẽ được áp dụng trong quá
    trình nghiên cứu của đề tài này. Thông qua việc quan sát hoạt động của Quốc hội, các
    thông tin về tiến trình làm việc, các tình huống thực tế trong hoạt động của Quốc hội sẽ
    được ghi nhận để xây dựng các lập luận của đề tài
    Để những lập luận của Luận án bảo đảm tính khoa học, tác giả Luận án đã sử
    dụng phương pháp điều tra xã hội học nhằm thu thập số liệu về nhận thức của các đại
    biểu Quốc hội đối với một số vấn đề thuộc nội dung của luận án. Việc điều tra xã hội
    học được tiến hành vào tháng 5 năm 2013 tại kỳ họp thứ 5 của Quốc hội khoá XIII với
    số phiếu phát ra là 318 phiếu, số phiếu thu về là 310 phiếu. Các số liệu thu thập được
    làm sạch và xử lý bằng phần mềm SPSS (xem thêm Phụ lục về Phiếu khảo sát việc bảo
    đảm tính đại diện của Quốc hội).
    5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI VÀ Ý NGHĨA CỦA LUẬN ÁN
    Luận án có những đóng góp mới như sau:
    - Khẳng định tính đại diện của Quốc hội là một khái niệm liên quan đến các vấn
    đề lý luận mang tính cơ bản về tổ chức và hoạt động của Quốc hội trong đó có cách hiểu
    thuần tuý về mặt ngôn ngữ về khái niệm đại diện, về các vấn đề lý luận liên quan đến
    chủ quyền nhân dân, về các lý luận về đại diện chính trị và về dân chủ đại diện. Để hiểu
    tính đại diện một cách đầy đủ và có hệ thống, cần phải hiểu tính đại diện của Quốc hội
    là tính chất các thành viên của Quốc hội do các cử tri trực tiếp bầu ra, có năng lực đại 5
    diện một cách xứng đáng cho các cử tri, phản ánh cơ cấu thành phần xã hội, đại diện
    cho ý chí, nguyện vọng của các cử tri để thay mặt các cử tri xác định nên ý chí chung
    của xã hội. Tính đại diện thể hiện qua cách thức hình thành mối quan hệ đại diện; qua
    mối tương đồng giữa các đại biểu Quốc hội với cử tri; qua năng lực đại diện của đại biểu
    Quốc hội và qua nội dung đại diện là đại diện cho ý chí chung của xã hội.
    Từ thực trạng của việc bảo đảm tính đại diện của Quốc hội trong thời gian vừa
    qua và yêu cầu của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân,
    do nhân dân và vì nhân dân, Luận án cho rằng việc bảo đảm tính đại diện của Quốc hội
    đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đặt ra các yêu cầu cơ
    bản gồm:
    - nâng cao nhận thức về việc bảo đảm tính đại diện của Quốc hội đáp ứng yêu
    cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam;
    - việc bảo đảm tính đại diện của Quốc hội phải được xem xét một cách toàn diện;
    - việc bảo đảm tính đại diện của Quốc hội phải gắn với việc bảo đảm thực hiện
    chủ quyền nhân dân;
    - bảo đảm việc thực hiện hình thức uỷ quyền tự do và;
    - bảo đảm tăng cường các hoạt động giáo dục ý thức của cử tri để tăng cường sự
    tham gia của các cử tri vào các hoạt động chính trị của đất nước.
    Để tăng cường việc bảo đảm tính đại diện của Quốc hội, Luận án đề xuất ba nhóm
    giải pháp cơ bản gồm: hoàn thiện chế độ bầu cử, nâng cao vị thế của đại biểu Quốc hội
    và hoàn thiện quy trình, thủ tục làm việc của Quốc hội. Trong đó có một số giải pháp
    nổi bật gồm:
    - Áp dụng phương pháp bầu cử theo đa số hai vòng để bầu cử đại biểu Quốc hội.
    Các đơn vị bầu cử được tổ chức với số dân gần tương đương nhau không phụ thuộc vào
    địa giới hành chính; mỗi đơn vị bầu cử được bầu một đại biểu Quốc hội;
    - Việc bầu cử đại biểu Quốc hội phải được tiến hành trên cơ sở có tính cạnh tranh
    cao, theo đó cần nâng cao số dư các đại biểu Quốc hội tại mỗi đơn vị bầu cử, cho phép
    các ứng cử viên vận động tranh cử để cung cấp thông tin tới các cử tri và giới thiệu về
    khả năng của mình;6
    - Để bảo đảm sự tự do trong việc xét đoán của các đại biểu Quốc hội và tăng
    cường động lực đại diện của các đại biểu Quốc hội, cần ghi nhận nguyên tắc uỷ quyền
    tự do, khôi phục các quy định về quyền miễn trừ trách nhiệm của các đại biểu Quốc hội;
    về lâu dài áp dụng hình thức đại biểu Quốc hội chuyên trách đối với toàn bộ các đại biểu
    Quốc hội;
    - Để tăng cường điều kiện bảo đảm hoạt động của đại biểu Quốc hội trong việc
    phản ánh ý chí chung của xã hội, cần bổ sung hình thức điều trần trong hoạt động của
    Quốc hội và áp dụng nguyên tắc quyết định theo đa số nhưng bảo vệ ý kiến của thiểu số
    trong quy trình, thủ tục làm việc của Quốc hội.
    6. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN
    Luận án gồm có: Phần mở đầu; Bốn chương; Kết luận và Danh mục tài liệu tham
    khảo:
    Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài luận án
    Chương 2: Cơ sở lý luận về tính đại diện của Quốc hội và việc bảo đảm tính đại
    diện của Quốc hội;
    Chương 3: Thực trạng việc bảo đảm tính đại diện của Quốc hội;
    Chương 4: Các giải pháp và kiến nghị bảo đảm tính đại diện của Quốc hội đáp
    ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...