Luận Văn Bảo đảm quyền con người trong lịch sử lập hiến Việt Nam

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Ác Niệm, 13/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU



    Trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc và hơn 100 năm chịu ách đô hộ của

    thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, phải gánh chịu những hy sinh to lớn để giành

    độc lập dân tộc và tự do của Tổ quốc, bị tước đi hầu hết các quyền cơ bản

    vốn có của một con người như quyền được sống, được tự do, được hạnh

    phúc Hơn ai hết, dân tộc Việt Nam rất hiểu và trân trọng các giá trị thiêng

    liêng của quyền con người. Do vậy, Ngay từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam

    lãnh đạo toàn dân, toàn quân ta tiến hành cuộc Cách mạng Tháng Tám thành

    công, giành chính quyền về tay nhân dân, thành lập ra nhà nước Việt Nam

    dân chủ Cộng hòa ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã long trọng công

    bố trước toàn thế giới bản Tuyên ngôn độc lập, lần đầu tiên khẳng định tôn

    trọng các quyền công dân và quyền con người trên đất nước Việt Nam: “Tất

    cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền

    không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy có quyền được sống,

    quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc ”.

    Trong hai cuộc kháng chiến cứu nước đầy hy sinh, gian khổ, Đảng và

    Nhà nước Việt Nam đã đoàn kết toàn dân, bền bỉ đấu tranh để giành lại một

    trong những quyền cơ bản của con người là quyền được sống trong hòa bình

    trong một đất nước độc lập, tự do. Nhân dân Việt Nam đã thể hiện ý chí quyết

    tâm cao nhất “Thà chết chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không

    chịu làm nô lệ”. Chân lý và khát vọng ngàn đời của người dân Việt Nam đã

    được khái quát trong lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Không có gì

    quý hơn độc lập, tự do”. Nhân dân Việt Nam từ già đến trẻ, từ Bắc chí Nam,

    đã nhất tề đứng dậy, đạp bằng mọi gian nan, thử thách, chấp nhận gian khổ,

    hy sinh, quyết giành bằng được độc lập, tự do cho Tổ quốc, bảo vệ quyền

    sống, nhân phẩm, danh dự của mỗi công dân và cả dân tộc. Trong những năm
    chiến tranh, tuy phải tập trung cao nhất mọi nguồn lực cho kháng chiến chống

    thực dân, đế quốc, không lúc nào Đảng và Nhà nước Việt Nam không quan

    tâm đến xây dựng nhà nước, chính quyền của nhân dân, vì nhân dân và chăm

    lo cải thiện đời sống của người lao động, thực thi các quyền của công dân đã

    được khẳng định trong Hiến pháp. Trải qua lịch sử đấu tranh giành độc lập, tự

    do, nhân dân Việt Nam càng hiểu và trân trọng giá trị thiêng liêng của các

    quyền con người, trước hết là quyền dân tộc tự quyết, quyền tự do quyết định

    vận mệnh của mình, quyền được sống trong sự tôn trọng nhân phẩm. dân tộc

    Việt Nam hiểu rõ quyền con người gắn với độc lập, hòa bình, dân chủ và phát

    triển. Với mục tiêu đó, ngay sau khi giành được chính quyền, Việt Nam đã

    nhanh chóng tổ chức Tổng tuyển cử bầu Quốc hội, xây dựng và ban hành

    Hiến pháp (1946), trong đó các quyền tự do cơ bản của công dân bộ phận

    quan trọng nhất của quyền con người đã được trân trọng ghi nhận. Tiếp tục

    sau đó, sự ra đời của các bản Hiến pháp 1959, 1980 và Hiến pháp hiện hành

    1992 đã ngày càng hoàn thiện hơn các quy định về các quyền cơ bản của công

    dân nhằm hướng tới quyền con người được ngày càng được đảm bảo một

    cách tốt nhất trong nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

    Tuy nhiên, giống như ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới, việc thực hiện

    và bảo đảm quyền con người ở Việt Nam vẫn chưa được hoàn thiện một cách

    triệt để nhất, Đảng và Nhà nước ta vẫn đang phải tiếp tục quá trình sửa đổi,

    xây dựng, để khắc phục những khiếm khuyết trong những quy định về quyền

    con người và đảm bảo quyền con người, để nhằm hướng tới cho dân tộc Việt

    Nam một cuộc sống tốt đẹp và đảm bảo nhất.

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO



    Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, Nxb Công an Nhân dân 2006

    Hệ thống văn bản Luật Hiến pháp Việt Nam, Nxb Giao thông vận

    tải 2006

    Võ Thị Lan Anh Khóa luận tốt nghiệp Bảo đảm quyền con người

    trong lịch sử lập hiến Việt Nam, 2006

    Nguyễn Đăng Dung (Chủ biên) Hiến pháp trong nhà nước pháp

    quyền, Nxb Đà Nẵng 2008

    Nguyễn Đăng Dung Ý tưởng về một Nhà nước chịu trách nhiệm,

    Nxb Đà Nẵng 2007

    Trần Ngọc Đường Bảo vệ quyền con người, quyền công dân, Nxb

    chính trị Quốc gia 2004

    Trần Ngọc Đường Quyền con người và quyền công dân trong

    Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, Nxb chính trị Quốc gia 2004

    Khoa luật ĐHQG Hà Nội: Hỏi đáp về quyền con người, Nxb Công

    an Nhân dân 2010

    Tạp chí Cộng sản số 24 (168) năm 2008

    Tạp chí bảo hiểm xã hội số 8/2007 (104)

    Tạp chí Cộng sản số 7 (151) năm 2008

    Website Bộ ngoại giao: www.mofahcm.gov.vn

    Website Ban tuyên giáo Trung ương: Tap chi ban tuyen giao

    Website Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài
    [
    Luận văn chia làm 3 chương
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...