Luận Văn Bảo đảm quyền con người trong lịch sử lập hi

Thảo luận trong 'Báo Chí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Bảo đảm quyền con người trong lịch sử lập hi​
    Information
    LỜI MỞ ĐẦU

    Trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc và hơn 100 năm chịu ách đô hộ của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, phải gánh chịu những hy sinh to lớn để giành độc lập dân tộc và tự do của Tổ quốc, bị tước đi hầu hết các quyền cơ bản vốn có của một con người như quyền được sống, được tự do, được hạnh phúc Hơn ai hết, dân tộc Việt Nam rất hiểu và trân trọng các giá trị thiêng liêng của quyền con người. Do vậy, Ngay từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo toàn dân, toàn quân ta tiến hành cuộc Cách mạng Tháng Tám thành công, giành chính quyền về tay nhân dân, thành lập ra nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã long trọng công bố trước toàn thế giới bản Tuyên ngôn độc lập, lần đầu tiên khẳng định tôn trọng các quyền công dân và quyền con người trên đất nước Việt Nam: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc ”.
    Trong hai cuộc kháng chiến cứu nước đầy hy sinh, gian khổ, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã đoàn kết toàn dân, bền bỉ đấu tranh để giành lại một trong những quyền cơ bản của con người là quyền được sống trong hòa bình trong một đất nước độc lập, tự do. Nhân dân Việt Nam đã thể hiện ý chí quyết tâm cao nhất “Thà chết chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Chân lý và khát vọng ngàn đời của người dân Việt Nam đã được khái quát trong lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Nhân dân Việt Nam từ già đến trẻ, từ Bắc chí Nam, đã nhất tề đứng dậy, đạp bằng mọi gian nan, thử thách, chấp nhận gian khổ, hy sinh, quyết giành bằng được độc lập, tự do cho Tổ quốc, bảo vệ quyềnsống, nhân phẩm, danh dự của mỗi công dân và cả dân tộc. Trong những nămchiến tranh, tuy phải tập trung cao nhất mọi nguồn lực cho kháng chiến chống thực dân, đế quốc, không lúc nào Đảng và Nhà nước Việt Nam không quan tâm đến xây dựng nhà nước, chính quyền của nhân dân, vì nhân dân và chăm lo cải thiện đời sống của người lao động, thực thi các quyền của công dân đã được khẳng định trong Hiến pháp. Trải qua lịch sử đấu tranh giành độc lập, tự do, nhân dân Việt Nam càng hiểu và trân trọng giá trị thiêng liêng của các quyền con người, trước hết là quyền dân tộc tự quyết, quyền tự do quyết định vận mệnh của mình, quyền được sống trong sự tôn trọng nhân phẩm. Dân tộc Việt Nam hiểu rõ quyền con người gắn với độc lập, hòa bình, dân chủ và phát triển. Với mục tiêu đó, ngay sau khi giành được chính quyền, Việt Nam đã nhanh chóng tổ chức Tổng tuyển cử bầu Quốc hội, xây dựng và ban hành Hiến pháp (1946), trong đó các quyền tự do cơ bản của công dân - bộ phận quan trọng nhất của quyền con người đã được trân trọng ghi nhận. Tiếp tục sau đó, sự ra đời của các bản Hiến pháp 1959, 1980 và Hiến pháp hiện hành
    1992 đã ngày càng hoàn thiện hơn các quy định về các quyền cơ bản của công dân nhằm hướng tới quyền con người được ngày càng được đảm bảo một cách tốt nhất trong nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
    Tuy nhiên, giống như ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới, việc thực hiện và bảo đảm quyền con người ở Việt Nam vẫn chưa được hoàn thiện một cách triệt để nhất, Đảng và Nhà nước ta vẫn đang phải tiếp tục quá trình sửa đổi, xây dựng, để khắc phục những khiếm khuyết trong những quy định về quyền con người và đảm bảo quyền con người, để nhằm hướng tới cho dân tộc ViệtNam một cuộc sống tốt đẹp và đảm bảo nhất.


    KẾT LUẬN


    Trong một thế giới tùy thuộc lẫn nhau, các quyền con người chỉ có thể được tôn trọng và bảo vệ trong một môi trường hòa bình, bình đẳng và phát triển bền vững, trong đó các giá trị nhân bản được tôn trọng và bảo vệ.

    Xuất phát từ chủ trương không ngừng phát triển quyền con người, Nhà nước Việt Nam đã và đang xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật để bảo đảm các quyền con người được tôn trọng và thực hiện một cách đầy đủ nhất. Quyền con người, một khi đã được Hiến pháp và pháp luật ghi nhận, sẽ trở thành ý chí chung của toàn xã hội, được xã hội tuân thủ và được pháp luật bảo vệ. Do vậy, các quyền con người quy định trong Hiến pháp đã không ngừng được cụ thể hóa trong các văn bản pháp quy của Việt Nam.

    Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu một cách khái quát về quyền con người và vấn đề bảo đảm quyền con người trong lịch sử, trong pháp luật quốc tế nói chung và pháp luật Việt Nam nói riêng, có thể thấy rằng quyền con người là một vấn đề phức tạp và dễ thay đổi theo thời gian, điều này, đã lý giải được tại sao quyền con người lại cần phải được quy định trong Hiến pháp– đạo luật có giá trị pháp lý tối cao của Nhà nước.

    Như vậy, trong bối cảnh đất nước ta đang trong tình trạng kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn, cộng với quá trình dựng một Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân thì Đảng và Nhà nước ta lại càng cần phải tiến hành đổi mới để có một cơ chế tiến bộ, kịp thời, linh hoạt, từ đó đảm bảo cho quyền con người có thể được tôn trọng, được bảo vệ và được thực thi mộtcách tốt nhất, phù hợp nhất.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...