Thạc Sĩ Bảo đảm quyền có người bào chữa của người bị buộc tội - so sánh giữa luật tố tụng hình sự việt nam,

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: BẢO ĐẢM QUYỀN CÓ NGƯỜI BÀO CHỮA CỦA NGƯỜI BỊ BUỘC TỘI - SO SÁNH GIỮA LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM, ĐỨC VÀ MỸ

    MỞĐẦU
    1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đềtài
    Bảo đảm quyền con người và hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực
    tốtụng hình sự(TTHS) là vấn đềđang được các quốc gia quan tâm.
    Tuy nhiên, một trong những khó khăn mà các nước gặp phải trong
    quá trình hoàn thiện pháp luật là bảo đảm sự cân bằng giữa các mục
    tiêu của TTHS, đó là việc cân bằng giữa nhiệm vụxửlý tội phạm và
    duy trì tính nghiêm minh của pháp luật với việc bảo đảm và không vi
    phạm các quyền tốtụng của người bịbuộc tội. Thực tiễn cho thấy, ở
    không ít các quốc gia, quyền tốtụng của người bịbuộc tội, trong đó
    có quyền có người bào chữa (NBC)vẫn chưa được bảo đảm trọn vẹn,
    thậm chí bịvi phạm.
    Tại Việt Nam, thực tếgiải quyết vụán hình sựcho thấy vẫn còn
    tồn tại tình trạng oan sai, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp
    của công dân, cụthểlà quyền có NBCtrong vụán hình sự. Thực tế
    này xuất phát từnhiều nguyên nhân,mộttrong số đó là do những quy
    định của pháp luật chưa thực sựthống nhất, còn chồng chéo, mâu
    thuẫn. Mặc dù Bộluật TTHS Việt Nam đã trải qua nhiều lần sửa đổi,
    bổsung, tuy nhiên cũng mới chỉkhắc phục được phần nào những bất
    cập còn tồn tại. Chính vì vậy, quyền và lợi ích pháp lý của người bị
    buộc tội vẫn chưa được bảo đảm trọn vẹn, thậm chí còn bịvi phạm.
    Trước tình hình đó, Nhà nước đã có những động thái thểhiện rõ
    quyết tâm sớm hoàn thiện hệthống pháp luật nói chung và pháp luật
    TTHS nói riêng. Tương tựnhiều nước trên thếgiới, Việt Nam đã và
    đang tiến hành cuộc cải cách tư pháp toàn diện vềtư pháp hình sự.
    NghịQuyết số08/NQ/TW ngày 2/1/2002 và NghịQuyết số
    49/NQ/TW ngày 2/6/2005 của BộChính Trịđã chủtrương một trong
    những nhiệm vụtrọng tâm của công tác cải cách đó là mở rộng hoạt
    2
    động tranh tụng tại phiên tòa xét xử hình sự, trong đó,nhấn mạnh
    việc mở rộng hơn nữa quyền của NBCvàcủa người bịbuộc tội. Đây
    là cơ sởvững chắc đểnâng cao hiệu quảbảm đảm tính công bằng của
    pháp luật nói chung và bảo đảm quyền có NBCcủa người bịbuộc tội
    nói riêng.
    Tuy nhiên, đểtiến trình cải cách tư pháp trong lĩnh vực TTHS
    đạt hiệu quảcao, việcmởrộng hợp tác quốc tếtrong đấu tranh phòng
    chống tội phạm nói chung và hoạt động TTHS nói riêng là một tất
    yếu khách quan và phù hợp với xu thếhội nhập pháp luật. Với mong
    muốn góp phần vào việc nâng cao hiệu quảxây dựng và hoàn thiện
    pháp luật ViệtNamvềbảo đảm quyền có NBC, tác giả đã lựa chọn
    và thực hiện nghiên cứu ởbậc tiến sỹvới đềtài: “Bảo đảm quyền có
    NBC của người bịbuộc tội -So sánh giữa luật tốtụng hình sựViệt
    Nam, Đức và Mỹ” (Guarantee of the accused person’s right to
    defense counsel -A comparative study of Vietnamese, German and
    American Criminal Procedure Law). Theo tác giả, đềtài cần thiết
    được nghiên cứu bởi những cơ sởlý luận và thực tiễn sau đây:
    Thứnhất, giống với Đức và Mỹvà nhiều quốc gia khác trên thế
    giới, Việt Nam rất chú trọng việc xây dựng và hoàn thiện các quy
    phạm pháp luật tốtụng hình sựvềbảo đảm các quyền tốtụng của
    người bịbuộc tội, trong đó bảo đảm quyền có NBC là vấn đềquan
    tâm hàng đầu. Do đó, việc tìm hiểu, so sánh cơ chếpháp lý bảo đảm
    quyền có NBC của ba quốc gia là cần thiết và có cơ sở.
    Thứhai, luật tốtụng hình sựcủa Việt Nam, Đức và Mỹđều ghi
    nhận quyền có NBC là quyền tốtụng cơ bản của người bịbuộc tội và
    cần thiết phải bảo đảm. Bên cạnh những thành công vềmặt lập pháp,
    có một sốđiểm bất cập trong các quy định đó cần phải được phân
    tích, làm sáng tỏvà cần được hoàn thiện. Đối với Việt Nam, những
    3
    khó khăn, vướng mắc trong nhận thức cũng như trong thực tiễn áp
    dụng những quy định này vẫn chưa được giảiquyết triệt để. Vì vậy,
    đềtài nghiên cứu có thể gợi mở một sốnội dung của luật cần được
    hoàn thiện.
    Thứba, thực tiễn áp dụng pháp luật tốtụng hình sựViệt Nam
    vẫn có những khoảng cách nhất định đáng lo ngại so với những quy
    định của pháp luật. Trình độvà đạo đức nghềnghiệp của đội ngũ
    những người tiến hành tốtụng cũng như NBC vẫn còn nhiều hạn chế
    và bất cập. Điều này đã ảnh hưởng, thậm chí gây thiệt hại đến quyền
    lợi của người bịbuộc tội khi tham gia tốtụng. Chính vì vậy, những
    giải pháp khắc phục hợp lý cần sớm được nghiên cứu.
    Thứtư, việc nghiên cứu so sánh pháp luật TTHScủa Việt Nam
    và một sốquốc gia khác về bảo đảm quyền có NBClà một yêu cầu
    cần thiết và đúng đắn, phù hợp với xu thếhội nhập quốc tếhiện nay.
    Điều nàysẽgiúp cho Việt Nam có nhiều cơ hội tìm hiểu và học hỏi
    có chọn lọc những kinh nghiệm xây dựng, sửa đổi, bổsung và áp
    dụng luật tốtụng hình sựvề bảo đảm quyền có NBC. Trên cơ sởđó,
    Việt Nam có thểhoàn thiện những quy định của pháp luật vềbảo
    đảm quyền có NBC, nâng cao hiệu quảtrong công tác điều tra, truy
    tốvà xét xửvụán hình sự.
    2. Mục đíchvànhiệm vụnghiên cứu
    Đềtài nghiên cứu đặt ra hai mục đích: Thứnhất là nghiên cứu
    pháp luật Việt Nam, Đức và Mỹvềbảo đảm quyền có NBC của
    người bịbuộc tội. Đểphục vụmục đích này, đềtài nghiên cứu tập
    trung làm sáng tỏnhững quan điểm khoa học, những quy định của
    pháp luật TTHS hiện hành và những tài liệu phản án thực tiễn bảo
    đảm quyền có NBC ởViệt Nam, Đức và Mỹ. Những công việc này
    được tiến hành nhằm trảlời câu hỏi quyền có NBC của người bịbuộc
    4
    tội được bảo đảm như thếnào trong TTHS của Việt Nam, Đức và
    Mỹ.
    Mục đích thứhai của luận án là đềxuất những giải pháp phù
    hợp và khảthi nhằm hoàn thiện pháp luật TTHS Việt Nam hiện hành
    vềbảo đảm quyền có NBC, góp phần nâng cao hiệu quảcủa quá
    trình giải quyết vụán hình sự, đáp ứng tốt nhiệm vụxửlý tội phạm
    và bảo đảm quyền con người trong TTHS.
    Với hai mục đích nêu trên, đềtài nghiên cứu sẽgiải quyết những
    nhiệm vụsau đây:
    Thứnhất, nghiên cứu so sánh các quan điểm khoa học, quan
    điểm lịch sửvềđảm bảo quyền có NBC và làm rõ cơ sởlý luận
    chung vềbảo đảm quyền này trong TTHS.
    Thứhai, làm sáng tỏnội dung những quy định hiện hành của
    pháp luật quốc tế, của luật TTHS Việt Nam, Đức và Mỹvềbảo đảm
    quyền có NBC trong sựso sánh đểthấy được những điểm tương
    đồng và khác biệt, đồng thời lý giải sựtương đồng và khác biệt. Bên
    cạnh đó, phân tích và chỉra những ưu điểm cũng như những hạn chế
    của pháp luật TTHS Việt Nam hiện hành vềbảo đảm quyền có NBC.
    Thứba, tìm hiểu và đánh giá thực trạng bảo đảm quyền có NBC
    ởViệt Nam, Đức và Mỹtrong sựso sánh đểthấy được những hiệu
    quảvà khó khăn trong việc áp dụng pháp luật ởmỗi quốc gia.
    Cuối cùng, trên cơ sởnghiên cứu nền tảng lý luận và pháp luật
    hiện hành cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật của Đức và Mỹvề
    bảo đảm quyền có NBC, đềtài nghiên cứuđềxuất những giải pháp
    nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật TTHS Việt Nam,nâng cao hiệu
    quảbảo đảm quyền có NBC của người bịbuộc tội.
    3. Phạm vi nghiên cứu
    Đềtài nghiên cứu được tiếp cận và thực hiện dưới góc độluật
    TTHS và so sánh luật. Những nghiên cứu trong luận án tập trung làm
    5
    sáng tỏnhững nội dung bảo đảm quyền có NBC ởphạm vi các cơ
    chếpháp lý, mà không mởrộng ởnhững khía cạnh khác, ví dụcơ chế
    kinh tế, cơ chếquản lý xã hội . Chính vì vậy, đối tượng nghiên cứu
    của luận án là các quan điểm khoa học và những quy định của pháp
    luật TTHS hiện hành của Việt Nam, Đức và Mỹvềbảo đảm quyền
    có NBC; những tư liệu thực tiễn của các cơ quan có thẩm quyền và
    những phán quyết của các tòa án. Bên cạnh đó, những văn bản pháp
    lý quốc tếcó liên quan trực tiếp đến đềtài nghiên cứu cũng được đề
    cập nhằm làm sáng tỏmức độvận dụng của trong pháp luật của các
    quốc gia so với những chuẩn mực quốc tế.
    4. Tình hình nghiên cứu
    Quyền có NBCcủa người bịbuộc tội được ghi nhận từrất sớm
    trong lịch sửTTHS thếgiới cũng như trong TTHS Việt Nam. Theo
    quy định của pháp luật Việt Nam, quyền có NBCđược ghi nhận
    trong Hiến pháp và Bộluật TTHS như là một nguyên tắc cơ bản định
    hướng các hoạt động tốtụng của các cơ quan tiến hành tốtụng
    (THTT). Mặc dù vậy, việc bảo đảm quyền nàytrong thực tếcòn tồn
    tại nhiều hạn chế, không chỉ ởViệt Nam mà ởnhiều quốc gia khác
    trên thếgiới. Trên thực tế, việc nghiên cứu nhằm tìm kiếnnhững giải
    pháp bảo đảm có hiệu quảquyền lợi của người bịbuộc tội trong
    TTHS đã được nhiều nhà khoa học tiến hành. Tuy nhiên hầu hết các
    nghiên cứu đều đềcập ởphạm vi bảo đảm các quyền tốtụng cơ bản
    của người bịbuộc tội. Những nghiên cứu trực tiếp vềbảo đảm quyền
    có NBCcòn khá khiêm tốn, đặc biệt chưa có nghiên cứu nào được
    thực hiện dưới góc độso sánh pháp luật.
    ỞViệt Nam, cácnghiên cứu có liên quan đến bảo đảm quyền có
    NBC còn khá khiêm tốn.Hầu hết các nghiên cứu ởquy mô các bài
    báokhoa học hay các bài tham luận trong các Hội thảo khoa họcvà
    chỉdừng ởmức độdiễn giải luật thực định. Nhìn chung, nội dung đề
    6
    cập trong các bài viết này tập trung ở3 khía cạnh: một là nghiên cứu
    những quy định của Bộluật TTHS dưới góc độbảo đảm quyền con
    người(bao gồm quyền của người bịbuộc tội); hai là nghiên cứu
    nguyên tắc TTHS vềbảo đảm quyền bào chữa nói chung của người
    bịbuộc tội; ba là nghiên cứu vai trò của NBCtrong TTHS. Bên cạnh
    đó, một sốrất ít bài viết khoa học đềcập đến bảo đảm quyền bào
    chữa nói chung trong bối cảnh của cuộc cải cách tư pháp. Một vài
    nghiên cứu dưới dạng sách và luận án (ởcấp độthạc sĩvà tiến sĩ) đã
    trởnên lạc hậu, không còn tính thời sự. Ởquy mô lớn hơn,đã có
    những nhóm chuyên gia tiến hành nghiên cứu về thực trạng hoạt
    động của luật sư trong TTHS, tuy nhiên việc nghiên cứu cũng chỉ
    dừng ởmức độkhảo sát sốliệu.
    Mặc dù vậy, kết quảtừ những nghiên cứu trênđã giúp làm sáng
    tỏquy định của luật TTHSvề bảo đảm quyền bào chữa nói chung,
    cũng như chỉra tương đối những bất cập còn tồn tại. Tuy nhiên, các
    nghiên cứu trên vẫn chưa tiếp cận trực tiếp và toàn diện vềbảo đảm
    quyền có NBC, nhất là hầu như chưa đềcập tới góc nhìn quốc tếvề
    bảo đảm quyền này.
    Trên diễn đàn nghiên cứu khoa học của nước ngoài, có không ít
    những bài báo, công trình nghiên cứu đềcập đến quyền có NBC. Hầu
    hết những nghiên cứu trên chỉdừng lại ởphạm vi pháp luật quốc gia.
    Bên cạnh đó, một số nghiên cứuđược viết dưới góc độso sánh và
    hầu hết mang tínhmô tảpháp luật TTHS các nước. Ngoài ra, có
    không nhiều các nghiên cứu có liên quan đến quyền tốtụng của
    người bịbuộc tộiđược tiếp cận ởgóc độpháp luật quốc tếvề bảo
    đảm quyền con người.
    Nhìn chung, những nghiên cứu trên đã cung cấp cho tác giảmột
    khối lượng kiến thức nền tảng vềTTHS quốc tếvà một sốcác quốc
    gia trên thếgiới, đặc biệt là Đức và Mỹ. Vì vậy, việc nghiên cứu toàn
    7
    diện về quyền có NBC của người bịbuộc tội cũng nhưcác cơ chế
    pháp lý bảo đảm quyền trong sựso sánh vàđối chiếu với pháp luật
    nước ngoài là thực sựcần thiết và có ý nghĩa.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Trên cơ sởphương pháp luận duy vật biện chứng và đểthực
    hiện tốt những nhiệm vụđã đặt ra của đềtài, những phương pháp
    chung được áp dụng đểnghiên cứu là: phương pháp phân tíchvà
    phương pháp tổng hợp.
    Nhiệm vụcủa khoa học nói chung và khoa học pháp lý nói riêng
    là mô tả, giải thích, đánh giá và dựbáo. Đềtài nghiên cứu hướng đến
    việc tìm hiểu các quy định của luật, do đó những phương pháp đặc
    thù của lĩnh vực luật học được tác giảvận dụng trong quá trình thực
    hiện luận án. Trước hết là phương pháp phân tích pháp luật dựa trên
    các học thuyết (legal dogmatics). Phương pháp này được sửdụng để
    giải thích, phân tích, đánh giá nội dung và hiệu lực của những quy
    phạm pháp luật, đồng thời hệthống hóa chúng theo những tiêu chí
    thống nhất và dựđoán hoặc đềxuất hướng phát triển của những quy
    phạm pháp luật đó. Ngoài ra, phương pháp này còn được sửdụng
    trong việc giải thích và hiểu chính xác các lập luận của tòa án và các
    cơ quan có thẩm quyền, các chính sách của nhà nước cũng như
    những quan điểm học thuyết có liên quan trong pháp luật quốc tếvà
    pháp luật của 3 quốc gia lựa chọn (Việt Nam, Đức và Mỹ) vềbảo
    đảm quyền có NBC. Áp dụng phương pháp này trong việc nghiên
    cứu, chúng tôi mong muốnđưa ra một cách nhìn toàn diện vềquy
    định của những hệthống pháp luật điển hình vềbảo đảm quyền có
    NBC, đồng thời đềxuất những giải pháp phù hợp cho việc hoàn thiện
    pháp luật Việt Nam.
    Phương pháp so sánh luật học là phương pháp mang tính đặc thù
    của luận án. Việc so sánh giữa các hệthống pháp luật không chỉlà
    8
    việc tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt mà còn giúp cho
    việc hiểu biết và đánh giá toàn diện một hệthống pháp luật. Kết quả
    nghiên cứu so sánh còn chỉra được những ưu điểm và hạn chếtrong
    từng hệthống pháp luật. Kết quả nghiên cứu so sánh cho thấykhông
    có sựhoàn hảo tuyệt đối trong pháp luật TTHS của từng quốc gia về
    bảo đảm quyền có NBC, và việc học hỏi những kinh nghiệmlẫn nhau
    giữapháp luật của các nước cần phải có sựchọn lọc. Vận dụng kết
    quảtừviệc so sánh, đối chiếu với pháp luật TTHS Đức và Mỹ, tác
    giảđã đềxuất những kiến giải nhằm hoàn thiện pháp luật TTHS Việt
    Nam vềbảo đảm quyền có NBC trên cơ sởđối chiếu, chọn lọc và
    xem xét tính phù hợp với điều kiện pháp luật Việt Nam.
    Phương pháp lịch sửpháp luật cũng được tác giảsửdụng đểthể
    hiện sựgắn kết và tiếp nối vềmặt thời gian của những quy định pháp
    luật và quan điểm lập pháp vềbảo đảm quyền có NBC. Bên cạnh đó,
    phương pháp đàm thoại cũng được tiến hành đểtrao đổi với các
    chuyên gia làm công tác thực tiễn, các luật sư và những người làm
    công tác nghiên cứu vềpháp luật TTHS. Công việc này đã giúp tác
    giảcó những hiểu biết chính xác và đa chiều vềcác hệthống pháp
    luật.
    6. Những kết quảnghiên cứumới của luận án
    Đây là một trong những công trình khoa học ởcấp độtiến sĩtiếp
    cận một cách toàn diện vềbảo đảm quyền có NBCcủa người bịbuộc tội
    dưới góc độso sánh luật TTHS. Đềtài nghiên cứu có những đóng góp
    mới như sau:
    1. Khái quátcác quan điểmlịch sử vềsự hình thành quyền có
    NBC. Làm rõ mối liên hệmang tính quy luật khách quan giữa bảo
    đảm quyền có NBCvới khái niệm về tốtụng công bằng (Due process
    of law)và nguyên tắc nền tảng về quyền được xét xửcông bằng
    9
    (Right to fair trial) trong TTHS. Chỉra được mối liên hệgiữa bảo
    đảm quyền có NBCvà bảo đảm tính công bằng, khách quan trong
    TTHS.
    2. Khái quát hóa các quan điểm, quan niệm của pháp luật quốc tế
    và Việt Nam về bảo đảm quyền có NBC. Qua đó tổng kết và khẳng
    định những nội dung cơ bản vềbảo đảmquyền có NBC được ghi
    nhận trên cảbình diện quốc tếvà quốc gia.
    3. Hệthống hóa các quy định của pháp luật TTHSViệt Nam,
    Đức và Mỹvềbảo đảm quyền có NBC trong sựđối chiếu, so sánh.
    Đặc biệt là chỉra được những điểm tương đồng và khác biệt cũng
    nhưnhững điểm hợp lý và những điểm hạn chế trong từng hệthống
    pháp luật.
    4. Đưa ra một sốkiến nghịhoàn thiện pháp luật TTHS Việt Nam
    về bảo đảm quyền có NBC dựa trênviệctiếp thu có chọn lọc những
    kinh nghiệm của Đức và Mỹ.Đồng thời kiến nghịmột sốbiện pháp
    nâng cao hiệu quảhoạt động áp dụng luật bảo đảm quyền có NBC ở
    Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...