Tiến Sĩ Bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo yêu cầu cải cách tư

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/6/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    PHẦN MỞ ĐẦU
    I. Lý do chọn đề tài
    “Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020” của Chính phủ đã đề ra
    mục tiêu tổng quát đến năm 2020, “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục
    theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa, hội nhập quốc
    tế, thích ứng với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát
    triển giáo dục gắn với phát triển khoa học và công nghệ, tập trung vào nâng
    cao chất lượng, đặc biệt chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng
    tạo, kỹ năng thực hành để một mặt đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã
    hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đảm bảo an ninh quốc
    phòng; mặt khác phải chú trọng thỏa mãn nhu cầu phát triển của mỗi người
    học, những người có năng khiếu được phát triển tài năng.” [7, tr8]
    Theo GS. Phạm Minh Hạc[82], một trong ba việc cấp thiết phải làm
    ngay để đạt mục tiêu đổi mới giáo dục là phải chấn chỉnh, củng cố đội ngũ
    nhà giáo cả phẩm chất và tay nghề vì chính họ là người thực hiện và đảm bảo
    cho đổi mới thắng lợi. Ngày 22/10/2009, Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành
    Thông tư 30/2009/TT-BGD ĐT quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên
    trung học cơ sở và giáo viên trung học phổ thông. Thông tư đã chỉ ra cụ thể
    các yêu cầu cơ bản đối với giáo viên trung học về phẩm chất cũng như năng
    lực chuyên môn, nghiệp vụ gồm 6 tiêu chuẩn, 25 tiêu chí. Đặc biệt, tiêu
    chuẩn 3 về năng lực dạy học có 8 tiêu chí mà người giáo viên THPT cần đạt
    được, trong đó nêu rõ “giáo viên phải có phương pháp dạy học phù hợp, kiến
    thức môn học phải chính xác, có hệ thống, vận dụng hợp lý các kiến thức theo
    yêu cầu cơ bản, hiện đại, thực tiễn”. Để đạt được những yêu cầu đó, sinh viên
    sư phạm cần được trang bị các kiến thức cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ
    ngay khi còn học trong các trường ĐH đào tạo giáo viên (sau đây chúng tôi
    gọi tắt là ĐHSP) nên vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo GV ở các trường
    ĐHSP trở thành nhiệm vụ chiến lược được nhà nước đặc biệt quan tâm. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 8(11/2013) khóa XI đã
    ban hành Nghị quyết số 29- NQ/ TW về “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo
    dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều
    kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”[40].
    Nghị quyết đã xác định mục tiêu tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất
    lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo đồng thời xây dựng nền giáo dục mở, thực
    học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt và đưa ra 9 nhiệm vụ, giải pháp
    thực hiện, trong đó phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu
    cầu đổi mới giáo dục và đào tạo là một trong những giải pháp then chốt.
    Như chúng ta đã biết, chương trình đào tạo ĐHSP Toán chia làm 2
    mảng chính: các môn khoa học cơ bản (KHCB) nhằm trang bị các kiến thức
    cơ bản và chuyên ngành về toán cao cấp và sơ cấp, các môn khoa học giáo
    dục (KHGD): Tâm lý học, Giáo dục học, Phương pháp giảng dạy trang bị
    nghiệp vụ sư phạm. Hiện nay hai mảng này được trình bày hầu như song song
    với nhau. Điều đó dẫn đến 2 vấn đề: Thứ nhất, nội dung các môn Toán cao
    cấp mang tính độc lập, ít liên thông với toán phổ thông, thường chỉ phù hợp
    với một số ít sinh viên khá giỏi có khả năng và hướng nghiệp nghiên cứu
    toán. Còn với phần đông sinh viên, với mục tiêu sau khi ra trường sẽ dạy học
    trường phổ thông, thường có tâm lý học chỉ để thi dẫn đến không có động cơ,
    không chủ động trong học tập làm cho việc tiếp thu kiến thức của bản thân bộ
    môn hạn chế và khó khăn trong việc ứng dụng các kiến thức đó vào thực tiễn;
    Thứ hai, việc giảng dạy các môn phương pháp dạy học Toán một cách độc lập
    dẫn đến việc nhìn nhận toán PT của SV rời rạc, không rõ ràng, hệ thống.
    Muốn giải quyết những bất cập trên, các trường ĐHSP cần đổi mới
    phương pháp dạy và học, đổi mới chương trình, giáo trình giảng dạy, cần có
    sự phối kết hợp nhuần nhuyễn nội dung giảng dạy các môn KHCB với
    KHGD, khai thác các yếu tố dạy nghề khi nghiên cứu các môn KHCB. Mỗi
    giảng viên dạy các môn KHCB phải là hình mẫu về cách dạy, cách tự học, tự nghiên cứu sao cho SV có thể học tập không chỉ đơn thuần kiến thức khoa
    học, mà còn các kĩ năng SP để có thể ứng dụng trong nghề nghiệp sau này.
    Việc liên kết tính dạy nghề ngay khi nghiên cứu các môn KHCB giúp sinh
    viên có thể nắm vững nội dung môn học, tạo động cơ, hứng thú học tập mà
    còn phát huy tính chủ động, tự giác, tích cực của SV.
    Ngày nay, do tri thức và khoa học, công nghệ thường xuyên biến đổi nên nhà
    trường không thể cung cấp mọi thứ cho người học mà chỉ có thể trang bị
    những tri thức, năng lực cơ bản để từ đó người học sẽ phát triển chúng thông
    qua các hoạt động chủ động, sáng tạo của bản thân trong cuộc sống. SV cần
    biết “thực học”, tức là biết tìm hiểu, chọn lọc những nội dung thiết thực với
    bản thân để sau này ra trường trở thành người “thực làm”, có ích cho xã hội.
    Tuy nhiên trong thời gian dài, vấn đề liên kết giữa KHCB và KHGD ở
    trường ĐHSP còn ít được quan tâm. SV còn chưa nhận thức được vai trò của
    toán cao cấp ở đại học. Việc trình bày nội dung toán cao cấp(TCC) nói chung,
    Hình học cao cấp(HHCC) nói riêng ở ĐHSP gần như tách rời nội dung toán
    PT, với cách xây dựng chủ yếu theo phương pháp tiên đề. Cách làm này có ưu
    điểm giúp sinh viên có tư duy hệ thống khi nghiên cứu toán, nhưng còn xa lạ
    với họ nên làm cho việc tiếp thu Toán cao cấp ở ĐH của sinh viên khó khăn
    mà việc ứng dụng những hiểu biết đó vào thực tế dạy học ở PT cũng nhiều



    hạn chế. Tại hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng nghiệp vụ sư phạm cho
    sinh viên các trường đại học sư phạm” tổ chức ngày 28/01/ 2011 tại Hà Nội,
    GS. Phan Trọng Luận cho biết, SVSP ngày càng xa rời mục tiêu đào tạo và
    tồn tại kiểu tư duy tách biệt [83, tr21]. Qua công tác hướng dẫn sinh viên thực
    tập SP, chúng tôi cũng nhận thấy khả năng khai thác các ứng dụng của Toán
    cao cấp vào thực tế dạy học còn gặp nhiều vướng mắc. Lí do cơ bản là họ
    chưa được tiếp cận với những định hướng SP khi nghiên cứu các bộ môn này.
    Đây là hạn chế của GV trước yêu cầu đổi mới chương trình, nội dung và
    phương pháp dạy học toán PT. Toán cao cấp ngoài việc cung cấp các kiến thức cơ bản và chuyên sâu
    một cách hệ thống còn có tiềm năng to lớn trong việc rèn luyện cho SV các
    năng lực nghề nghiệp (NLNN), đặc biệt là năng lực dạy học. Hình học cao
    cấp (HHCC) gồm Hình học Afin và Euclide, Hình học xạ ảnh là các phân
    môn quan trọng trong chương trình đào tạo giáo viên THPT. HHCC nghiên
    cứu không gian trong trường hợp tổng quát n chiều nên các tính chất rất hệ
    thống và logic. Không gian xét trong hình học phổ thông(HHPT) có thể xem
    như không gian Euclide 2 hay 3 chiều. Như vậy các bài toán trong HHCC có
    thể đặc biệt hóa trở thành các bài toán HHPT và ngược lại, các bài toán
    HHPT có thể khái quát hóa trở thành các bài toán HHCC. Việc nhìn nhận các
    bài toán HHPT dưới góc nhìn của HHCC giúp SV có khả năng định hướng,
    biết cách huy động kiến thức một cách khoa học để tìm ra cách giải quyết vấn
    đề. Hơn nữa, những ngôn ngữ khoa học của HHCC có khả năng chuyển hóa
    thành ngôn ngữ HHPT. Vì vậy nếu được tiếp cận định hướng SP khi học và
    nghiên cứu môn HHCC, SV sẽ được rèn luyện khả năng nhìn nhận toán PT,
    khái quát hóa và tương tự hóa, chuyển hóa sư phạm từ tri thức khoa học sang
    tri thức truyền thụ, giúp trau dồi khả năng tự học, tự nghiên cứu và dần làm
    chủ hoạt động dạy học, hoàn thiện dần NLNN.
    Từ những phân tích trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu là:
    “DẠY HỌC HÌNH HỌC CAO CẤP Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC CHO SINH
    VIÊN SƯ PHẠM TOÁN THEO HƯỚNG CHUẨN BỊ NĂNG LỰC DẠY
    HỌC HÌNH HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG ”
     
Đang tải...