Luận Văn Bảo đảm công bằng xã hội vì sự phát triển bền vững

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Bảo đảm công bằng xã hội vì sự phát triển bền vững


    Sự phát triển của một quốc gia không chỉ thể hiện ở sự phát triển về kinh tế, mà còn thể hiện ở sự phát triển về xã hội. Sự phát triển về kinh tế và sự phát triển về mặt xã hội có liên quan mật thiết với nhau. Công bằng xã hội là một nội dung quan trọng trong sự phát triển về mặt xã hội. Trong một xã hội có tình trạng bất công bằng, người bị đối xử bất công sẽ không thể phát huy hết tính tích cực của mình; hơn nữa, họ luôn đấu tranh đòi công bằng, cuộc đấu tranh này không tránh khỏi gây bất ổn định xã hội. Vì vậy, nếu quốc gia nào chỉ chú trọng phát triển về kinh tế mà không chú trọng bảo đảm công bằng xã hội, thì sự phát triển về kinh tế của quốc gia đó sẽ không bền vững

    1. Quan điểm coi công bằng xã hội là mục tiêu và động lực của sự phát triển xã hội ở Việt Nam

    Công bằng xã hội luôn được Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam coi vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Trong thời kỳ phong kiến và thuộc địa, tình trạng bất công bằng rất nghiêm trọng. Nhờ giương cao ngọn cờ công bằng mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân trong cuộc đấu tranh xoá bỏ chế độ phong kiến và thuộc địa, xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa. Sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Nhà nước Việt Nam đã thực hiện ngay hàng loạt chính sách nhằm xoá bỏ tình trạng bất công do xã hội trước để lại, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Giống như các nước xã hội chủ nghĩa khác trước đây, trước thời kỳ đổi mới, Việt Nam cũng chủ trương quốc hữu hoá và tập thể hoá các tư liệu sản xuất chủ yếu với hy vọng vừa có tăng trưởng kinh tế, vừa có công bằng xã hội. Vào những năm đầu của thời kỳ này, thành tựu trong việc xoá bỏ bất công bằng xã hội là rất to lớn. Đặc biệt, nhờ chính sách cải cách ruộng đất nên ước mơ “người cày có ruộng” của hàng triệu nông dân đã trở thành hiện thực. Tuy nhiên, sau một thời gian không lâu, sản xuất lại trở nên trì trệ, do đó đời sống nhân dân thấp kém và đất nước lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội. Nguyên nhân của tình hình sản xuất trở nên trì trệ là gì? Chắc chắn nó có nguyên nhân ở chỗ người lao động không hoàn toàn phấn khởi để phát huy hết tính tích cực của mình. Nhưng vì sao người lao động lại không hoàn toàn phấn khởi để phát huy hết tính tích cực của mình? Đó là vì lợi ích chính đáng của họ chưa được đảm bảo, hay nói cách khác, vì vẫn còn sự bất công bằng xã hội. Sự bất công của chế độ thực dân và phong kiến được xoá bỏ thì bất công mới lại nảy sinh, đó là sự phân phối bình quân, cào bằng.
    Từ năm 1986, nhờ thực hiện chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, Việt Nam đã thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội và có được sự phát triển vượt bậc về nhiều mặt: kinh tế phát triển với tốc độ cao, xã hội ổn định, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện hơn. Sở dĩ chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường đem lại sự phát triển vượt bậc như vậy là vì chủ trương đó đã góp phần khắc phục sự bất công của chính sách phân phối bình quân, cào bằng.
    Xoá bỏ sự bất công của chính sách phân phối bình quân, cào bằng đương nhiên sẽ làm cho khoảng cách giàu nghèo tăng hơn. Do đồng nhất sự bình đẳng với sự công bằng, một số người cho rằng sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo là biểu hiện của tình trạng bất công gia tăng. Cũng theo quan niệm của họ, hai mục tiêu công bằng xã hội và tăng trưởng kinh tế không thể đồng thời đạt được; muốn có tăng trưởng kinh tế thì phải chấp nhận sự bất công bằng xã hội và trong điều kiện hiện nay, cần phải ưu tiên cho sự tăng trưởng kinh tế(1).


     

    Các file đính kèm:

Đang tải...