Chuyên Đề Bảo đảm chất lượng công chức qua kinh nghiệm của nhà nước phong kiến việt nam và một số nước trên th

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Kinh nghiệm trong lịch sử nhà nước phong kiến Việt Nam
    Các triều đại phong kiến Việt Nam đều nhận thức rất rõ về tầm quan trọng quyết định sự thịnh suy của quốc gia là do đội ngũ quan lại tốt hay kém. Người làm quan đương nhiên là phải có đức, tài hơn mức bình thường; chức quan càng to thì đòi hỏi về đức, tài càng lớn. Tuyển chọn người làm quan được coi như là tuyển chọn nhân tài cho đất nước, là việc hệ trọng của quốc gia. Tuyển chọn người làm quan nhất thiết phải thông qua việc đánh giá chất lượng các đối tượng nhân sự.
    Về đào tạo và tuyển chọn nhân tài: Thời Lý-Trần có hai biện pháp bổ dụng là nhiệm tử và thủ sĩ.
    Nhiệm tử là lối nhà vua dựa vào con cháu quý tộc mà cất nhắc, sử dụng (rõ nhất trong thời Trần).
    Thủ sĩ là lối tuyển lựa và dùng người qua khoa cử, biện pháp này lần đầu tiên được áp dụng ở nước ta vào năm 1075 (thời Lý Nhân Tông). Nội dung thi bao gồm: thư (viết chữ), toán và hình luật.
    Từ đó đến đời Trần, các khoa thi được mở không thường xuyên, tổng cộng 18 khoa với 319 người đỗ. Nhà Hồ mở được 2 khoa thi vào năm1400 và năm1405. Từ đời Trần sang đời Hồ, các vương triều đã mở rộng việc tuyển bổ quan lại qua khoa cử [66, tr.106].
    Một kinh nghiệm của thời Lý Cao Tông (1179) là triều đình biết phân loại các quan để khảo xét, tuỳ trao chức vụ. Có bốn loại: siêng năng, có tài mà kém chữ; loại vừa có chữ vừa có tài; loại có chữ nhưng ít tài; loại cao tuổi [66, tr.122].
    Thời Lý-Trần cũng đã có biện pháp thường xuyên kiểm tra nhân cách, năng lực quan lại. Kỳ hạn khảo xét là chín năm một lần. Sự thưởng phạt, thăng giáng trong sử dụng quan lại cũng rất được quan tâm. Nếu như ở thời Lý, quan lại chỉ được "giao dân một vùng làm thuộc dịch cày cấy, đánh cá lấy lợi", thì thời Trần bắt đầu có lương bổng và quan lại được phụ thêm một khoản nào đó[66, tr.123].
    Chế độ thưởng, phạt thời Lý Trần còn thô sơ, đôi khi tuỳ thuộc vào tình cảm chủ quan của Vua, nhưng nói chung là nghiêm phép nước và công bằng.
    Thời Lê sơ (1428-1527) vấn đề xây dựng đội ngũ quan lại đã có nhiều chuyển biến. Mô hình quan chế đã ổn định, có hai loại quan: quan trong (trong triều) và quan ngoài (hàng tỉnh). Chế độ tiêu chuẩn quan chức cũng được ổn định dần.Thời Lý Trần tiêu chuẩn chính còn là THÂN (thân tộc) và HUÂN (công chung chung, phò Vua giúp nước), thì từ thời Lê sơ, tiêu chuẩn chính đã là Hiền và Tài. Hiền được khẳng định là "tận trung với nước, trả ơn dân, đạo ngay thẳng, giữ đức lập công". Còn Tài được xác định rõ hơn đó là năng lực làm tròn trọng trách Vua giao và hiệu quả công việc với dân, với nước.
    Về đối tượng tuyển dụng quan lại, thời Lê đã có hai loại là tuyển bổ với những ai chưa từng làm quan và chọn bổ với những người đã từng làm quan, nhưng loại này nhất thiết phải được đào tạo lại. Đây là một tiến bộ đáng kể [66, tr.124].
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...