Luận Văn Báo chí với vấn đề tài năng

Thảo luận trong 'Báo Chí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Báo chí với vấn đề tài năng



    Khoá luận được tiến hành dựa trên cơ sở phương pháp nghiên cứu khoa học biện chứng Mac-Lênin, và tìm hiểu vấn đề từ hai góc độ: lý luận và thực tế. Trong phần lý luận, chúng tôi cố gắng đưa ra những cơ sở lý luận về tài năng, như định nghĩa tài năng, tầm quan trọng của tài năng trong cuộc sống, trong lịch sử nhân loại. Phần lý luận cũng giới thiệu về truyền thống trọng hiền tài của dân tộc ta, những chính sách, chủ trương cơ bản của nhà nước với tài năng, những thực tế còn tồn tại, và vai trò của các cơ quan quản lý xã hội với việc phát triển, bồi dưỡng tài năng. Trong phần nghiên cứu thực tế, chúng tôi dựa vào sự khảo sát tại ba tờ báo Tiền Phong, Tuổi trẻ TPHCM, Giáo dục&Thời đại trong hai năm 2003, 2004. Sở dĩ chúng tôi lựa chọn ba tờ báo trên, đó là vì những đặc điểm của ba tờ báo này rất phù hợp để nghiên cứu về vấn đề tài năng. Tiền Phong và Tuổi trẻ TPHCM là hai tờ báo Đoàn của hai miền Nam-Bắc, có lượng phát hành lớn, với đối tượng độc giả chính là các bạn đoàn viên thanh niên – thế hệ kiến tạo tương lai của đất nước. Báo Giáo dục&Thời đại là tiếng nói của ngành giáo dục đào tạo. Giáo dục là cơ sở đầu tiên, là nền móng để phát hiện và bồi dưỡng tài năng. Những tờ báo này có nhiệm vụ định hướng tư tưởng, trong đó vấn đề tài năng cũng là một mảng đề tài hết sức quan trọng.
    Từ sự nghiên cứu về nội dung, cách thức phản ánh thông tin về tài năng trên ba tờ báo tiêu biểu trên, chúng tôi hy vọng sẽ phần nào vẽ ra được diện mạo chung của báo chí hiện nay trong việc phản ánh vấn đề tài năng, đánh giá được giá trị của báo chí trong việc phát hiện và khuyến khích tài năng.
    Đã có một vài nghiên cứu về việc phản ánh thông tin tài năng trên báo chí, như khoá luận cử nhân 1998 “Hình ảnh tài năng trẻ Việt Nam trên báo chí” của tác giả Võ Thị Lệ Tùng, “Báo chí với việc phát huy tài năng trẻ nữ” – Khoá luận cử nhân năm 2000 của tác giả Phạm Thu Trang, hay “Báo chí với tài năng trẻ Việt Nam” – Khoá luận cử nhân năm 1998 của tác giả Trương Anh Ngọc. Đây là những công trình có giá trị tham khảo rất hữu ích đối với chúng tôi trong quá trình thực hiện khoá luận này. Tuy nhiên, những nghiên cứu trên mới chỉ dừng lại ở việc phản ánh những nội dung tích cực, như chính sách khuyến khích nhân tài, phát huy tài năng, giới thiệu hình ảnh tài năng trẻ, mà còn ít đề cập đến một mảng nội dung hết sức quan trọng khác, là việc báo chí phản ánh thực trạng sử dụng và khai thác tài năng còn nhiều thiếu sót ở nước ta. Thiết nghĩ, để thông tin báo chí có được tính khách quan và có giá trị thực sự hữu ích với xã hội, mảng đề tài phản ánh những mặt chưa được trong việc khai thác tài năng cũng phải được quan tâm, nếu không muốn nói là đặc biệt chú trọng. Trên cơ sở đó, khoá luận “Báo chí với vấn đề tài năng” sẽ cố gắng đưa ra hình ảnh chân thực nhất về những nội dung báo chí đã đề cập tới tài năng, gồm cả những chính sách khuyến khích tài năng, thành quả lao động mà những tài năng đã đóng góp cho xã hội, chân dung các tài năng,
    và cả thực trạng bất hợp lý vẫn còn tồn tại trong việc đào tạo, sử dụng tài năng ở nước ta.
    Kết cấu đề tài:
    Chương I: Tài năng, Sự phát triển và đóng góp của tài năng, vai trò của các cơ quan quản lý xã hội trong việc phát hiện và khuyến khích tài năng
    Chương II: Báo chí Việt Nam với vấn đề tài năng, phát hiện, bồi dưỡng và sử dụng tài năng
    Chương III: Những hình thức phản ánh vấn đề tài năng trên báo chí
     
Đang tải...