Tiểu Luận Báo chí Việt Nam từ khi hình thành đến năm 1945

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Báo chí Việt Nam từ khi hình thành đến năm 1945


    LỜI MỞ ĐẦU

    Năm 1986 trước sự khủng hoảng về kinh tế xã hội ở Việt Nam (kinh tế ngày càng sa sút nghiêm trọng, lạm phát tăng cao, đời sống nhân dân giảm nhanh chóng) trước sự biến chuyển lớn lao của tình hình thế giới (chiến tranh lạnh kết thúc, quá trình toàn cầu hoá, xu thế hoà bình, hữu nghị, hợp tác ngày càng phát triển. Ngay cả Liên xô và Trung Quốc, hai nước lớn trong hệ thống xã hội chủ nghĩa cũng tiến hành những sự cải cách cho phù hợp với sự chuyển biến của tình hình trong nước và quốc tế). Đại hội VI, Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đã đưa ra đường lối đổi mới chuyển từ nền kinh tế kế hoạch tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, đa phương hoá đa dạng hoá các quan hệ quốc tế. Từ đường lối đổi mới đó kinh tế Việt Nam dần dần thoát khỏi khủng hoảng và từng bước phát triển, đời sống người dân được cải thiện nâng cao rõ rệt cả về vật chất lẫn tinh thần, quan hệ quốc tế được mở rộng theo đúng chủ trương “Việt Nam muốn làm bạn, làm đối tác tin cậy của tất cả các nước”.
    Song song với các kết quả đạt được, thành tựu của sự mở cửa, sự thông thương quan hệ với nhiều nước thì văn hoá từ khắp các châu lục cũng tràn vào Việt Nam, có những yếu tố tiến bộ, tích cực thúc đẩy kinh tế - xã hội - Văn hoá . phát triển (như kĩ thuật, công nghệ, các giá trị văn háo khiến các dân tộc hiểu và gần bũi nhau hơn .) lại có cả những yếu tố, nhưng tệ nạn phá vỡ các giá trị đạo đức tốt đẹp, kìm hãm sự phát triển (như các tệ nạn xã hội : Mại dâm, ma tuý, cờ bạc, các bệnh nguy hiểm của nạn ăn chơi trác táng . các luận điệu xuyên tạc của các thế lực phản động .). Có nhiều nhà nghiên cứu nhận xét rằng người Việt Nam đặc biệt là giới trẻ ngày nay đang xa dần những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, lại căng quá mức ảnh hưởng tác động từ bên ngoài.
    Văn hoá là thuộc tính, là nền tảng làm nên bản sắc dân tộc. Giữ gìn bản sắc cũng là cách thức cơ bản để các dân tộc không tự đánh mất mình.
    Câu hỏi đặt ra vậy người Việt Nam phải có thái độ như thế nào để vừa giữ được các giá trị bản sắc dân tộc, vừa tiếp thu, tiếp nhận văn hoá từ bên ngoài vào mà không trở thành “lai căng” hay “vong bản” (nói chính xác hơn là phải có thái độ như thế nào giữa truyền thống và hiện đại).
    Ngày 1-9-1858 thực dân Pháp nổ tiếng súng xâm lược Việt Nam kết thúc quá trình dòm ngó, biến nước ta thành thuộc địa. Cùng với quân đội trang bị súng ống, vũ khí hiện đại, bộ máy Nhà nước phản động với toà án, quân đội, cảnh sát, nhà tù để sẵn sàng đàn áp bắt cứ cuộc nổi dậy của nhân dân Việt Nam, thực dân Pháp còn đem vào Việt Nam một luồng khí mới của văn minh phương Tây nhằm nô dịch văn hoá, giành lại sự thống trị tuyệt đối về mặt tinh thần đối với nhân dân ta. Các loại hình văn hoá nghệ thuật, kết quả của môi trường cưỡng bức đó đã dần hình thành: Báo chí, văn học, nhiếp ảnh, điện ảnh, kiến trúc, hội hoạ, âm nhạc, ngôn ngữ . Thực dân Pháp đã coi các loại hình văn háo này là công cụ thống trị hữu hiệu nhân dân ta (Nhằm từng bước xoá dần rồi xoá hẳn ảnh hưởng của văn hoá Trung hoa, gây tâm lý tự ti, rồi nể phục và sợ hãi Pháp). Trong bối cảnh như vậy, câu hỏi trên đã được đặt ra với toàn thể xã hội Việt Nam vừa mang tính bức thiết, vừa mang tính nóng bỏng, thời sự. Người Việt Nam trong giai đoạn đó có thái độ như thế nào. Tiếp nhận hay không tiếp nhận nền văn minh xa lạ (có tính nô dịch) ấy. Nếu tiếp nhận thì tiếp nhận như thế nào: lấy tất cả hay có sự chọn lọc.
    Vì lí do đó (hay chính xác là câu hỏi đó) mà trong bài viết này tôi muốn tìm hiểu thái độ của người Việt Nam. đối với vấn đề nên hay không nên tiếp nhận văn minh phương Tây (tôi chỉ dừng lại ở văn minh phương Tây, thứ văn minh Pháp đã đưa sang Việt Nam) thông qua lĩnh vực báo chí. Tôi hi vọng rằng trong khi điểm lại lịch sử báo chí Việt Nam để thấy được những thái độ, cách ứng xử của nhân dân ta với báo chí có thể chúng ta sẽ tìm ra thái độ thích hợp trong quá trình tiếp xúc giữa hai nền văn minh . Kết quả, ý nghĩa, cũng như bài học đúc kết của thái độ ấy sẽ là kinh nghiệm quí báu cho thái độ tiếp nhận các nền văn hoá ngày nay.



    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU 1
    NỘI DUNG 3
    1. Giai đoạn hình thành (1865 - 1907) 3
    2. Giai đoạn 1907 - 1918 6
    3. Giai đoạn 1919 - 1920 10
    4. Giai đoạn 1930 - 1945 16
    KẾT LUẬN 21
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
     
Đang tải...