Tiểu Luận Báo chí về vấn đề kinh tế và kiến thức cần cho phóng viên kinh tế

Thảo luận trong 'Báo Chí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 3

    I. BÁO CHÍ KINH TẾ. 6
    1. Vai trò. 6
    2. Liên hệ thực tiễn Việt Nam 10
    2.1 Báo chí kinh tế trong việc xây dựng, thúc đẩy môi trường kinh doanh lành mạnh ở Việt Nam. 12
    2.2 Báo chí kinh tế với việc đấu tranh chống những khuyết tật của nền kinh tế thị trường, xây dựng văn hoá doanh nhân, doanh nghiệp. 14
    2.3 Vấn đề quảng cáo trên báo chí hiện nay. 16
    II. KIẾN THỨC CẦN TRANG BỊ 18
    1. Ngân hàng thế giới (World bank) 18
    1.1 Nhiệm vụ và chức năng. 20
    2.2 Vai trò. 22
    2. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) 23
    2.1 Nhiệm vụ và vai trò. 25
    2.2 Chức năng. 27
    3. Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) 29
    3.2 Chức năng. 30
    3.3 Vai trò. 31
    4. Tổ chức thương mại thế giới (WTO) 34
    4.1 Vai trò của Tổ chức thương mại thế giới (WTO): 34
    4.1.2 Giải quyết các mâu thuẫn thương mại với tinh thần xây dựng. 36
    4.1.3 Một hệ thống dựa trên những nguyên tắc chứ không phải là sức mạnh để làm cho các nước đều bình đẳng. 37
    4.1.4 Thương mại tự do hơn, giúp giảm chi phí cuộc sống. 37
    4.1.5 Đem đến cho người tiêu dùng nhiều lựa chọn hơn và phạm vi chất lượng rộng hơn để lựa chọn. 38
    4.1.6 Tăng thu nhập quốc dân và thu nhập cá nhân. 38
    4.1.7 Thương mại kích thích tăng trưởng kinh tế. 39
    4.1.8 Các nguyên tắc cơ bản giúp tăng hiệu quả và giảm chi phí 39
    4.1.9 Cân đối lợi ích của các quốc gia. 40
    4.1.10 Hệ thống khuyến khích chính phủ hoạt động tốt 41
    4.2 Liên hệ thực tiễn Việt Nam: 42
    PHỤ LỤC 46
    IMF tư vấn chính sách tỷ giá cho các nước như thế nào?. 46
    LỜI KẾT. 50
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 51




    MỞ ĐẦU
    Nhu cầu về thông tin kinh tế của công chúng ngày càng lớn. Nhu cầu này của họ phần lớn được đáp ứng là từ việc nghe, xem và đọc các sản phẩm truyền thông. Độc giả, thính giả, khán giả và cả những “cư dân mạng” luôn tìm được những thông tin bổ ích cho công việc, cuộc sống thường ngày từ các con số, sự việc, thống kê, báo cáo về đời sống kinh tế và cả những cuộc tranh luận về tác động của các hoạt động kinh doanh trong xã hội, ví dụ tới môi trường, tới cơ cấu xã hội.
    Trên thế giới, báo chí kinh tế đã phân hóa mạnh mẽ. Lĩnh vực bao quát của các nhà báo kinh tế ngày càng mở rộng và sâu sát.
    Ở Cộng hòa Liên bang Đức, phương tiện truyền thông in ấn có trọng tâm là chủ đề kinh tế là ba tờ báo kinh tế phát hành từ thứ hai đến thứ sáu: tờ Thương mại, tờ Quan sát kinh tế và tờ Kho bạc. Các tuần báo khu vực bắt đầu chú trọng đến chủ điểm kinh tế là tờ Thời đại, Báo chủ nhật Toàn cảnh nước Đức, tờ Chúa Jê-su và thế giới. Những tạp chí chuyên sâu về kinh tế cũng nở rộ với các tờ Tiền vốn, DM, Nhịp độ, Người quản lý, Khoa học quản lý, Tuần kinh tế, Kiểm tra, Kiểm tra tài chính
    Đề tài kinh tế trên truyền hình cũng đang gia tăng mạnh mẽ như chuơng trình “Cộng trừ” (đài ARD), “Wiso” (đài ZDF) – đề cập những vấn đề từ các doanh nghiệp và nền kinh tế quốc dân, chương trình Tiêu điểm, Sự kiện, Giám sát (đài ARD), chương trình Đối mặt hoặc Wiso đặc biệt của đài ZDF hoặc Chuyện trong tòa cao ốc của đài SAT1, Fox Business News (của tập đoàn truyền thông News Corp), CNBC (đài NBC) cùng với các chương trình thời sự có điểm qua mục kinh tế ở mức 1,1% trở lên.
    Bên cạnh đó cũng phải kể đến những hãng tin tài chính hàng đầu như Bloomberg. Bloomberg.com là 1 trong 5 websites về thông tin kinh tế được truy cập nhiều nhất trên toàn cầu. Kênh truyền hình Bloomberg là kênh thông tin tài chính và kinh tế, được phát 24/24 giờ bằng tiếng Anh, chuyên cung cấp các số liệu về thị trường và tài chính hiện tại, tình hình giá cả, thương mại, các tin tức và thông tin cần thiết cho các cộng đồng, các công ty, các tập đoàn, các tổ chức thông tin, các chuyên gia pháp lý và tài chính và các cá nhân, các cuộc phỏng vấn trực tiếp về bí quyết thành công với các Tổng Giám đốc, CEO, những chuyên gia kinh tế, tư vấn chiến lược của các hãng nổi tiếng trên thế giới như: IBM, Microsoft, Toyota, Honda, Pricewaterhouse Coopers .
    Ở Việt Nam, nhiều năm trước, báo chí kinh tế nói chung, trang kinh tế trên các báo nói riêng, chỉ là những trang không thể thiếu của mỗi tờ báo, nhưng lại không thực sự trở thành tâm điểm của độc giả, ngoại trừ khi có những "sự kiện", như đổi tiền, điều chỉnh chính sách tỉ giá hay những vụ việc tiêu cực trong doanh nghiệp đây đó bị phanh phui Song, đời sống báo chí kinh tế đã thực sự thay đổi trong vài năm trở lại đây, đặc biệt kể từ khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO. Xu thế hội nhập, toàn cầu hoá của nền kinh tế khiến các báo cũng bị cuốn theo. Điểm nóng dễ nhận thấy là sự phát triển của thị trường chứng khoán trong một năm qua. Từ chỗ thờ ơ với lĩnh vực chứng khoán, giờ đây, thông tin về chứng khoán, thị trường chứng khoán đang trở thành mảng thông tin nóng nhất trên các tờ báo lớn, thu hút lượng độc giả nhiều nhất. Hiện Việt Nam có 5 tờ báo hàng đầu về kinh tế được nhiều người ưa chuộng, từ người tiêu dùng, doanh nhân cho đến những công chúng khó tính nhất. Đó là tờ Thời báo kinh tế sài gòn, Thời báo kinh tế Việt Nam, báo Đầu tư, Công thươngDiễn đàn doanh nghiệp. Bên cạnh đó là sự ra đời liên tiếp của các chương trình truyền hình về kinh tế như Thị trường 24h, Việt Nam và các chỉ số (VTV1), Hội nhập (VTV1), Kinh tế cuối tuần (VTC7), Doanh nghiệp 24h (VTC1), Infotv Trên Đài tiếng nói Việt Nam cũng để một thời lượng không nhỏ cho các chương trình kinh tế như Thời sự kinh tế (7h05 – 7h15), Kinh tế vĩ mô (8h05 – 8h15), Doanh nghiệp và doanh nhân, Hội nhập kinh tế quốc tế, Diễn đàn kinh tế Cùng với đó là các phiên bản điện tử của các tờ báo in, các chương trình truyền hình về kinh tế và các trang tin điện tử về kinh tế nổi tiếng như CafeF.vn liên tiếp xuất hiện.
    Một số tờ báo lớn bắt đầu quy hoạch lại trang để tăng diện tích cho mảng thông tin này. Ngay những tờ báo tưởng như không liên quan gì đến chứng khoán cũng không thể đứng ngoài cuộc. Tuy nhiên, một số báo vốn đã có sự chuẩn bị sẵn một đội ngũ phóng viên kinh tế vững vàng có thể yên tâm hơn để mở trang, ra sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu thông tin kinh tế gia tăng nhanh chóng của độc giả. Còn ngược lại, nếu thiếu sự chủ động đào tạo và bổ sung lực lượng thì sự hẫng hụt có thể nhìn thấy rõ.

    Tiểu luận không nhằm mang lại tri thức đầy đủ và toàn diện về kinh tế để nâng cao chất lượng đội ngũ nhà báo kinh tế nhưng cũng muốn làm rõ hơn cho độc giả vai trò của báo chí kinh tế để có sự đánh giá đúng tầm quan trọng, cải thiện diện tích và chất lượng của mảng này trên mặt báo. Đồng thời tiểu luận cũng cung cấp những kiến thức cần trang bị cho phóng viên kinh tế ngày nay.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...