Luận Văn Báo chí trong việc bảo vệ, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp và chống tiêu cực trong lễ hộ

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU


    Nói tới lễ hội là nói tới tầng tín ngưỡng dân dã được con người gửi gắm trong lễ hội đó. Người dân trong làng trong vùng mở hội để gửi gắm mọi khát vọng rất trần thế của mình ở một nhân vật mà người ta coi là đang ngự tại trên không gian thiêng của làng mình, vùng mình ?! Thời gian trôi đi phù sa văn hoá lịch sử phủ lên các niềm tin dân dã ấy, tạo thành những tín ngưỡng như một sức mạnh vô hình, tồn tại sống cùng với con người qua các thế hệ. Tín ngưỡng trong lễ hội ở Hà Tây có thể nói khá tiêu biểu cho tín ngưỡng ở đồng bằng Bắc bộ. Đặc điểm nổi bật nhất của lễ hội Hà Tây là tính quy mô, hoành tráng

    của một số lễ hội, trong đó phải kể tới hội Chùa Hương. Từ thế kỷ XVIII Phan Huy Chú đã viết: “Hội Chùa Hương là hội vui nhất cõi trời nam”. Quả như vậy hội chùa Hương có sức hấp dẫn và lôi cuốn mọi lớp người. Có thể coi “Hội Chùa Hương như một tập đại thành của hội truyền thống xưa” (“Hội truyền thống Hà Sơn Bình” của Phượng Vũ). Nói tới chùa Hương tức là nhắc đến cụm di tích và danh thắng ở núi Hương Sơn thuộc xã Hương Sơn - Hoài Đức - Hà Tây. Với cả một hệ thống kiến trúc thiên tạo bao gồm nhiều đền chùa, hang động, sông suối, bến đó rừng mơ, thung dâu Cảnh đẹp nơi đây “rất thực” mà cũng “rất mộng mơ”, “rất cõi đời” mà cũng rất cõi tiên cõi phật”. Đúng như Thượng toạ Thích Viên Thành đã từng viết “những ai dù chỉ một lần hành hương thăm thắng cảnh Hương Sơn chắc chắn cũng giữ được nhiều kỷ niệm về bức tranh “sơn thuỷ hữu tình” rất đẹp rất thơ do thiên nhiên và con người tạo dựng”.
    Trong công cuộc đổi mới toàn diện của cách mạng Việt Nam hôm nay lễ hội truyền thống đã được khôi phục, và chủ trương ấy đã đáp ứng được nhu cầu về tình cảm, tâm linh của đại bộ phân dân cư. Tuy nhiên trong điều kiện trình độ dân trí và tuyên truyền văn hoá hiện nay không khỏi có cái quá đà thậm chí lệch lạc; nơi này chỗ khác do tự phát nên không khỏi có những tiêu cực nảy sinh thậm chí có cả mê tín dị đoan, buôn thần bán thánh trong một vài lễ hội. Những hiện tượng tiêu cực này xảy ra và tồn tại trong một thời gian khá dài ở lễ hội Chùa Hương. Một lễ hội lớn và kéo dài nhất đất nước nhiều lúc tưởng lâm vào ngõ cụt, bế tắc không lối giải quyết. nhưng với bản thân sự vận động của các sự vật trong cuộc sống theo triết học phương Đông bao giờ cũng có thể tự chỉnh và các cơ quan quản lý văn hoá đã và đang đưa những hành động ấy đi vào định hướng đi đúng đắn cho phù hợp với đường lối của Đảng, Nhà nước trong sự giữ gìn và phát huy bản sắc truyền thống văn hoá lễ hội nói chung và lễ hội Chùa Hương nói riêng, vai trò của truyền thông đại chúng và đặc biệt là báo chí giữ một vị trí quan trọng và đạt được hiệu quả cao; từng bước trả lại “thiêng” cho lễ hội chùa Hương sau nhiều năm gây bức xúc trong dư luận.
    Nội dung, mục đích ý nghĩa của phương pháp nghiên cứu của đề tài.
    Trong bản thân mỗi lễ hội dù là ở quy mô một thôn một vùng hay có quy mô cả nước thì ta cũng dễ dàng nhận thấy trong đó những nhược điểm cần và phải được khắc phục uốn nắn kịp thời. Không phải tất cả mọi trò diễn mọi nghi lễ của lễ hội cổ truyền là phù hợp với cuộc sống hiện đại. Những hiện tượng tiêu cực làm nhiễu loạn tính thiêng của lễ hội, những hành vi thương mại hoá lễ hội và các hiện tượng vô văn hoá khác diễn ra trong lễ hội cần được đấu tranh không khoan nhượng và cần làm cho dân chúng hiểu biết phân biệt cái đúng cái sai cái hay cái dở có sức thuyết phục cao đối với họ. Nền văn hoá mới mà chúng ta xây dựng hôm nay, không thể đứt đoạn cách quãng với văn hó cổ truyền, trong đó có kho tàng lễ hội truyền thống, ý kiến của nhà dân tộc học Xô Viết Tô Carép đáng để ta suy ngẫm khi nhìn nhận kho tàng lễ hội truyền thống: những truyền thống này là những viên gạch nền mà thiếu chúng thì chúng ta không thể xây lên ngôi nhà văn hoá tương lai và mỗi viên trong đống cổ kính lâu đời đó cần được chúng ta xem xét cẩn thận lựa chọn những cái có ích, vứt đi những cái có hại, ngăn chặn xử lý kịp thời những phát sinh tiêu cực mới nảy sinh trong qúa trình diễn ra lễ hội”.
    Là sáng tạo của con người qua trường kỳ lịch sử, lễ hội là một loại hình sinh hoạt văn hoá truyền thống có sức cuốn hút đông người tham gia và trở thành nhu cầu trong đời sống tinh thần của nhân dân. Lễ hội chùa Hương cũng không nằm ngoài những đặc điểm ấy. Tuy nhiên do những đặc điểm riêng của tiến trình lịch sử, xã hội, lễ hội chùa Hương có những nét riêng. Những nét riêng này không làm phá vỡ cái chung của lễ hội cổ truyền mà làm phong phú hơn, đa dạng hơn diện mạo của lễ hội cổ truyền cả nước. Trách nhiệm kế thừa vốn văn hoá cổ truyền củấcc thế hệ trước khiến chúng ta phải nghiên cứu, tìm hiểu các lễ hội cổ truyền có như vậy chúng ta mới kế thừa, phát huy được vốn văn hoá truyền thống quý giá này, và mới biến các lễ hội truyền thống đặc biệt là lễ hội Chùa Hương thành hành trang tinh thần cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Lễ hội truyền thống giống như chiếc cầu nối để nối đời thường (trần tục) với thế giới linh thiêng cao cả giúp con người giãi bày tâm tư nguyện vọng với thần linhvà giao lưu hoà nhập với nhau trong sự đồng cam cộng khổ”, cùng nhau chia sẻ mọi nỗi niềm Và ý thức trở lại cội nguồn, trởlại truyền thống được khơi dậy và trở thành phong trào tự giác, rộng khắp trong nhân dân. Mặt khác trong xã hội ngày càng phát triển như hiện nay, việc nghỉ ngơi, giải trí, đi lại thăm viếng nhau kết hợp với việc đi trẩy hội, hành hương hay đi du lịch trong các dịp lễ tết đã và đang trở thành một nhu cầu ích dụng của nhiều người, mọi giới và mọi lứa tuổi. Trong khi đó Chùa Hương không chỉ là nơi “đất Phật” giải quyết nhu cầu tâm linh mà còn là danh thắng trời Nam do thiên nhiên tạo ra và được bàn tay khối óc con người xây dựng từ mấy trăm năm nay thì việc gắn lễ hội với du lịch là việc làm hết sức có giá trị về mặt kinh tế cũng như văn hoá.
    Có thể nói không quá rằng chưa có một di tích, mùa lễ hội nào lại được du khách gần xa, các cấp chính quyền các cơ quan bộ, ngành từ trung ương xuống địa phương dư luận báo chí nói chung quan tâm, tổ chức hội nghị hội thảo nhiều như di tích Hương Sơn suốt trong gần 10 năm qua ở nước ta, nhưng những vấn đề bức xúc ở đây hết năm này đến năm kia vẫn không được giải quyết tốt. Tình trạng mây mù ra mưa này đã khiến đồng chí Phạm Chương Nghị Uỷ viên Trung ương Đảng Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin dẫn đầu đoàn kiểm tra thực hiện thông báo 6B/TB/UB-IX về việc tăng cường quản lý thắng cảnh và tổ chức lễ hội chùa Hương đã phát biểu với báo chí rằng “việc thu hồi và dỡ bỏ 42 điểm xây dựng và thờ tự trái phép ở chùa Hương là công việc cấp thiết, phải làm nhanh chóng, không làm là có lỗi với nhân dân, với cả nước”. Các cụ ta ngày xưa hay nói khó đến như đánh đuổi giắc ngoại xâm chúng ta còn làm được huống gì những bất cập, bức xúc ở chùa Hương. Suy cho đến cùng không ai nhận lấy phần trách nhiệm quản lý để xảy ra tình trạng ấy và thời gian cứ trôi qua, nan giải chồng chất nan giải nghĩ càng thấy lo ngại. Thực tế tỏ rõ tính nghiêm minh của pháp luật, biện pháp kiên quyết của chính quyền địa phương không được thực hiện nghiêm túc. Mặt khác cũng chính sự lúng túng trong khi giải quyết cũng là nguyên nhân dẫn đến nhức nhối kéo dài ở “Nam thiên đệ nhất động”. Việc sửa sai ở chùa Hương cũng như những bài học quản lý đắt giá ở đây là bài học xương máu cho ngành văn hoá nhằm tổ chức tốt, giải quyết tốt các vấn đề đặt ra trong lễ hội truyền thống của cả nước.
    Từ những nhận thức nêu trên tôi thấy chủ trương đi sâu vào khái quát và lý luận, không giải thích các khái niệm và các thuật nghữ cũng như các phạm trù có liên quan tới lễ hội truyền thống mà chỉ tập trung vào công việc khảo sát thực tế diễn ra lễ hội. Cố gắng tìm hiểu nắm vững thực trạng văn hoá lễ hội truyền thống Hương Sơn trong những năm gần đây ra sao ? những gì là thế mạnh cần được tu bổ bảo tồn và khai thác có hiệu quả, còn những gì tồn đọng mang tính tiêu cực lạc hậu, cần có những giải pháp thích hợp khắc phục và loại trừ. Đi sâu vào các vấn đề cụ thể của lễ hội chùa Hương tôi mong sẽ giài đáp được phần nào những thắc mắc như : “Về với đất phật với danh thắng trời Nam” du khách trẩy hội có thực sự được trở về cội nguồn, có đáp ứng được nhu cầu về đời sống tâm linh, thoả mãn được nhu cầu giao cảm và cộng cảm của mình hay không; Để xảy ra những hiện tượng mê tín dị đoan, buôn thần bán thánh, huỷ hoại, phá hoại môi trường cảnh quan của Hương Sơn trách nhiệm này thuộc về ai Vì sao mà phải cần đến tận gần 10 năm trời đấu tranh không khoan nhượng của giới truyền thông nói riêng và quảng đại quần chúng cụm di tích Hương Sơn mới “thay máu” mới sang một trang mới, những bài học rút ra ở đây là gì? Rồi cả cách ứng xử của con người đương đại, của chính bản thân du khách đến với chùa Hương ra sao? Đây cũng chỉ là một trong nhiều cách tiếp cận khác nhau đối với hiện tượng văn hoá phức tạp và đa dạng này.
    Trong quá trình khảo sát thực tế trên báo tôi đã khảo sát 3 tờ: Báo Nhân Dân, Văn hoá, Báo Hà Tây từ năm 1995 đến 2003 và khảo sát một loạt các báo Văn hoá Thể thao, Tiền Phong, Nhà báo và Công luận, Thanh tra, Pháp Luật, Sức Khoẻ và môi trường, Công nghiệp Việt Nam, An ninh Thế giới, An ninh Thủ đô Trong quý IV năm 2001 và quý I năm 2002.
    Luận văn này tôi chia làm 3 chương:
    Chương 1 : Khái quát chung về lễ hội Chùa Hương.
    1. Khái niệm lễ hội
    2. Giá trị văn hoá truyền thống của lễ hội Chùa Hương.
    2.1. Lế hội Chùa hương, lễ hội dài nhất nước.
    2.2. Quần thể Hương Sơn một kỳ quan của đất nước.
    2.3. Trong tâm thức của Người Việt Hương Sơn là cõi phật.
    2.4. Đi hội Chùa Hương chiêm ngưỡng những di sản văn hoá đặc sắc.
    3. Một số chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về lễ hội.
    Chương 2 : Vấn đề lễ hội Chùa Hương được phản ánh trên báo chí trong những năm qua.
    1. Chức năng nhiệm vụ của báo chí về việc giữ gìn phát huy tiếp thu các giá trị tiến bộ trong lễ hội truyền thống.
    2. Lễ hội Chùa Hương được phản ánh trên báo chí.
    2.1. Báo chí bảo vệ thuần phong mỹ tục, tín ngưỡng lành mạnh tự do tôn giáo trong lễ hội Chùa Hương.
    2.2. Báo chí cầu nối giữa lễ hội Chùa Hương với du khác.
    2.3. Báo chí phát hiện và phản ánh những tiêu cực trong hoạt động lễ hội.
    23.1. Thương mại hoá lễ hội
    2.3.2. An ninh trật tự.
    2.3.3. Vệ sinh môi trường cảnh quan chùa
    3. Hiệu quả phản ánh báo chí trong vấn đề bảo vệ gìn giữ lễ hội Chùa Hương .
    Chương 3: Một số nhận xét về hình thức thể hiện của tác phẩm báo
    chí viết về lễ hội Chùa Hương .

    1. Các thể loại báo chí chủ yếu được sử dụng
    1.1. Phóng sự.
    1.2. Ghi nhánh, phản ánh.
    1.3. Tuỳ bút, tản văn
    2. Đặc điểm ngôn ngữ tác phẩm báo chí và những yếu tố hình thức .
    2.1. Văn phong
    2.2. ảnh
    Kết luận.
     
Đang tải...