Thạc Sĩ Báo chí cho trẻ em ở Thành phố Hồ Chí Minh

Thảo luận trong 'Báo Chí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn dài 120 trang
    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhắc nhở mọi người quan tâm, chăm sóc và bảo vệ quyền lợi của trẻ em. Theo Người, trẻ em như búp trên cành; biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan Lời dạy của Bác vẫn còn nguyên giá trị. Tuy nhiên, trẻ em ngày nay ngoan, không chỉ biết ăn, ngủ mà còn năng động, sáng tạo trong học tập cũng như trong lao động.
    Trẻ em là niềm hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước. Trong công cuộc kháng chiến giành độc lập cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (BVCS&GDTE). Công tác này được thể chế hoá trong hệ thống pháp luật của Việt Nam. Cụ thể, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1948 có 2 điều nói về trẻ em. Đặc biệt, sau khi Việt Nam phê chuẩn Công ước Quốc tế về quyền trẻ em của Liên Hiệp Quốc vào ngày 20.2.1990 (gọi tắt là Công ước), các quyền cơ bản của trẻ em trong Công ước được Việt Nam tôn trọng và luật hoá trên cơ sở phù hợp với Hiến pháp và pháp luật, điển hình là Luật BVCS&GDTE đã sửa đổi, bổ sung, được Quốc hội thông qua vào ngày 15.6.2004. Ngoài ra, Đảng và Nhà nước ta cũng đã đề ra và thực hiện nhiều chiến lược, chương trình hành động quốc gia vì sự sống còn, bảo vệ và phát triển của trẻ em.
    Dưới sự quan tâm đó, trẻ em trở thành đối tượng phản ánh đặc biệt của báo chí. Hầu hết báo, đài từ trung ương đến địa phương luôn ưu tiên phản ánh những vấn đề liên quan đến trẻ em nhằm bảo vệ quyền lợi cho trẻ em. Các đài phát thanh (PT), truyền hình (TH), báo in đều tổ chức nhiều chuyên mục, chuyên trang dành riêng cho trẻ em. Đặc biệt, đã có nhiều báo ra đời chỉ để phục vụ cho trẻ em. Từ đây cho thấy, vấn đề BVCS&GDTE ngày càng được báo chí quan tâm sâu sắc với nhiều góc độ, mức độ khác nhau, góp phần giáo dục trẻ em trở thành những công dân tốt trong xã hội, đồng thời nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân để cùng Đảng, Nhà nước thực hiện mục tiêu hàng đầu là xây dựng con người cho đất nước.
    Việt Nam có khoảng 86 triệu dân, trong đó có 24 triệu trẻ em, chiếm 28% dân số cả nước [56]. Riêng ở Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM), trong tổng số 7,1 triệu dân thì có tới 1,86 triệu trẻ em dưới 16 tuổi, chiếm hơn 26% dân số của Thành phố [93]. Xác định đây là nguồn lực quan trọng trong tương lai nên việc BVCS&GDTE được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu của toàn Đảng, toàn dân Thành phố.
    Đối với trẻ em ở TP HCM, báo chí không xa lạ và trở thành món ăn tinh thần trong cuộc sống. Sinh ra và lớn lên ở một thành phố năng động, phát triển về mọi mặt và có hoạt động báo chí sôi động nhất cả nước nên trẻ em ở TP HCM có nhiều thuận lợi hơn trong việc tiếp cận báo chí so với trẻ em các tỉnh, thành khác. Hiện nay, TP HCM có 39 đơn vị báo chí, bao gồm đài PT - Đài Tiếng nói nhân dân TP HCM (Đài TNND TP HCM) và đài TH - Đài TH TP HCM (Đài TH TP HCM), 19 báo, 18 tạp chí, với 28 phụ bản và 3 nhà xuất bản. Trong đó, có 4 đơn vị báo chí chuyên sản xuất các ấn phẩm, chương trình PT, TH cho trẻ em, như: Báo Khăn Quàng Đỏ với 4 ấn phẩm chính là Khăn Quàng Đỏ (KQĐ), Mực Tím (MT), Rùa Vàng (RV), Nhi Đồng Thành phố (NĐTP) thuộc Thành Đoàn TP HCM; Báo Yêu Trẻ với cẩm nang Yêu Trẻ (YT) thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP HCM (Sở LĐTB&XH); Đài TH TP HCM với các chương trình TH dành cho thiếu nhi và Đài TNND TP HCM với các chương trình PT thiếu nhi.
    Phó Giáo sư, Tiến sĩ (PGS, TS) Nguyễn Văn Dững cho rằng:
    Viết báo, làm chương trình phát thanh, truyền hình cho trẻ em và vì cuộc sống của trẻ em tốt đẹp hơn, đã từ lâu trở thành một nhiệm vụ quan trọng của các nhà báo, các cơ quan báo chí ở Việt Nam. Đòi hỏi của công chúng về những tác phẩm báo chí có liên quan đến trẻ em không những hay, hấp dẫn, mà còn phải chính xác, kịp thời và thể hiện sự hiểu biết của nhà báo về các quyền của trẻ em [14, tr.3].
    Thực tế, báo chí cho trẻ em ở nước ta hiện nay chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu này. Báo chí cho trẻ em ở TP HCM cũng không ngoại lệ. So với những năm trước đây, chất lượng báo chí cho trẻ em ở TP HCM có nhiều chuyển biến tích cực: đa dạng, phong phú về nội dung và hình thức. Tuy nhiên, báo chí cho trẻ em hiện nay còn nhiều bài viết chưa phù hợp với lứa tuổi và trình độ của trẻ em; nhiều bài còn viết theo “kiểu mì ăn liền”, thiếu định hướng, giáo dục; thông tin chưa chính xác, vi phạm nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp; bài viết về ngôi sao điện ảnh, ca sĩ và chuyện đời tư của người nổi tiếng đang chiếm diện tích khá rộng trên mặt báo Đây là điều lo ngại vì báo chí chẳng những làm giảm các chức năng xã hội của mình, mà còn làm cho trẻ em xao nhãng chuyện học hành, tập tành lối sống hưởng thụ, ăn chơi đua đòi. Văn phong sử dụng trên báo cũng còn nhiều điều cần bàn như: câu chữ dài dòng, khó hiểu, vừa “tiếng tây”, vừa “tiếng ta”, lạm dụng từ lóng, từ láy , làm ảnh hưởng không ít đến sự trong sáng của tiếng Việt trong việc học tập của các em.
    Cũng như những trẻ em ở các địa phương khác, trẻ em ở TP HCM đang trong giai đoạn phát triển về thể chất lẫn tinh thần nên rất dễ bị tác động bởi môi trường sống xung quanh. Những năm gần đây, sự phát triển vượt bậc của khoa học, công nghệ, sự bùng nổ của truyền thông đại chúng như internet, đầu kỹ thuật số, TH cáp , đã tạo điều kiện cho các văn hóa phẩm nước ngoài du nhập vào Thành phố, cả tốt lẫn xấu. Tình trạng truyện tranh có nội dung đồi truỵ, bạo lực được bày bán tràn lan trở thành mối lo ngại lớn không chỉ của các bậc cha mẹ mà của toàn xã hội. Chỉ cần thiếu sự quản lý, kiểm soát, định hướng, giáo dục của gia đình, nhà trường, xã hội, những ấn phẩm độc hại sẽ rơi vào tay trẻ em, gây ảnh hưởng xấu cho các em. Từ đây càng đòi hỏi, báo chí cho trẻ em ở TP HCM không ngừng nâng cao vị trí, vai trò, trách nhiệm “vừa là trường học, vừa là nhà hát” và là người bạn thân thiết của trẻ em.
    Trong các văn kiện của Đảng về BVCS&GDTE đều ghi rõ:
    Các em thiếu niên, nhi đồng ngày nay sẽ là lớp người xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản sau này. Quan tâm đến thiếu niên nhi đồng là quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng một lớp người mới không những phục vụ cho sự nghiệp xã hội chủ nghĩa hiện nay mà còn là cho sự nghiệp xây dựng cộng sản chủ nghĩa sau này [57, tr.14].
    Từ đây chúng tôi nhận thấy, việc khảo sát, đánh giá thực trạng báo chí cho trẻ em ở TP HCM, từ đó đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng báo chí cho trẻ em là cần thiết. Vì vậy, tôi chọn Báo chí cho trẻ em ở Thành phố Hồ Chí Minh làm đề tài cho luận văn thạc sĩ truyền thông đại chúng của mình.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...