Báo Cáo Báo cáo về san hô ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    NỘI DUNG .

    1. Hiện trạng san hô ở Việt Nam

    2. Tầm quan trong của san hô

    3. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến san hô

    4. Thực trạng quản lý của các cơ quan nhà nước và các biện pháp bảo tồn rạn san hô


    I. HIỆN TRẠNG SAN HÔ Ở VIỆT NAM:

    Theo các nhà khoa học, với số loài san hô đã được phát hiện, có thể khẳng định nhóm các loài san hô của Việt Nam vào loại đa dạng nhất thế giới. Theo kết quả khảo sát sơ bộ, Việt Nam có khoảng 1.222 km2 rạn san hô, phân bố rộng rãi từ Bắc tới Nam, với diện tích lớn nhất và tính đa dạng sinh học cao ở miền Trung và miền Nam. Các nghiên cứu của Việt Nam về san hô đã ghi nhận gần 400 loài san hô tạo rạn tại vùng Vịnh Nha Trang, Ninh Thuận, và Côn Đảo, mỗi nơi có hơn 300 loài.

    Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của vùng biển Việt Nam nói chung là thuận lợi cho sự phát triển của san hô tạo rạn. Trừ các vùng chịu ảnh hưởng của các lưu vực sông với độ muối thấp và độ đục cao, rạn san hô phân bố ở hầu hết các vùng nước nông ven bờ, ven đảo có nền đáy chắc và rất giàu có ở các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

    Ở vùng biển thềm lục địa Việt Nam, chỉ mới ghi nhận hai kiểu cấu trúc là rạn riềm (fringing reef) và rạn dạng nền (platform reef). Rạn dạng nền (platform) cũng tồn tại với cấu trúc là các đảo hoặc bãi ngầm không liên kết thành dải hình vành khuyên rộng lớn. Đây có thể coi là các “đảo san hô vòng giả” (pseudo-atoll).

    Ở vùng biển khơi xa, rạn san hô thuộc về một kiểu cấu trúc hoàn toàn khác - đó là các đảo san hô vòng (atoll).

    Vùng biển Việt Nam trải dài qua nhiều vĩ tuyến khác nhau và nằm gần với trung tâm đa dạng sinh học của san hô thế giới nên rạn san hô ở đây tương đối giàu có về thành phần loài san hô cứng.

    Điều đó cho thấy mức độ giàu có về thành phần giống loài san hô ở vùng biển ven bờ Việt Nam. Khu hệ san hô cứng Việt Nam có tới 90% số loài giống với san hô cứng vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương. Còn khu hệ san hô mềm Alcyonaria thì có thành phần loài phong phú bậc nhất trong vùng Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương.

    Với số lượng giống loài san hô tạo rạn đã biết, khu hệ san hô biển Việt Nam có thể so sánh với những vùng san hô đa dạng nhất trên thế giới.

    Tuy nhiên, theo ước tính, có tới chín phần mười trong số hơn 1.000 km2 rạn san hô ở Việt Nam đang hồi nguy cấp, trong khi tình trạng ô nhiễm môi trường biển ngày càng tồi tệ và các nguồn lợi thủy sinh ngày càng cạn kiện. 200 điểm rạn san hô được khảo sát ở vùng biển ven bờ Việt Nam cho thấy, trong vòng 10 năm, qua độ phủ của san hô bị suy giảm đáng kể. Một báo cáo điều tra san hô Việt Nam cho biết, 96% san hô bị đe dọa trong đó 75% bị đe dọa nghiêm trọng và rất nghiêm trọng.

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...