Luận Văn Báo cáo tốt nghiệp - Phân tích tình hình tài chính thông qua hệ thống báo cáo tài chính tại Công Ty

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nội Dung Chính

    Phần 1: Khái quát chung về hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác kế toán của Chi nhánh.

    Phần 2: Phân tích tình hình tài chính thông qua hệ qua hệ thống báo cáo tài chính.

    Phần 3: Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại Chi nhánh

    --------------------------------------------------------------------------------------------


    PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA HỆ THỐNG BCTC CỦA CHI NHÁNH

    I. Hệ thống báo cáo tài chính Chi nhánh sử dụng.

    Báo cáo tài chính có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý doanh nghiệp cũng như đối với các cơ quan chủ quản và các đối tượng quan tâm. Điều đó, được thể hiện ở những nội dung sau:

    Báo cáo tài chính là những báo cáo được trình bày hết sức tổng quát, phản ánh một cách tổng hợp nhất về tình hình tài sản, các khoản nợ, nguồn hình thành tài sản, tình hình chính cũng như kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.

    Báo cáo tài chính cung cấp các chỉ tiêu, các số liệu đáng tin cậy để tính ra các chỉ tiêu kinh tê khác nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả của các quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

    Báo cáo Tài chính là căn cứ quan trọng trong việc phân tích, nghiên cứu phát triển những khả năng tiềm tàng và là căn cứ quan trọng đề ra các quy định về quản lý điều hành hoạt động sản xuất - kinh doanh hoặc đầu tư của CSH.

    Báo cáo Tài chính là những căn cứ quan trọng để xây dựng các kế hoạch kinh tế - kỹ thuật, tài chính của doanh nghiệp, là những căn cứ đề ra kế hoạch hệ thống các biện pháp xác thực nhằm tăng cường quản trị doanh nghiệp, không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

    Hệ thống Báo cáo tài chính được lập tại Chi Nhánh tuân theo những sửa đổi mới nhất của Bộ Tài Chính dựa trên cơ sở chuẩn mực số 21 trong CMCĐKTVN

    Hệ thống BCTC được lập tại Chi nhánh: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính.

    1. Bản cân đối kế toán (Mẫu B01-DN.).

    a) Nội dung của BCĐKT như sau:

    Phần “Tài sản”: phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp đến cuối kỳ hoạch toán, đang tồn tại dưới các hình thái và trong tất cả các giai đoạn, các khâu của quá trình kinh doanh. Các chỉ tiêu phản ánh trong phần tài sản được xắp xếp theo nội dung kinh tế.

    Phần “Nguồn vốn”: phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản của doanh nghiệp đến cuối kỳ hạch toán. Các chỉ tiêu ở phần nguồn vốn được xắp xếp theo từng nguồn hình thành tài sản của đơn vị.

    Cụ thể nội dung trong phần tài sản và phần nguồn vốn như sau:

     Phần “Tài sản”:

    Bao gồm các chỉ tiêu phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của Chi nhánh tại thời điểm lập báo cáo và được chia thành 2 loại:

    Loại A: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. Thuộc loại này gồm các chỉ tiêu phản ánh tài sản của Chi nhánh là tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. Các khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản lưu động khác.

    Loại B: Tài sản cố định và đầu tư dài hạn:

    Thuộc loại này có các chỉ tiêu phản ánh tài sản của Chi nhánh là Tài sản cố định, các khoản đầu tư tài chính dài hạn, chi phí xây dựng CB dở dang, các khoản ký cuợc ký quỹ dài hạn và chi phí trả trước dài hạn.

     Phần “Nguồn vốn”:

    Bao gồm các chỉ tiêu phản ánh các nguồn vốn hình thành các loại tài sản tại thời điểm lập báo cáo và được chia thành hai loại chỉ tiêu:

    Loại A: Nợi phải trả, các chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và một số khoản nợ khác mà doanh nghiệp phải có trách nhiệm thanh toán, thể hiện mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp đối với nguồn vốn hình thành tài sản.

    Loại B: Nguồn vốn chủ sở hữu. Phản ánh các nguồn vốn, các quỹ của doanh nghiệp và nguồn kinh phí, thể hiện mức độ độc lập tự chủ về việc sử dụng các loại nguồn vốn của doanh nghiệp.

    Ngoài các chỉ tiêu trong phần chính, bảng cân đối kế toán còn các chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán.

    b) Cơ sở số liệu:

    Nguồn số liệu để lập bảng cân đối kế toán bao gồm:

    - Bảng cân đối kế toán ngày cuối niên độ kế toán kỳ trước.

    - Số dư của các tài khoản loại 1, loại 2, loại 3, loại 4. Trên các số kế toán chi tiết, số kế toán tổng hợp của kì lập bảng cân đối kế toán.

    - Số dư của các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán (loại 0)

    c) Phương pháp lập bảng cân đối kế toán:

    Bảng cân đối kế toán của Chi nhánh được lập thông qua phần mềm kế toán Peachtre. Trên cơ sở tổng hợp các số liệu tổng hợp từ số dư trên sổ chi tiết của tài khoản loại 1, loại 2, loại 3, loại 4.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...