Luận Văn Báo cáo tốt nghiệp Những phương hướng và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định ở Công ty I

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 16/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word

    Mục lục
    Lời nói đầu 3
    Chương 1 .4
    1. Vốn cố định trong các doanh nghiệp .5
    a. Hao mòn hữu hình 11
    b. Hao mòn vô hình 12
    a. Khấu hao TSCĐ. 12
    b. Các phương pháp tính khấu hao TSCĐ .13
    2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh
    nghiệp 15
    3. Các nhân tố ảnh hưởng và các biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định 24
    Chương 2 .35
    2.1. Sản phẩm và thị trường của công ty : .36
    2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất: 36
    2.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý: 36
    2.4. Tình hình lao động: 39
    2.5. Nguồn vốn hình thành TSCĐ của công ty 39
    Biểu 1: Nguồn vốn hình thành TSCĐ của Công ty .39
    2.6. Cơ sở vật chất - kỹ thuật của công ty In tài chính: 39
    2.7. Tình trạng kỹ thuật của TSCĐ ở công ty in tài chính năm 2001: .42
    4.1.1. Thuận lợi .49
    4.1.2. Khó khăn 50
    Chương 3 .59
    1. Những phương hướng chung để nâng hiệu hiệu quả sử dụng VCĐ ở Công ty In tài chính 60
    2. Một số giải pháp nhăm nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty In tài chính .61
    Kết luận 72
    Phân loại TSCĐ .73
    III. TSCĐ không cần dùng chờ thanh lý 73
    Nguồn: Phòng tài vụ Công ty in tài chính 73
    Nguồn: Phòng tài vụ Công ty in tài chính 76

    Lời nói đầu



    1. Mục đích và ý nghĩa của đề tài nghiên cứu.
    Vốn là chìa khoá, là điều kiện hàng đầu của mọi quá trình phát triển. Do vậy,

    muốn sản xuất kinh doanh phải có vốn. Để quá trình sản xuất kinh doanh được tiến

    hành một cách bình thường thì vấn đề đặt ra với các doanh nghiệp hiện nay là phải
    tổ chức tốt công tác huy động và sử dụng vốn một cách có hiệu quả, nói một cách

    khác là doanh nghiệp phải luôn luôn bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
    Đây là một vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh

    của doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp cho doanh nghiệp giữ

    vững được sức mua của đồng vốn trong điều kiện nền kinh tế có lạm phát và nhiều
    rủi ro, nâng cao được năng lực hoạt động của đồng vốn đồng thời đánh giá được

    chất lượng quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp ngày
    càng vững mạnh trong nền kinh tế thị trường. Vì vậy các doanh nghiệp không thể

    không bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đó là một nguyên tắc bất di bất
    dịch trong nền kinh tế thị trường.
    Trong những năm cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp ở nước ta, các

    doanh nghiệp quốc doanh được Nhà nước giao chỉ tiêu, doanh nghiệp lấy việc hoàn
    thành kế hoạch cấp trên giao làm mục đích sản xuất kinh doanh. Nhà nước bao cấp

    về mọi mặt như: vốn, giá, thị trường tiêu thụ, lỗ Nhà nước bù . nên các doanh
    nghiệp quốc doanh không coi việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là trách nhiệm

    của bản thân mình, mà là của Nhà nước. Doanh nghiệp chỉ chạy đua với thành tích,

    với chỉ tiêu.
    Từ khi Nhà nước ta chuyển đổi cơ chế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao

    cấp sang nền kinh tế thị trường lấy doanh lợi làm mục đích sản xuất kinh doanh,
    nhiều thành phần kinh tế cùng song song tồn tại và cạnh tranh với nhau. Những

    doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả thì ngày càng đứng vững và phát triển, ngược lại

    những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, vốn kinh doanh bị mất dần sau mỗi chu kỳ sản

    xuất kinh doanh, doanh thu không bù đắp đủ chi phí, không thể lập lại được quá

    trình tái sản xuất dẫn đến nguy cơ bên bờ vực phá sản mà nguyên nhân chủ yếu là


    Chương 1


    Vốn cố định và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của các

    doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường

    1. Vốn cố định trong các doanh nghiệp


    1.1. Khái niệm, đặc điểm của tài sản cố định trong doanh nghiệp

    Những năm gần đây nền kinh tế nước ta chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu

    bao cấp sang cơ chế thị trường. Trong điều kiện đó, các mối quan hệ hàng hoá, tiền
    tệ ngày càng được mở rộng và phát triển, xuất hiện các doanh nghiệp thuộc nhiều

    thành phần kinh tế khác nhau cùng song song tồn tại, cạnh tranh lẫn nhau và bình
    đẳng trước pháp luật. Trong nền kinh tế quốc dân thì mỗi doanh nghiệp là một tế

    bào kinh tế. Doanh nghiệp là một tổ chức được thành lập nhằm mục đích chủ yếu là

    thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp có thể thực hiện một,
    một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản

    phẩm, lao vụ, dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
    Để tiến hành sản xuất sản phẩm, mọi doanh nghiệp đều cần phải có hai yếu

    tố cơ bản, đó là sức lao động và tư liệu sản xuất. Căn cứ vào tính chất và tác dụng

    khi tham gia vào quá trình sản xuất, tư liệu sản xuất lại chia ra làm hai bộ phận là

    đối tượng lao động và tư liệu lao động.
    Tài sản cố định (TSCĐ) là những tư liệu lao động chủ. Căn cứ vào tính chất

    và tác dụng khi tham gia vào quá trình sản xuất, tư liệu sản xuất lại chia ra làm hai

    bộ phận là đối tượng lao động và tư liệu lao động.

    Tài sản cố định (TSCĐ) là những tư liệu lao động chủ yếu được tham gia

    một cách trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
    nghiệp như máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, các công trình kiến trúc . Đặc

    điểm chung của các TSCĐ trong doanh nghiệp là tham gia vào nhiều chu kỳ sản
    xuất sản phẩm với vai trò là các công cụ lao động. Trong quá trình đó hình thái vật

    chất và đặc tính sử dụng ban đầu của TSCĐ là không thay đổi, song giá trị của nó

    lại được chuyển dịch dần từng phần vào giá trị sản phẩm sản xuất ra. Bộ phận giá trị
    chuyển dịch này cấu thành một yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

    và được bù đắp mỗi khi sản phẩm được tiêu thụ.
    Trong thực tế, tuỳ theo điều kiện kinh tế, yêu cầu và trình độ quản lý ở từng

    thời kỳ nhất định mà người ta có những quy định thống nhất và tiêu chuẩn giới hạn
    của một TSCĐ. Theo chế độ tài chính mới nhất qui định những tư liệu lao động
    được coi là TSCĐ phải có đủ hai điều kiện sau:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...