Chuyên Đề BÁO CÁO TỐT NGHIỆP Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty CP Đá Vôi Hà NamSS

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU
    CHƯƠNG 1: Cơ sở lí luận của công tác kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp.
    1.1.Khái niệm,vai trò,yêu cầu và nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp.
    1.1.1.Khái niệm và đặc điểm của nguyên vật liệu.
    1.1.2.Vị trí,vai trò của nguyên vật liệu.
    1.1.3.Yêu cầu quản lí nguyên vật liệu.
    1.1.4.Nhiêm vụ của kế toán nguyên vật liệu.
    1.2.Phân loại nguyên vật liệu
    1.3.Đánh giá nguyên vật liệu
    1.3.1. Nguyên tắc đánh giá nguyên vật liệu
    1.3.2. Đánh giá nguyên vật liệu
    1.4.Kế toán chi tiết nguyên vật liệu.
    1.4.1.Chứng từ kế toán.
    1.4.2.Các phương pháp kế toán nguyên vật liệu.
    1.5.Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu.
    1.5.1.Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
    1.5.2.Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kì.
    1.5.3.Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
    CHƯƠNG 2: Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần đá vôi Hà Nam.
    2.1.Khái quát chung về Công Ty Cổ Phần Đá Vôi Hà Nam.
    2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của công ty CP Đá Vôi Hà Nam.
    2.1.2.Chức năng, nhiệm vụ sản xuất của công ty.
    2.1.3.Tổ chức bộ máy sản xuất của công ty.
    2.1.4.Tổ chức công tác kế toán tại công ty.
    2.2.Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty CP Đá vôi Hà Nam
    2.2.1.Đặc điểm và yêu cầu quản lí về nguyên vật liệu tại công ty CP Đá vội Hà Nam.
    2.2.2.Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu thực tế tại công ty CP Đá vôi Hà Nam.
    2.2.3.Thủ tục nhập kho, xuất kho.
    2.2.4.Kế toán chi tiết nguyên vật liệu.
    2.3.Thực trạng công tác kế toán tổng hợp nguyên vật liệu của công ty CP Đá vôi Hà Nam.
    2.3.1. Kế toán tổng hợp tăng nguyên vật liệu.
    2.3.2. Kế toán tổng hợp giảm nguyên vật liệu.
    CHƯƠNG 3. Một số nhận xét và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần đá vôi hà nam.
    3.1.Nhận xét chung về công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty.
    3.1.1.Những kết quả đạt được của công ty.
    3.1.2.Những hạn chế còn tồn tại trong công tác nguyên vật liệu taị
    công ty
    3.2.Một số đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần đá vôi hà nam.

    Trong nền kinh tế quốc dân, doanh nghiệp sản xuất là tế bào của nền kinh tế, là đơn vị trực tiếp tiến hành các hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm. Cũng như bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào khác, doanh nghiệp xây dựng trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình đều phải tính toán các chi phí bỏ ra và thu về. Đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường hiện nay, muốn tồn tại và phát triển doanh nghiệp phải có biện pháp quản lý vật liệu một cách hợp lý . Phải tổ chức công tác nguyên vật liệu từ quá trình thu mua vận chuyển liên quan đến khâu dự trữ vật tư cho việc thi công công trình. Phải tổ chức tôt công tác quản lý thúc đẩy kịp thời việc cung cấp nguyên vật liệu cho việc thi công xây dựng , phải kiểm tra giám sát việc chấp hành việc dự trữ tiêu hao nguyên vật liệu tại công ty để từ đó góp phần giảm những chi phí không cần thiết trong xây dựng tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Muốn đạt được điều đó doanh nghiệp phải có một lượng vốn lưu động và sử dụng nó một cách hợp lý, để thấy được điều đó thì mỗi doanh nghiệp phải sử dụng nguên vật liệu một cách hợp lý và quản lý chúng một cách chặt chẽ từ khâu thu mua đến khâu sử dụng vừa đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất vừa tiết kiệm chổng mọi hiện tượng sâm phạm tài sản của nhà nước và tài sản của đơn vị.
    Để đạt được điều đó, vấn đề trước mắt là cần phải hạch toán đầy đủ, chính xác nguyên vật liệu ( NVL) trong quá trình sản xuất vật chất, bởi vì đây là yếu tố cơ bản trong quá trình sản xuất, nó chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Chỉ cần một biến động nhỏ về chi phí nguyên vật liệu cũng ảnh hưởng đến giá thành, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Điều đó buộc các doanh nghiệp phải quan tâm đến việc tiết kiệm nguyên vật liệu để làm sao cho một lượng chi phí nguyên vật liệu bỏ ra như cũ mà sản xuất được nhiều sản phẩm hơn, mà vẫn đảm bảo chất lượng, đó cũng là biện pháp đúng đắn nhất để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp đồng thời tiết kiệm được hao phí lao động xã hội. Kế toán với chức năng là công tác quản lý phải tính toán và quản lý như thế nào để đáp ứng được yêu cầu đó.
    Vận dụng những kiến thức đã tiếp thu được ở trường kết hợp với thực tế công tác hạch toán nguyên vật liệu ở Công ty Cổ Phần Đá Vôi Hà Nam em xin viết đề tài " Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty CP Đá Vôi Hà Nam "
    Bài báo cáo này gồm 3 chương :
    Chương 1 : Cơ sở lí luận của công tác kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp .
    Chương 2 : Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ Phần Đá Vôi Hà Nam.
    Chương 3 : Một số nhận xét và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ Phần Đá Vôi Hà Nam.
    Bài báo cáo được hoàn thành với sự nỗ lực của bản thân và sự quan tâm giúp đỡ tận tình của cô giáo Đào Thị Hằng cùng ban lãnh đạo của công ty cũng như các cô chú trong phòng kế toán nơi em thực tập. Do thời gian tìm hiểu thực tế không nhiều và những kiến thức lý luận, khả năng còn hạn chế nên bài báo cáo của em không tranh khỏi những thiếu sót. Kính mong các thầy cô giáo cùng bạn đọc góp ý kiến cho bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
    Em xin chân thành cảm ơn !

    CHƯƠNG 1 :
    Cơ sở lí luận của công tác kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp.
    1.1. Khái niệm,vai trò,yêu cầu và nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp.
    1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của nguyên vật liệu.
    a) Khái niệm
    - Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nguyên vật liệu là một yếu tố chi phí cơ bản. Khi nguyên vật liệu là cấu thành thực thể của sản phẩm tham gia vào sản xuất kinh doanh thì nguyên vật liệu chỉ tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, giá trị của nguyên vật liệu được chuyển hết vào chi phí sản xuất kinh doanh và cấu thành giá trị của sản phẩm mới tạo ra .
    - Nguyên vật liệu trong doanh nghiệp là đối tượng lao động do mua ngoài hoặc tự chế biến dùng cho mục đích sản xuất kinh doanh , tạo ra sản phẩm mới cho doanh nghiệp .
    b) Đặc điểm :
    - Nguyên vật liệu được mua sắm bằng vốn lưu động , được hình thành từ các nguồn khác nhau , trong đó chủ yếu là mua ngoài. Khác với tư liệu lao động, nguyên vật liêu chỉ tham gia vào một chu kì sản xuất nhất định Giá trị nguyên vật liệu được chuyển dịch một lần vào giá trị sản phẩm mới làm ra . Chi phí vật liệu thường chiếm tỉ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
    1.1.2.Vị trí,vai trò của nguyên vật liệu
    * Vai trò:
    Nguyên vật liệu có vai trò rất quan trọng trong doanh nghiệp, nó là đối tượng sản xuất phục vụ cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Do vậy vật liệu không chỉ quyết định đến số lượng sản phẩm mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm tạo ra. Nguyên vật liệu có đảm bảo quy cách, chủng loại đa dạng thì sản phẩm sản xuất ra mới đạt yêu cầu và phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Như vậy vật liệu có một giá trị vô cùng quan trọng không thể phủ nhận trong quá trình sản xuất kinh doanh.
    Một hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không thể thực hiện được nếu thiếu một trong ba yếu tố: Lao động, tư liệu lao động, và đối tượng lao động. Trong đó con người với tư cách là chủ thể lao động sử dụng tư liệu lao động và đối tượng lao động để tạo ra của cải vật chất. Trong doanh nghiệp sản xuất công nghiệp biểu hiện cụ thể của đối tượng lao động là nguyên vật liệu. Chi phí về vật liệu chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá thành sản phẩm và là bộ phận quan trọng trong doanh nghiệp. Nó không chỉ làm đầu vào của quá trình sản xuất mà còn là một bộ phận quan trọng của hàng tồn kho được theo dõi bảo quản và lập dự phòng khi cần thiết.
    Do vật liệu có vai trò quan trọng như vậy nên công tác kế toán vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất phải được thực hiện một cách toàn diện để tạo điều kiện quản lý vật liệu, thúc đẩy việc cung cấp đầy đủ kịp thời, đồng bộ những vật liệu cần sản xuất, dự trữ và sử dụng vật liệu hợp lí, tiết kiệm ngăn ngừa các hiện tượng hư hao, mất mát và lãng phí vật liệu trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh.
    * Vị trí của nguyên vật liệu .
    Trong các doanh nghiệp sản xuất, vật liệu là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là bộ phận cơ bản cấu thành thực thể sản phẩm. Trong quá trình sản xuất, vật liệu chỉ tham gia vào chu kì sản xuất, bị tiêu hao và dịch chuyển toàn bộ một lần vào giá thành sản phẩm.
    Chi phi về các loại nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. Do vậy, tăng cường công tác quản lý kế toán nguyên vật liệu đảm bảo cho việc sử dụng tiết kiệm nhằm hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...