Báo Cáo Báo cáo tổng hợp diễn biến thị trường nông sản việt nam 2006

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trong năm 2006, thị trường nông sản thế giới có nhiều biến động do tình trạng tăng giá của dầu mỏ và tình trạng hạn hán nặng nề ở các nước Châu Phi hồi đầu năm. Tình hình thị trường nông sản tại Việt Nam cũng bị ảnh hưởng của các diễn biến bất thường nói trên, cũng như các diễn biến lên xuống về cung cầu khác. Diễn biến cụ thể của từng mặt hàng trong năm 2006 vừa qua có thể được tóm tắt như sau:
    1. Ngành hàng Hồ tiêu
    1.1. Tình hình chung

    Tình hình thị trường hồ tiêu thế giới năm 2006 có nhiều chuyển biến tích cực và đánh dấu sự hồi phục của thị trường so với các năm trước đây. Diễn biến quan trọng nhất là giá hồ tiêu giao dịch sau nhiều năm trầm lắng ở mức thấp, từ 1.200 – 1.800 USD/tấn đối với tiêu đen và 1.800 – 2.000 US/tấn đối với tiêu trắng; đã gia tăng mạnh mẽ từ tháng 7 cho đến cuối năm 2006.
    Nguyên nhân chủ yếu đẩy giá tiêu lên cao là sự sụt giảm về sản lượng hồ tiêu sản xuất trong năm 2006 so với năm 2005. Theo Cộng đồng Hồ tiêu thế giới (IPC), sản lượng tiêu thế giới năm 2005 là 314.270 tấn, tổng lượng xuất khẩu trên thị trường thế giới là 212.479 tấn. Trong khi đó, các dự báo về sản lượng tiêu năm 2006 chỉ ở mức 269.900 tấn do tình hình sâu bệnh hại, khô hạn và giảm năng suất tiêu ở các nước và lượng xuất khẩu chỉ đạt 197.600 tấn (Hội nghị các nước xuất khẩu tiêu lần thứ 37 diễn ra tại Kandy, Sri Lanka, ngày 4/9/2006). Các dự báo từ đầu năm đều cho là sản lượng tiêu ở các nước sản xuất chính như Ấn Độ, Việt Nam đều giảm.
    So với cầu (theo thống kê của IPC, lượng hồ tiêu xuất khẩu các năm 2002-2004 dao động từ 227 đến 232 ngàn tấn/năm), nếu sản lượng tiêu giảm thấp hơn 300 ngàn tấn/năm; tổng lượng xuất khẩu giảm xuống mức khoảng 200 ngàn tấn/năm thì khả năng thiếu cung sẽ xảy ra, và đẩy giá tiêu thế giới lên cao.
    Nhìn chung, thị trường giao dịch hạt tiêu tăng diễn ra mạnh trong giai đoạn từ thu hoạch tiêu trở đi. Khi các đánh giá về sản lượng và lượng cung trên thị trường trong năm đã rõ ràng, và lo ngại về giảm cung ở các nước xuất khẩu chính, các nhà thu mua đã tích cực hoạt động và đẩy giá lên cao, nhất là vào giai đoạn từ tháng 6-7 trở đi. Vào đến cuối năm, giao dịch giảm vì các nhà nhập khẩu đã thu mua được hầu hết khối lượng hàng hóa kinh doanh. Đồng thời, các nhà nhập khẩu cũng trông chờ diễn biến về sản lượng và giá cả của mùa vụ hồ tiêu mới. Vì các lý do này, mặc dù không còn nguồn cung nhưng giá tiêu vẫn giảm nhẹ.
    Theo VPA, tổng cung thị trường hồ tiêu thế giới năm 2006 vào khoảng 200 ngàn tấn, trong đó Việt Nam xuất khẩu khoảng 116 ngàn tấn (58%). Theo Bộ Thương mại Việt Nam, lượng tiêu Việt Nam xuất khẩu đến hết tháng 11/2006 là 113.362 tấn.
    Bảng 1. Sản lượng và số lượng xuất khẩu tiêu trong năm 2005, dự kiến của 2006 và kế hoạch cho năm 2007 (tấn)
    Tiêu 2005 2006 (dự kiến) 2007 (kế hoạch)
    Sản lượng Xuất khẩu Sản lượng Xuất khẩu Sản lượng Xuất khẩu
    Đen 263.270 179.329 219.900 166.800 211.000 148.500
    Trắng 51.000 33.150 50.000 30.800 55.000 32.500
    Tổng 314.207 212.479 269.900 197.600 266.000 181.000
    Nguồn: (IPC, trích từ bản tin số 36/2006 của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam VPA).
    1.2. Chỉ số giá và giá tổng hợp của IPC
    Diễn biến giá thị trường hồ tiêu thế giới năm 2006 phản ánh rõ nét sự mất cân đối cung cầu. Từ tháng 1 đến tháng 6, khi hầu hết các nước đang thu hoạch hồ tiêu (ngoại trừ Braxin), giá tiêu vẫn duy trì ở mức thấp và tương đương với giá năm 2004 và 2005. Bắt đầu vào tháng 7, khi khả năng xuất khẩu tiêu của các nước xuất khẩu chủ yếu đã rõ ràng, và dự đoán về dự trữ không còn nhiều, giá hồ tiêu lập tức tăng vọt, do có nhiều đơn hàng mua tiêu. Tốc độ tăng giá tổng hợp luân chuyển đối với tiêu đen (so với tháng trước) của tháng 7/06 là 17,6%; tháng 8 là 23,4%; tháng 9 là 30,5%; tháng 10 là 3,6%. Tương tự, tốc độ tăng giá tổng hợp tiêu trắng là 11,2%; 21,9%; 14,1% và 6,0%. Mức giá tổng hợp đạt đỉnh cao vào tháng 10/2006. So với cùng kỳ năm trước, giá tổng hợp tiêu đen tăng 2,03 lần, giá tiêu trắng tăng 1,77 lần (bảng 2).
    Phân tích biến động giá dựa trên chỉ số giá của IPC cũng cho thấy trong giai đoạn tháng 7-9/06, giá tiêu tăng rất mạnh. Chỉ số giá IPC đối với tiêu đen tăng đến 11,2 điềm trong tháng 7; 19,2 điểm trong tháng 8 và 30,5 điểm trong tháng 9. Giá tiêu trắng tăng tương ứng là 10,7; 21,3 và 16,7 điểm.
    Trong suốt tháng 10/06, giá ở tất cả các thị trường đã đạt đỉnh và bắt đầu giảm nhẹ. Tuy nhiên, tốc độ giảm giá chậm hơn nhiều so với tốc độ tăng giá. Chỉ số giá trung bình của tháng 10 vẫn cao hơn tháng 9 đôi chút. Chỉ số IPC đối với tiêu đen tăng 4,7 điểm; tiêu trắng tăng 8,2 điểm. Giá tiêu đen tăng chủ yếu do giá tiêu đen Sarawak và Lampung còn tăng trong tháng 10 so với tháng 9. Trong trường hợp tiêu trắng, giá tăng chủ yếu do giá tiêu trắng Sarawak tăng.
    Qua tháng 11/06, chỉ số giá giảm 11,9 điểm đối với tiêu đen và 8,5 điểm đối với tiêu trắng. Giá FOB trung bình ở tất cả các thị trường nguồn đều giảm. Giá tổng hợp tiêu đen giảm 9%; tiêu trắng giảm 6%. Như vậy, kể từ tháng 11/06 trở đi, giá tiêu có xu hướng giảm nhẹ vì các nguồn cung và dự trữ đã cạn, các nhà thu mua đã mua được số lượng tiêu cần thiết, khối lượng giao dịch giảm nhiều. Ngoài ra, vẫn có tâm lý chờ đợi tình hình sản lượng, khả năng cung và dự đoán giá tiêu của vụ thu hoạch mới từ quý 1/2007.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...