Báo Cáo Báo cáo tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    I. TỔNG QUAN KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2009

    1. Gói kích thích kinh tế năm 2009 của Chính Phủ
    2. Kinh tế Việt Nam 2009, những thành tựu đạt được
    2.1. Tăng trưởng GDP năm 2009 đạt 5,32%
    2.2. Công nghiệp, xây dựng và bán lẻ tăng trưởng khá
    3. Những bất ổn vĩ mô và nguyên nhân
    3.1. Bất ổn vĩ mô những tháng cuối năm
    3.2. Vì sao luôn có sự bất ổn trong những năm gần đây?
    II. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2010
    1. Những thuận lợi
    1.1. Kinh tế thế giới dần phục hồi
    1.2. Xuất khẩu ựược cải thiện
    1.3. Nền tảng cơ sở hạ tầng từ chính sách kích cầu năm 2009
    2. Những khó khăn
    2.1. Nhập siêu và áp lực ngoại tệ
    2.2. Lạm phát
    2.3. Cạnh tranh hàng hóa nước ngoài trên thị trường nội địa
    III. KỊCH BẢN KINH TẾ NĂM 2010
    1. Kịch bản 1: ƯU TIÊN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ (20%)
    2. Kịch bản 2: ỔN ĐỊNH NỀN KINH TẾ (80%)
    2.1. Chính sách tiền tệ thắt chặt
    2.2. Chính sách tài khóa thắt chặt hơn so với năm 2009 nhưng vẫn theo
    Hướng nới lỏng để khuyến khích tăng trưởng
    2.3. Cải thiện xuất khẩu và giảm nhập siêu
    3. Các chính sách tiền tệ thắt chặt cụ thể và tác động đối với nền kinh tế
    3.1. Nếu chỉ số giá tiêu dùng trong Quý I không có chiều hướng tăng cao
    3.2. Nếu chỉ số giá tiêu dùng tăng mạnh trong Quý I

    IV. TRIỂN VỌNG NGÀNH NĂM 2010
    1. Thủy hải sản
    2. Bất động sản (Phân khúc nhà ở và xây dựng kết cấu hạ tầng)
    . ao su tự nhiên ￿4. Nông nghiệp 5. Dệt may
    6. Dịch vụ và thiết bị dầu khí
    7. Chế biến thực phẩm, đồ uống
    8. Ngân hàng

    I. TỔNG QUAN KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2009 :
    Sau một năm 2008 với rất nhiều biến động, 2009 tiếp tục là một năm đầy khó khăn với kinh tế Việt Nam do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bắt nguồn từ khủng hoảng tín dụng và nhà đất tại Mỹ, kèm theo các cơn sốt dầu, lương thực và lạm phát năm 2008. Cuộc khủng hoảng này đã tác động không nhỏ đến các hoạt động sản xuất, xuất khẩu và đầu tư của Việt Nam. Không chỉ thế, một giai đoạn ưu tiên tăng trưởng trong thời gian trước đó cũng đã làm bộc lộ những điểm yếu nội tại cần được tìm ra lời giải như vấn đề tỷ giá, lãi suất, hạ tầng cơ sở chưa đồng bộ và hợp lý, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp không cao, các chính sách, quy định quản lý chưa cụ thể và xác đáng v.v. đánh giá về nửa đầu năm 2009 có thể thấy toàn là khó khăn bao trùm.
    Nhờ những nỗ lực của Chính phủ trong đó có gói kích thích kinh tế trị giá 160 nghìn tỷ đồng công bố vào tháng 5 năm 2009, kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến đáng kể. đà suy giảm đã được ngăn chặn và nền kinh tế bắt đầu tăng trưởng trở lại với tốc độ được cải thiện dần. Bên cạnh đó, các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, xây dựng và bán lẻ cũng vẫn duy trì được mức tăng trưởng khá.
    Tuy nhiên, đằng sau mục tiêu tăng trưởng đạt ựược, nền kinh tế cũng tiềm ẩn rất nhiều khó khăn và rủi ro về lạm phát, thâm hụt ngân sách và nợ Chính phủ. Nguyên nhân của tình trạng này là do các chính sách kích thích kinh tế chưa được thực hiện một cách hiệu quả, dẫn đến kết quả tăng trưởng chưa thực sự cao mà bất ổn lại gia tăng. Những vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế trong năm 2009 mà tác động tiêu cực của nó sẽ còn tiếp diễn trong năm 2010.

    1. Gói kích thích kinh tế năm 2009 của Chính phủ
    Gói kích thích kinh tế là một giải pháp cần thiết đối với tình trạng khủng hoảng và suy thoái kinh tế. Chính phủ đã có quyết định đúng đắn, kịp thời và phù hợp với xu thế chung của thế giới khi đưa ra các chính sách này. Nộ dung của gói kích thích kinh tế năm 2009 hay còn gọi là gói kích cầu 1 do chính phủ đưa ra dựa trên việc nới lỏng chính sách tiền tệ và tài khóa; bao gồm cả tăng tín dụng, hạ lãi suất, tăng chi tiêu Chính phủ và giảm thuế.

    Nhờ chính sách kích thích kinh tế, các doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận với nguồn vốn vay giá rẻ để đầu tư,mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, việc tăng đầu tư và chi tiêu Chính phủ giúp tạo việc làm cho các doanh nghiệp cũng như người lao động. Nhờ đó, kinh tế Việt Nam năm 2009 đã có những điểm sáng đáng chú ý.
    2. Kinh tế Việt Nam 2009, những thành tựu đạt được
    Có thể nói, nhờ các chính sách kích thích kinh tế của Chính Phủ, kinh tế Việt Nam đã ngăn chặn được đà suy giảm và đang duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...