Báo Cáo Báo cáo thường kỳ Kinh tế Vĩ mô Trung Quốc 6 tháng cuối năm 2012 và triển vọng 2013

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    CÁC CHỮ VIẾT TẮT 2
    Tóm tắt 3
    Kinh tế Trung Quốc 6 tháng cuối năm 2012 7
    I. Khái quát .7
    Tăng trưởng kinh tế 7
    Lạm phát 8
    II. Các thành phần của tổng cung 10
    Nông nghiệp .10
    Sản xuất công nghiệp 13
    Dịch vụ . 17
    Thị trường nhân tố 17
    III. Các thành phần của tổng cầu .19
    Chi tiêu chính phủ . 19
    Đầu tư toàn xã hội . 21
    Vốn đầu tưnước ngoài 24
    Tiêu dùng cuối cùng . 28
    Cán cân thương mại 30
    IV. Các cân đối vĩ mô 34
    Cán cân thanh toán . 34
    Cán cân ngân sách 36
    V. Thị trường vốn và thị trường tiền tệ . 38
    Thị trường vốn 38
    Thị trường tiền tệ 41
    VI. Thị trường tài sản . 46
    Thị trường chứng khoán 46
    Thị trường bất động sản 50
    Triển vọng kinh tế Trung Quốc năm 2013 . 55
    Phụ lục –Hội nghị kinh tế trung ương 12/2012 . 57
    Tàiliệu tham khảo 59


    Tóm tắt
    Kinh tế Trung Quốc bước vào năm 2012 với nhiều lo lắng
    suy giảm tăng trưởng do tác dụng của chính sách thắt chặt
    tiền tệ và tài khóa năm 2011 bắt đầu phát huy tác dụng,
    cũng như những diễn biến khó lường của tình hình kinh tế
    bên ngoài. Sự suy giảm trên thực tế đã vượt ngoài dự báo.
    Ngay đầu năm 2012, tăng trưởng GDP theo quýcủa Trung
    Quốc đã để mất mốc 9%, tiếp đó để mất mốc 8% vào quý
    II. Kinh tế Trung Quốc kết thúc năm 2012 với mức tăng
    trưởng GDP 7,8% -mức thấp nhất trong vòng 13 năm qua.
    Một điểm sáng của tình hình kinh tế vĩ mô Trung Quốc
    năm 2012 là lạm phát được kiểmsoát hiệu quả, CPI cuối
    năm ở mức 2,5% -thấp hơn nhiều so với mục tiêu 4% đề
    ra.
    Tình hình Trung Quốc năm 2012 không có nhiều điểm
    sáng lạc quan. Trong khi nông nghiệp và dịch vụ đều đạt
    được những kết quả tăng trưởng khả quan, thì đóng góp
    của công nghiệp và xây dựng vào tăng trưởng GDP lại suy
    giảm so với năm ngoái. Nguyên nhân là tăng trưởng sản
    xuất công nghiệp chỉ đạt mức 8,1%, (trong khi tăng trưởng
    sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp quy mô trở lên đạt
    10%) thấp nhất trong 12 năm trở lại đây – ngoại trừ cú
    shock cuối năm 2008. Chịu tác động của sự suy giảm tăng
    trưởng sản xuất công nghiệp, và tình hình khó khăn chung,
    tăng trưởng tỉ lệ lợi nhuận của doanh nghiệp công nghiệp
    quy mô trở lên suy giảm nghiêm trọng so với năm 2011
    (5,3% so với 25,4%). Chỉ báo PMI thấp nhất trong vòng 7
    năm trở lại đây, chi phí lao động tăng cao và giá hàng hóa
    cơ bản thế giới có một năm tăng mạnh cho thấy phục hồi
    sản xuất công nghiệp năm 2013 vẫn đối đầu với nhiều
    thách thức.
    4
    Năm 2012 là một năm khó khăn với thị trường lao động
    Trung Quốc. Tỉ lệ thất nghiệp tuy ngang bằng so với năm
    trước, đồng thời số việc làm mới cũng tăngnhẹ so với năm
    2011 (12,66triệu, tăng 450.000 việc làm so với năm trước)
    nhưng tình hình chung của thị trường lao động Trung Quốc
    6 tháng cuối năm, đặc biệt là quý IV/2012 là cung không
    đủ cầu tại 103 thành phố chủ chốt.
    Ngoại thương phản ánh những bức tranh khác biệt, sự suy
    giảm kinh tế của khu vực eurozone, sự phục hồi chậm chạp
    của kinh tế Mỹ khiến nền kinh tế dựa nhiều vào xuất khẩu
    như Trung Quốc trong năm qua không đạt được mục tiêu
    tăng trưởng xuất khẩu 10% -cả năm 2012, tăng trưởng
    xuất khẩu của Trung Quốc chỉ đạt mức 7,9%, mức tăng
    trưởng thấp nhất trong vòng 13 năm qua. Tuy nhiên, thặng
    dư thương mại của Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng mạnh
    48,1%.
    Chi tiêu chính phủ Trung Quốc năm 2012 tăng 15,1% (cao
    hơn so với dự báo). Lí do bắt nguồn từ việc chính phủ cần
    tăng chi để duy trì ổn định tăng trưởng kinh tế. Do tăng chi
    tiêu và ngu ồn thu tăng chậm nên thâm hụt ngân sách tăng
    lên k ỉ lục 850,2 tỉ CNY –1,6% GDP.
    Tổng mức đầu tư toàn xã hội năm 2012 của Trung Quốc
    đạt 36.483,5 tỉ CNY, tăng trưởng 20,6% so với năm ngoái,
    loại bỏ yếu tố giá cả thì tăng trưởng thực tế là 19,3%. Tuy
    nhiên đây là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 2007.
    Vốn FDInăm 2012 chứng kiến sự suy giảm cả về số doanh
    nghiệp FDI đăng kí thành lập và vốn giải ngân. Trong khi
    số doanh nghiệp FDI đăng kí mới giảm 10,1% so với năm
    2011 thì vốn thực hiện/giải ngân chỉ đạt 111,72 tỉ USD,
    giảm 3,7%.
    5
    Tiêu dùng cuối cùng của năm 2012 có mức tăng trưởng
    th ấp nhất trong 7 năm qua (tính từ năm 2006), đạt 20.716,7
    tỉ CNY, tăng trưởng 14,3% so với năm 2011. Nếu loại bỏ
    yếu tố giá cả mức tăng trưởng thực tế đạt 12,1%.
    Tỉ giá danh nghĩa CNY/USD năm vừa qua tăng nhẹ với
    mức tăng giá cả năm là xấp xỉ 0,25%. Tuy nhiên, thặng dư
    thương mại lớn trong năm qua và trạng thái thặng dư của
    cán cân thanh toán tổng thể có thể làm gia tăng áp lực tăng
    giá đồng CNYnăm tới. Điểm nổi bật của chính sách tỉ giá
    cũng như chính sách tiền tệ Trung Quốc năm vừa qua là
    các điều hành mang tính thị trường đã nhiều hơn.
    Tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán (M2) cả năm đạt
    13,8% (thấp hơn mục tiêu 14%), nhưng đây là năm thứ tư
    liên tiếp tổng mức tăng thêm M2 của Trung Quốc chiếm
    50% tổng mức tăng thêm M2 của thế giới, trong khi cung
    M2 của Trung Quốc năm vừa qua chiếm khoảng 1/3 cung
    M2 của thế giới. Tăng trưởng tín dụng đạt 15%. Công cụ
    nghiệp vụ thị trường mở trở thành “vũ khí mới” cho chính
    sách nới lỏng tiền tệ của Trung Quốc trong nửa cuối năm
    2012.Điểm khác biệt rõ nét về sử dụng công cụ nghiệp vụ
    thị trường mở là nửa đầu năm 2012, PBoC chủ yếu thực
    hiện bán repo, còn 6 tháng cuối năm lại liên tục mua lại
    repo.
    Sau khi trải qua 2 lần hạ tỉ lệ dự trữ bắt buộc và 2 lần giảm
    lãi su ất, tăng trưởng dư nợ tín dụng năm 2012 vẫn thấp hơn
    mức tăng của năm 2011 (15% so với 15,7%). Tính chung
    cả năm 2012, dư nợ tín dụng bằng đồng CNY của khối
    ngân hàng đạt 62.990 tỉ, dư nợ tín dụng bằng đồng USD
    đạt 685 tỉ USD.
    Cuối cùng, chịu sự kiểm soát chặt chẽ đối với thị trường
    bất động sản, thị trường bất động sản Trung Quốc năm qua
    6
    chứng kiến 3 quý đầu ảm đạm. Nhìn chung cả năm 2012,
    thị trường bất động sản cũng chịu sự suy giảm đáng kể.
    Mức đầu tư vào toàn ngành bất động sản cả năm 2012 đã
    giảm khoảng 10% so với năm 2011 (tăng trưởng 16,2% so
    với mức 27,9% của năm ngoái).
    Hội nghị kinh tế trung ương năm 2012 họp trong 2 ngày
    15-16/12/2012 đã đề ra nhiệm vụ trọng tâm của kinh tế
    Trung Quốc trong năm tới vẫn là ưu tiên ổn định tăng
    trưởng. Vì v ậy, trong trung hạn, tăng trưởng kinh tế Trung
    Quốc có thể diễn biến theo hình ch ữ L với đáy có thể là vài
    quý và sự phục hồi rõ rệt hơn có thể bắt đầu từ quý III năm
    2013.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...