Báo Cáo Báo cáo "Thực trạng và giải pháp marketing địa phương thu hút lượng khách vào Côn đảo”

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Côn đảo là một quần đảo ngoài khơi hiện nay thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Với sự đa dạng và lợi thế về địa hình như nhiều đảo nhỏ, rừng và biển với bề dày lịch sử lâu đời. Côn đảo là một viên ngọc sáng có đầy tiềm năng phát triển du lịch và hiện tại là điểm đến của nhiều người. Tuy nhiên, vần còn sự yếu kém trong việc quản lý và thu hút đầu tư thích đáng về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật Theo nghị định chính phủ, từ năm 2005 đến nay với sự đầu tư trong và ngoài nước vào Côn Đảo mạnh nhưng lượng khách du lịch lại không tăng cao vẫn thấp hơn nhiều so với Nha Trang, Phú Quốc Nhìn thấy vấn đề này, nhóm chúng tôi chọn “ Thực trạng và giải pháp marketing địa phương thu hút lượng khách vào Côn đảo” làm bài tiểu luận của nhóm
    Dù nhóm đã cố gắng rất nhiều nhưng không tránh khỏi những thiếu sót, mong cô và các bạn thông cảm và đóng góp ý kiến vào cho nhóm làm hoàn thiện hơn nữa.
    Chân thành cảm ơn.










    PHẦN 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔN ĐẢO
    1. Tên gọi và vị trí địa lý:
    Côn Đảo là tên một quần đảo ngoài khơi thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, cách Vũng Tàu 97 hải lý và cách sông Hậu 45 hải lý. Côn Đảo có cùng một kinh độ với Thành phố Hồ Chí Minh (106°36′) và cùng một vĩ độ với tỉnh Cà Mau (8°36′).
    Côn Đảo nằm giữa biển Đông, cách TP Vũng Tàu 179 km, cách TPHCM 230 km và cách cửa sông Hậu 83km, Cần Thơ khoảng 165 km, có tổng diện tích là 76,71 km2. Côn Đảo nằm trong trung tâm vùng khai thác dầu khí của nước ta với các mỏ dầu, khí đang khai thác như: Đại Hùng, Bạch Hổ, Rồng, Lan Tây, Lan Đỏ . nên rất thuận lợi trong phát triển dịch vụ dầu khí. Vị trí này cũng là thế đắc địa khi giao thương, các dịch vụ hàng hải quốc tế với Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Indonesia, Malaysia, Thái Lan .
    Khó khăn: Do đặc thù vị trí địa lý là hải đảo xa xôi, dân cư ít, giao thông khó khăn nên huyện Côn Đảo không thu hút được các ngân hàng thương mại tổ chức mạng lưới cung cấp tín dụng. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp nhỏ trên địa bàn huyện đang “khát” vốn đầu tư mở rộng ngành nghề sản xuất kinh doanh.
    Quần đảo Côn Đảo gồm 16 hòn đảo:
    · Côn Lôn hay Côn Sơn, Phú Hải, 51,52km²
    · Hòn Côn Lôn Nhỏ, hay Hòn Bà, Phú Sơn, 5,45km²
    · Hòn Bảy Cạnh, hay Hòn Bãi Cạnh, Phú Hòa, 5,5km²
    · Hòn Cau, hay Phú Lệ 1,8km²
    · Hòn Bông Lan, hay Bông Lang, Bông Lau, Phú Phong, 0,2km²
    · Hòn Vung, hay Phú Vinh 0,15km²
    · Hòn Ngọc, hay hòn Trọc, hòn Trai, Phú Nghĩa, 4,4km²
    · Hòn Trứng, hay hòn Đá Bạc, hòn Đá Trắng, Phú Thọ, 0,1km²
    · Hòn Tài Lớn, hay Phú Bình 0,38km²
    · Hòn Tài Nhỏ, hay Hòn Thỏ, Phú An, 0,1 km²
    · Hòn Trác Lớn, hay Phú Hưng 0,25km²
    · Hòn Trác Nhỏ, hay Phú Thịnh 0,1km²
    · Hòn Tre Lớn, hay Phú Hòa 0,75km²
    · Hòn Tre Nhỏ, hay Phú Hội, 0,25km²
    · Hòn Anh, hay Hòn Trứng Lớn
    · Hòn Em, hay Hòn Trứng Nhỏ
    Năm 1977, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quyết định tên gọi chính thức là Côn Đảo. Côn Đảo cũng là đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
    Côn Đảo có một vị trí địa – chính trị hết sức quan trọng. Xét về nội địa, Côn Đảo là cửa ngõ của các tỉnh Nam bộ thông ra với thế giới, là tiền đồn vùng biển Đông-Nam góp phần bảo vệ sự bình yên cho Tổ quốc. Xét về mặt quốc tế, Côn Đảo nằm gần đường giao thông hàng hải quan trọng giữa các nước vùng Bắc Á với các nước Nam và Tây Á. Xét về kinh tế, Côn Đảo án ngữ cả một vùng biển rộng lớn mà ở đó được đánh giá khá giàu về tài nguyên thiên nhiên trong lòng biển cũng như các loại hải sản ở biển Đông
    2. Địa hình và điều kiện tự nhiên:
    Địa hình của quần đảo Côn Đảo chủ yếu là núi đồi, diện tích núi đồi chiếm 88,4 % tông diện tích tự nhiên. Ngọn núi cao nhất đảo là ngọn núi phía nam thị trấn Côn đảo của núi An Hải cao 577m. Khí hậu Côn đảo là khí hậu đại dương, nhiệt độ trung bình hàng năm là khoảng 26,9 độ C. Đảo có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 dương lịch và mùa khô kéo dài từ tháng 12 tới tháng 4 dương lịch. Mùa khô thời tiết mát mẻ hơn nhiệt độ trung bình khoảng 24 độ C.
    Với địa hình và điều kiện tự nhiên thuận lợi tự nhiên đã ban tặng cho Côn Đảo nhiều vẻ đẹp: Một vùng đồi núi nhấp nhô trên biển, soi bóng xuống làn nước trong xanh, bờ biển dài gần 200 km với những băi tắm tuyệt đẹp: Đầm Trầu, Đất Dốc, Băi Cạnh, Băi Cạnh, Hòn Cau
    3. Kinh tế Côn Đảo:
    Côn Đảo là một ngư trường rộng lớn, với đội tàu có năng lực đánh bắt khoảng 10.000 tấn hải sản/năm. Các đội đánh bắt xa bờ của ngư dân từ các tỉnh miền Trung trở vào tập trung về đây ngày càng nhiều. Côn Đảo được thiên nhiên ưu đãi vịnh Bến Đầm với chiều dài khoảng 4km, rộng khoảng 1,6km, độ sâu 6-18m, rất kín gió và có thể khai thác quanh năm. Cảng hải sản Bến Đầm đã tiếp nhận tàu 2.000 tấn, cung cấp đầy đủ các dịch vụ như dầu, điện, nước, chợ cá, kho lạnh .
    Đến cuối tháng 4-2007, trên địa bàn huyện Côn Đảo có 50 doanh nghiệp đang hoạt động ở các lĩnh vực: sản xuất nước đá, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản, du lịch và thương mại, xây dựng và cơ khí Trong số 50 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn huyện, có 4 dự án đầu tư nước ngoài, với tổng số vốn đầu tư hàng triệu USD. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của huyện Côn Đảo trong giai đoạn 2001-2006 là 15,98%/năm, GDP bình quân đầu người bình quân đạt hơn 9 triệu đồng/người/năm. Trong đó, ngành công nghiệp thực hiện được 126,251 tỷ đồng; ngành thương mại – dịch vụ 498,8 tỷ đồng; ngành thủy sản 48,6 tỷ đồng; ngành nông nghiệp 30 tỷ đồng
    4. Các Điểm “Hấp Dẫn”:
    Khi nhắc tới Côn Đảo là chúng ta nghĩ ngay tới một thời máu lửa hào hùng nơi được mệnh danh là “Địa ngục trần gian”, ngày nay với sự yên bình
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...