Báo Cáo Báo cáo Thực trạng nguồn nhân lực du lịch Việt Nam

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Báo cáo Thực trạng nguồn nhân lực du lịch Việt Nam

    A.Bối cảnh du lịch Việt Nam


    I.Vai trò,vị trí của ngành du lịch Việt Nam
    Ngành du lịch đã dần khẳng định được vai trò, vị trí là một lần kinh tế mũi nhọn.
    Hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động du lịch góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống và làm giàu cho xã hội. Du lịch phát triển đã tăng tỷ trọng GDP của ngành và khối ngành dịch vụ trong tổng thu nhập quốc dân; đồng thời thay đổi diện mạo đô thị, nông thôn; đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, nhất là ở các trung tâm du lịch như: Sa Pa (Lào Cai), Hạ Long (Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Thừa Thiên- Huế, Quảng Nam, Khánh Hòa, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu và một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, v.v .


    Du lịch tạo ra khả năng tiêu thụ tại chỗ hàng hóa, dịch vụ, thúc đẩy các ngành khác phát triển như:y tế,kinh tế,giao thông,bưu chính viễn thông , khôi phục nhiều lễ hội và nghề thủ công truyền thống như: đồ gốm Bát Tràng,lụa Vạn Phúc,Vải thổ cẩm của các dân tộc . thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế cả nước và từng địa phương, mở rộng giao lưu giữa các vùng, miền trong nước và ngoài nước, giao lưu văn hóa, nâng cao dân trí, phát triển nhân tố con người, bảo đảm an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.


    Hoạt động du lịch n ăm 2006 đã tạo ra việc làm cho hơn 234 nghìn lao động trực tiếp và khoảng 510 nghìn lao động gián tiếp của nhiều tầng lớp dân cư, đặc biệt là thanh niên mới lập nghiệp và phụ nữ. Thông qua du lịch, nhiều di tích, di sản được trùng tu từ nguồn thu du lịch và các nguồn vốn xã hội được huy động, tạo nên ý thức và trách nhiệm giữ gìn, phát triển di sản văn hóa, truyền tải được các giá trị
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...