Báo Cáo Báo cáo thực tế môn học tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại đông á

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu

    Trong bối cảng hội nhập nền kinh tế quốc tế, suốt những năm qua Đảng ta đã chèo lái con thuyền Việt Nam ngày càng vươn ra biển lớn. Bức tranh toàn cảnh của nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều khởi sắc và đạt được nhiều thành tựu đáng phấn khởi và tự hào. Hầu hết các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đã được hoàn thành hoặc vượt mức đề ra. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm trên 10%, thu nhập bình quân GDP ngày càng được cải thiện hơn trước, vấn đề an sinh xã hội, việc làm được đảm bảo, kinh tế công nghiệp và dịch vụ ngày càng phát triển và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong nền kinh tế quốc dân,



    Thái Nguyên là một tỉnh miền núi, có vị trí địa lý thuận lợi - trung tâm vùng trung du miền núi phía Bắc, là nơi giao lưu và hội tụ giữa Việt Bắc với thủ đo Hà Nội. Cùng với sự phát triển kinh tế chung của đất nước, kinh tế Thái Nguyên đang ngày càng phát triển và có nhiều thành quả đáng tự hào: tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt trên 12%, thu ngân sách nhà nước hàng năm tăng 108.6%, giá trị xuất khẩu vượt 24%, và sự tham gia sản xuất kinh doanh của hàng nghìn doanh nghiệp trên địa bàn. Thái nguyên còn được biết đến như một trung tâm giáo dục, đào tạo khoa học kỹ thuật cho các tỉnh trung du, miền núi phía bắc với 7 trường Đại học, trên 16 trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp cùng nhiều trường dạy nghề trên dịa bàn. Nổi bật lên đó là trường ĐH Kinh tế & Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên trực thuộc ĐH Thái Nguyên. Trường ĐH Kinh tế & Quản trị kinh doanh Thái nguyên là trường Đại học công lập, đa ngành, đa cấp, có nhiệm vụ đào tạo nhân lực cho tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh miền núi khu vực phía bắc và các tỉnh lân cận. Và là một trung tâm nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và đào tạo có chất lượng cao. Với chức năng đào tạo của mình nhà trường sẽ cung cấp một nguồn nhân lực có trình độ và tư duy kinh tế phục vụ nhu cầu của tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh lân cận trên con đường phát triển kinh tế và hội nhập.



    Nắm bắt được điều đó nhà trường luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất cho các sinh viên của trường đi tham quan, thực tế để có được cái nhìn tổng thể về sự phát triển của nền kinh tế trên địa bàn. Được sự giúp đỡ của cô Nguyễn Vân Anh và các cán bộ nhân viên trong Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Đông Á, em đã có dịp đi thực tế tại công ty và và thu được nhiều điều bổ ích. Công ty CP Đông Á là một điển hình tiêu biểu cho doanh nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên với rất nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau và em đã có cơ hội tìm hiểu.


    (tất cả các số liệu trong bài là của công ty CP đầu tư xây dựng và thương mại Đông Á)


    BÀI THỰC TẾ

    CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ

    XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI ĐÔNG Á



    Phần 1: Giới thiệu chung về công ty


    Phần 2: Nội dung thực tập về quản trị học

    2.1. Hệ thống kế hoạch của doanh nghiệp

    2.1.1. Hệ thống kế hoạch và quá trình xây dựng kế hoạch của doanh nghiệp

    2.1.2. Tìm hiểu và nhận diện chiến lược của doanh nghiệp

    2.1.3. Các chính sách của doanh nghiệp

    2.2. Cơ cấu tổ chức và các cấp quản trị của DN

    2.2.1. Số cấp quản lý

    2.2.2. Mô hình tổ chức quản lý

    2.2.3. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của bộ máy quản trị


    Phần 3: Nội dung về phân tích và quản lý dự án

    3.1. Tính toán một số chỉ tiêu tài chính của dự án

    3.2. Phân tích rủi ro của dự án

    3.3. Phân tích kinh tế - xã hội của dự án đầu tư

    3.4. Quá trình quản lý dự án

    3.4.1. Xây dựng các công việc thực hiện dự án

    3.4.2. Lịch trình công việc của dự án

    3.4.3. Biểu diễn các công việc qua biểu đồ GANTT và sơ đồ PERT


    Phần 4: Hoạt động marketing của DN

    4.1. Hoạt động nghiên cứu thị trường của DN

    4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

    4.3. Hoạt động marketing mix của công ty.


    Phần 5: Nội dung về quản trị sản xuất

    5.1. Quản lý dự trữ

    5.2. Công tác lập kế hoạch điều độ sản xuất

    5.3. Phương pháp dự báo của DN
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...