Luận Văn Báo cáo thực tập

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Báo cáo thực tập

    LỜI MỞ ĐẦU


    Hoàn cảnh sản sinh và lược trình phát triển nền kiến trúc dân tộc gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của ông cha ta. Đó là một đoạn đường lịch sử dài mấy ngàn năm đầy hy sinh gian khổ, đầy khí phách anh hùng; đấu tranh khó khăn ác liệt để chinh phục thiên nhiên, tồn tại và phát triển giống nòi; chiến đấu anh dũng ngoan cường để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, giành độc lập tự do cho đất nước và xây dựng, gìn giữ bản sắc văn hoá, ông cha ta đã để lại nhiều công trình vô giá, đáng để ngày nay chúng ta tìm hiểu, tự hào và trân trọng bảo tồn.
    Những công trình cổ ngày nay còn lại hầu hết được xây dựng trong thời kỳ phong kiến (trước thế kỷ XIX). Nền kinh tế phong kiến hoàn toàn dựa vào nông nghiệp và nền kinh tế tự cung tự cấp. Chính quyền phong kiến phát triển trong điều kiện quyền sở hữu tối cao về ruộng đất thuộc về nhà vua và hạn chế thương nghiệp mở mang. Sản phẩm thặng dư của người nông dân và thợ thủ công là để cung cấp cho vua chúa, tầng lớp quý tộc và bộ máy quan lại, do đó kiến trúc nhà ở dân gian nói chung đều đơn sơ, nhỏ bé. Những cung điện, lâu đài của vua chúa, dinh thự của các quan viên và một số công trình văn hoá - tôn giáo tín ngưỡng do huy động, tập trung sức người, vật tư của nhân dân lao động tạo ra có quy mô và tồn tại lâu dài. Song trải qua những năm tháng của thời gian và thiên nhiên khắc nghiệt lại thêm chiến tranh giữ nước chống giặc ngoại xâm, các phe phái phong kiến tranh giành quyền lực, các cuộc khởi nghĩa nông dân vùng lên chống đối thế lực cầm quyền khiến cho nội chiến liên miên, nhiều công trình kiến trúc đã bị phá huỷ và hình ảnh chỉ còn đôi nét sơ lược lưu lại trên sử sách.


    DI SẢN VĂN HOÁ HUẾ


    Huế ngày nay còn bảo lưu được một khối lượng lớn những di sản vật chất và tinh thần mang tính văn hoá nghệ thuật truyền thống của Việt Nam. Trong gần 400 năm (1558-1945), Huế là trung tâm chính trị và văn hoá của Đàng trong, rồi trở thành Kinh đô của cả đất nước thống nhất. Bao nhiêu tinh hoa của mấy thế kỷ đã hội tụ về miền núi Ngự sông Hương thơ mộng hữu tình để tạo lên ở đây một vùng văn hoá, rồi đặc tính văn hoá ấy đã toả ra nhiều địa phương trong nước.
    Phía Bắc sông Hương, kinh thành với diện tích hơn 500 ha và chu vi hơn 10 km đã được xây dựng để bảo vệ cho mọi cơ quan và các sinh hoạt hành chính của triều đình. Xây dựng suốt 27 năm (1805-1832) với hàng triệu công nhân. Kinh thành Huế là một kỳ công của của dân tộc. Bên trong kinh thành là Đại Nội, gồm Hoàng Thành và Tử Cấm Thành, với hơn 100 công trình kiến truc lớn nhỏ, trong đó có hàng chục cung điẹn lộng lẫy vàng son, dành cho vua cùng các đình thần làm việc và hoàng gia ăn ở.
    Phía Nam sông Hương là 7 khu lăng tẩm của các vua từ Gia Long đến Khải Định. Lăng tẩm các vua nhà Nguyễn là những tinh hoa nghệ thuật mà chủ nhân của nó đã tạo ra khi còn tại vị, để sau đó trở thành cõi sống vĩnh cửu của mình ở thế giới bên kia. Chính nhờ vẻ đẹp mỹ miều đầy chất triết lý mà lăng tẩm Huế đã được đánh giá là một thành tựu rực rỡ nhất trong nền kiến trúc cổ của đất nước ta và được xem là một kỳ quan của thế giới.
    Nằm xen kẽ giữa các khu vực kiến trúc nghệ thuật ấy là đàn Nam Giao (nơi vua tế trời), Hồ Quyền (chỗ voi cọp đấu nhau), Văn Miếu (với 32 tấm bia tiến sĩ), điện Hòn Chén (nơi thờ Thánh Mẫu Thiên Y-A-Na), núi Ngự Bình, đồi Vọng Cảnh, núi Bạch Mã, Cầu Ngói Thanh Toàn và đặc biệt nhất là dòng sông Hương rộng lớn.
    Là thủ đô phật giáo của Việt Nam một thời, Huế có hàng chục ngôi chùa nổi tiếng toạ lạc giữa những thung lũng của vùng gò đồi tĩnh mịch hay trong các thôn làng hẻo lánh. Huế cũng là thành phố của nhà vườn, với bao nhiêu ngôi nhà cổ nép mình trong những xóm phường yên ả giữa lòng cố đô.
    Các nhà nghiên cứu mỹ thuật sẽ hài lòng khi đến xem khoảng một vạn hiện vật quí bằng đủ mọi chất liệu đang được trưng bầy và giữ gìn tại bảo tàng mỹ thuật Cung đình Huế do triều Nguyễn để lại. Đây là một bảo tàng lịch sử và có giá trị ở vùng Đông Nam Á và từng được liệt kê vào danh sách những Bảo tàng lớn trên thế giới.
    Người Huế đã duy trì được nhiều nét đẹp truyền thống trong nếp sống hàng ngày. Đến Huế, có thể thưởng thức hàng trăm món ăn chay, ăn mặn tùy theo thời tiết của 4 mùa, nấu nướng bằng phương thức và đặc sản của địa phương, cũng có thể thưởng thức những món ăn tinh thần cổ truyền qua những buổi trình diễn các điệu múa hát cung đình, những đêm trăng du thuyền nghe ca Huế trên sông Hương, những cuộc biểu diễn thả diều với cả chục loại diều khác nhau bay lượn giữa bầu trời lộng gió, những lễ hội dân gian truyền thống v.v
    Huế gìn giữ thuần phong mỹ tục và các thành tựu văn hoá nghệ thuật của dân tộc. Huế tiếp thu những tinh hoa của nền văn hoá từ bốn phương, nhưng lại có sức đề kháng với những gì ngoại nhập có thể làm mình bị tha hoá.
    Với phong cách riêng, kiến trúc tinh tế ở đây đã hoà điệu với ngoại cảnh thiên nhiên xinh xắn để góp phần tạo nên sắc thái nghệ thuật Huế. Người ta bảo nền kiến trúc là kiến trúc cảnh quan. Cả ba yếu tố thiên nhiên, kiến trúc và con người ở Huế đã hoà quyện với nhau để Huế trở nên một vùng đất của thơ, nhạc, của tâm hồn.

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...