Báo Cáo Báo Cáo Thực Tập Viễn Thông Tìm Hiểu Về ADSL Trung Tâm Viễn Thông CưMgar-Đăk Lăk

Thảo luận trong 'Viễn Thông' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 12/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG I
    GIỚI THIỆU
    1.1 Sơ lược về mạng lưới Đài Viễn Thông CưMgar
    Đài viễn thông Huyện CưMgar cách TP Buôn Ma Thuột 15Km đi về hướng Tây Bắc, diện tích hơn 82 Km2 , dân số 162.820 người (Tính đến 31/12/2007 theo Niên giám thống kê năm 2007). Huyện CưMgar gồm 2 Thị Trấn Quảng Phú, Eapok và 15 xã ( EakPam, EaKiết, EaHdinh, EaTar, CưLêMnông, Quảng Hiệp, Quốc Đăng, Ea MNang, Ea Tul, Ea Quế, EaM Ró, Cư Mgar, Quảng Tiến, Cư Suê, Ea Dron ). Trong đó Đài Viễn Thông CưMgar quản lý các đài EakPam, Ea Tar, Ea Kiết, Cư Lê M’nông, CưMgar.
    Do mật độ dân số trải dài trên khắp Huyện và người dân nơi đây sống chủ yếu là nhờ vào cây công nghiệp nên trình độ, nhu cầu của người dân còn hạn chế chính vì vậy số lượng người sử dụng dịch vụ Internet băng thông rộng còn thấp.
    1.2 Sơ đồ đấu nối mạng băng thông rộng Mega VNN đài viễn thông CưMgar












    : Thiết bị HUAWEI : Liên Đài
    : Đường cáp quang
    1.3 Các loại hình dịch vụ đang triển khai
    Trong những năm gần đây, ngành viễn thông đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc áp dụng công nghệ mới, nhờ đó chất lượng băng thông được nâng lên rõ rệt. Để hòa nhập với sự phát triển đó, mạng băng thông của Đài Viễn Thông CưMgar cũng cung cấp các dịch vụ đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng khách hàng như
     Cung cấp đường truyền tốc độ cao Mega VNN , Mega Wan
     Thuê đường truyền riêng
    1.4 Thiết bị đang được sử dung tại Đài Viễn Thông CưMgar
    Thiết bị truyền dẫn HUAWEI
    DSLAM HUAWEI CƯMGAR:
    Lắp đặt : 704 Port ( có thể mở rộng 2.880 Port)
    Sử dụng : 555 Port
    DSLAM EAKPAL :
    Lắp đặt : 144 Port
    Sử dụng : 111 Port
    DSLAM EATAR :
    Lắp đặt : 128 Port
    Sử dụng : 95 Port
    DSLAM EAKIET :
    Lắp đặt : 128 Port
    Sử dụng : 54 Port
    DSLAM CULEMNONG :
    Lắp đặt : 144 Port
    Sử dụng :99 Port
    DSLAM XÃ CƯMGAR :
    Lắp đặt : 128 Port
    Sử dụng : 10 Port
    DSLAM QUẢNG HIỆP :
    Lắp đặt : 128 Port
    Sử dụng : 23 Port

    CHƯƠNG II . ADSL
    2.1 Tổng quan về mạng ADSL
    2.1.1 Khái niệm về ADSL
    ADSL (Asymmetric Digital Subscriber Line), công nghệ đường dây thuê bao số bất đối xứng. Về thực chất thì ADSL là một công nghệ điều chế và giải điều chế cho phép sử dụng đường dây điện thoại xoắn đôi hiện có để có thể truyền dẫn nhiều định dạng số liệu tốc độ cao khác nhau bên cạnh dịch vụ thoại truyền thống.
    Để ADSL có thể đồng thời truyền tải dịch vụ thoại và dịch vụ số liệu tốc độ cao thì cấu hình ADSL phải có cả MODEM ADSL và bộ tách (Splitter) như hình vẽ sau



    Hình 2.1 Cấu hình ADSL cơ bản
    Với cấu hình trên thì một đôi dây cáp đồng xoắn có thể truyền tải : thông tin thoại thông thường trong dải từ 0 đến 3,4 KHz, luồng số liệu lên từ khách hàng trong dải 30 đến 180 KHz và luồng số liệu xuống máy tính khách hàng lên tới 1104 KHz. Như vậy đặc điểm của ADSL là truyền tải số liệu bất đối xứng do băng tần dành cho luồng lên hẹp hơn rất nhiều so với băng tần dành cho số liệu xuống. Sự không đối xứng của ADSL tỏ ra phù hợp với các dịch vụ truy cập Internet, Video theo yêu cầu và truy cập LAN từ xa v.v , một loạt các dịch vụ hiện đang phát triển trên nhiều quốc gia trên thế giới. Những khách hàng sử dụng ADSL cũng là những người có nhu cầu nhận thông tin nhiều hơn là phần thông tin họ gửi đi. ADSL là sự lựa chọn số một để truy nhập mạng băng rộng với thị phần chiếm hơn 60% so với truy nhập băng rộng khác. Hiện nay ADSL đã hiện diện tại nhiều vùng lãnh thổ trên thế giới.
    ADSL có thể cung cấp luồng số liệu xuống với tốc độ từ 1,5 ư7Mb/s và luồng số liệu hướng lên có tốc độ từ 9,6 ư 800 Kb/s với khoảng cách vòng lặp tối đa là 5,5 Km. Tuy nhiên tốc độ thực tế ADSL đạt được phụ thuộc vào tình trạng dây dẫn, ảnh hưởng của tác động bên ngoài và chiều dài thực vòng thuê bao. Hình 2.2 chỉ ra quan hệ giữa tốc độ số liệu ADSL với đường kính dây dẫn và khoảng cách
    Tốc độ số liệu
    (Mb/s) Loại dây
    (AWG) Đường kính dây
    (mm) Khoảng cách
    (Km)
    1,5 - 2 24 0,5 5,5
    1,5 - 2 26 0,4 4,6
    6,1 24 0,5 3,7
    6,1 26 0,4 2,7
    Hình 2.2 Bảng quan hệ giữa tốc độ ADSL với dây dẫn và khoảng cách
    2.1.2 Đặc tính của mạng ADSL
    2.1.2.1 Ưu điểm
    - Tốc độ bit và độ rộng băng tần trong ADSL có đặc điểm là hướng lên nhỏ hơn nhiều so với hướng xuống. Do đó tình trạng nhiễu xuyên âm đầu gần (NEXT) sẽ được giảm đi rất nhiều
    - Kết nối ADSL hoặc thoại luôn liên tục và sẵn sàng, khi kết nối không cần quay số (do đó không tính cước nội hạt), không có tín hiệu bận.
    - Tốc độ số liệu cao, lớn hơn gấp 140 lần so với modem tương tự.
    - Độ tin cậy và bảo mật cao.
    - Cước phí bao tháng và giá thành hiệu quả, giá thiết bị đầu cuối (modem và router) rất cạnh tranh, việc thay đổi hay lắp đặt thiết bị không tốn kém nhiều.
    - Nếu các thành phần của ADSL bị lỗi thì đường dây sẽ vẫn hoạt động với vai trò của dịch vụ điện thoại truyền thống POTS.
    2.1.2.1 Nhược điểm
    - ADSL không triển khai được cho tất cả mọi đường dây thuê bao.
    - Tốc độ ADSL phụ thuộc nhiều vào khoảng cách từ thuê bao đến DSLAM, vòng thuê bao càng dài thì tốc độ càng thấp.
    - Tốc độ cao của ADSL chỉ đạt được tại một số thời điểm trong ngày và giá cả của ADSL còn làm cho người sử dụng đầu tiên có cảm giác cao.
    - Tốc độ luồng lên của ADSL là khá thấp so với tốc độ luồng xuống.
    2.1.3 Kiến trúc dịch vụ tổng quát ADSL
    Công nghệ ADSL không chỉ đơn thuần là một cách download nhanh các trang web Internet về máy tính cá nhân ở gia đình mà ADSL là một phần trong một kiến trúc nối mạng tổng thể hỗ trợ mạnh mẽ cho người sử dụng tất cả các dạng dịch vụ thông tin tốc độ cao. Ở đây dịch vụ thông tin tốc độ cao có nghĩa là thông tin có tốc độ dữ liệu từ 1 hay 2 Mbps trở lên.
    Dưới đây là một mạng thông tin tốc độ cao dựa trên công nghệ ADSL:







    Hình 2. 3 Mạng thông tin tốc độ cao dựa trên ADSL
    Các hình 2.4 và 2.5 là cấu hình thực tế của hệ thống ADSL trong trường hợp không có DLC và có DLC:





    Hình 2. 4 Kiến trúc mạng ADSL không có DLC






    Hình 2. 5 Kiến trúc mạng ADSL có DLC (ADSL G.Lite)
    Để có thể sử dụng các dịch vụ tốc độ cao như hình vẽ trên thì khách hàng chỉ cần trang bị một MODEM ADSL (và có thêm splitter nếu là ADSL G.DMT). Modem này hỗ trợ cả tín hiệu thoại tương tự và kết nối với các máy điện thoại hiện tại ở nhà khách hàng qua cổng RJ11. Các cổng giao tiếp khác có thể là cổng Ethernet 10-Base-T để kết nối với PC hay SET-TOP-BOX để phục vụ cho các nhu cầu truy nhập Internet hay Video theo yêu cầu.
    Ở tổng đài, cả tín hiệu băng rộng và tín hiệu băng hẹp sẽ được tập trung tại nút truy nhập. Phần tín hiệu thoại tương tự sau khi được lọc thông qua bộ Splitter sẽ được mang đến khối chuyển mạch tại tổng đài trung tâm (CO). Đồng thời tại nút truy nhập sẽ tập trung nhiều đường dây ADSL tốc độ cao lại với nhau để chuyển tới các máy chủ phục vụ (Server) thông qua hệ thống truyền tải ATM, Frame Relay, hay qua TCP/IP Router.
    Phần tài sản phía khách hàng CPE của ADSL G.DMT và ADSL G.Lite là khác nhau như hình vẽ 2.5. Trong G.Lite thay vì phải lắp đặt bộ tách POTS người ta lắp đặt các bộ vi lọc với ưu điểm dễ lắp đặt và giá thành rẽ hơn nhưng tốc độ số liệu trên ADSL kém hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...