Báo Cáo Báo cáo thực tập về Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn (SCB)

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC


    PHẦN 1 – KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG 1

    1. Thông tin chung 1

    2. Lịch sử hình thành 1

    3. Hội đồng quản trị và ban điều hành 2

    3.1. Hội đồng quản trị 3

    3.2. Ban điều hành 3

    4. Chính sách nhân sự 3

    5. Sản phẩm dịch vụ chính 5

    6. Định hướng và mục tiêu của SCB 5

    PHẦN 2 – ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA SCB 6

    1. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 6

    1.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của SCB năm 2005 và 2006 6

    1.2. Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh Hà Nội năm 2006 và 2007 8

    2. Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh SCB năm 2007 11

    2.1. Nguồn vốn 12

    2.1.1 Vốn huy động 12

    2.1.2 Vốn và các quỹ 14

    2.1.3 Ngồn vốn khác 14

    2.2. Tài sản 14

    2.2.1 Tồn quỹ, tiền gửi tại NHNN và các TCTD khác 15

    2.2.2 Hoạt động tín dụng và đầu tư 15

    2.2.3 Tài sản cố định và các tài sản có khác 16

    2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh 17

    2.3.1 Lợi nhuận trước thuế 17

    2.3.2 Hoạt động dịch vụ 17

    2.4. Các hoạt động khác 18

    2.4.1 Về quản trị điều hành 18

    2.4.2 Phát triển mạng lưới 18

    2.4.3 Quảng cáo và tiếp thị các chương trình xã hội 19

    2.4.4 Công tác nhân sự và đào tạo 19

    PHẦN 3- ĐÁNH GIÁ CHUNG 20





    PHẦN 1 – KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG


    1. Thông tin chung

    Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn

    Tên tiếng Anh: SaiGon Commercial Bank, viết tắt là : SCB

    Tên viết tắt: Ngân hàng Thương Mại Sài GònHội sở chính: 193 - 203 Trần Hưng Đạo, phường Cô Giang, Quận 1, Tp.HCM

    Giấy phép hoạt động số: 00018/NH - GF

    Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số: 4103001562

    (đăng kí lần đầu, ngày 30-06-1992 số ĐKKD gốc : 059019, đăng kí lại lần thứ 1 ngày 16-04-2003, đăng kí thay đổi lần thứ 10, ngày 19-12-2005)

    Số điện thoại: (84 8) 9206501

    FAX: (84 8) 9206505

    Địa chỉ mail: <a class="__cf_email__" href="http://www.cloudflare.com/email-protection" data-cfemail="46352524063525246825292b6830281234272821">[email protected]<script type="text/javascript">
    (function(){try{var s,a,i,j,r,c,l,b=document.getElementsByTagName("script");l=b[b.length-1].previousSibling;a=l.getAttribute(data-cfemail);if(a){s=;r=parseInt(a.substr(0,2),16);for(j=2;a.length-j;j+=2){c=parseInt(a.substr(j,2),16)^r;s+=String.fromCharCode(c);}s=document.createTextNode(s);l.parentNode.replaceChild(s,l);}}catch(e){}})();
    web: www.scb.com.vn

    TELEX: 811558 SCB VT SWIFT: SACLVNVX

    2. Lịch sử hình thành

    Xuất thân từ Ngân hàng TMCP Quế Đô được thành lập năm 1992, sau 5 năm đổi tên thương hiệu và phát triển, từ 8/4/2003 đến nay, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – SCB đã khẳng định vị trí của mình trên thị trường tài chính Việt Nam, thể hiện qua sự tăng trưởng không ngừng về lợi nhuận hàng năm, chất lượng sản phẩm dịch vụ ngày càng được nâng cao cũng như sự định hình rõ nét thương hiệu SCB trong cộng đồng . Hiện SCB đang đứng hàng thứ 4 về tổng tài sản và đứng hàng thứ 3 về dư nợ tín dụng so với các ngân hàng TMCP khu vực TPHCM. Mạng lưới hoạt động trải dài từ Nam chí Bắc, đến nay là hơn 40 điểm tại khu vực phía Bắc, miền Trung, TPHCM, khu vực Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long

    - Miền Bắc: Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng.

    - Miền Trung: Đà Nẵng, Bình Định,Bình Thuận, Nghệ An.

    Thành phố Hồ Chí Minh

    - Đồng Bằng Sông Cửu Long: Vĩnh Long, An Giang, Châu Đốc, Trà Vinh, Tiền Giang, Sa Đéc, Bến Tre, Cần Thơ.

    - Miền Đông Nam Bộ: Bình Dương, Vũng Tàu

    Hiện tại vốn điều lệ và các quỹ của SCB đạt hơn 2.000 tỷ đồng. Sau khi được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ủy ban chứng khoán Việt Nam, tháng 12/2007, SCB phát hành trái phiếu chuyển đổi với tổng mệnh giá phát hành là 1.399.999.500.000 đồng. Theo đó thì đến đầu năm 2009 vốn điều lệ SCB sẽ đạt hơn 3.000 tỷ đồng. Như vậy SCB đạt trước hạn mức vốn điều lệ tối thiểu cho một ngân hàng theo quy định của nhà nước.

    Ngoài ra, SCB còn tạo dựng thế mạnh của mình bằng việc liên minh, liên kết với các ngân hàng NH quốc doanh. Cụ thể, SCB ký thỏa thuận hợp tác toàn diện với NH Đầu tư và Phát triển VN (BIDV), NH Ngoại thương (Vietcombank) và NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn VN (Agribank). Nhờ đó, SCB đã có được thế chủ động cần thiết trong kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực tài chính trong giai đoạn cạnh tranh và phát triển.

    Gia nhập WTO mở ra cơ hội cho các ngân hàng trong nước tăng cường học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ công nghệ và quản trị ngân hàng. Với nhận thức đó, SCB đang từng bước thực hiện đổi mới công nghệ và hiện đại hoá ngân hàng. Bên cạnh việc ra mắt dịch vụ Ngân hàng hiện đại SCB-Ebanking nhằm tiết kiệm thời gian và gia tăng tiện ích cho khách hàng, SCB xúc tiến trang bị hệ thống ngân hàng lõi (Core Banking System) tiên tiến với công nghệ Temenos T24 và hợp tác với tập đoàn IBM nhằm cập nhật và ứng dụng các công nghệ tiên phong trong các dự án công nghệ thông tin.

    Với phương châm “ SCB luôn hướng đến sự hoàn thiện vì khách hàng ”, cùng với khát khao vươn lên của tập thể SCB, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng SCB sẽ trở thành một trong những ngân hàng TMCP hiện đại đa năng tại VN, tiến lên khẳng định uy tín và vị thế cạnh tranh trong tiến trình hội nhập với thị trường tài chính trong nước và quốc tế.

    3. Hội đồng quản trị và ban điều hành
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...