Báo Cáo Báo cáo thực tập về máy phát điện

Thảo luận trong 'Điện - Điện Tử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU


    Năm 1785 Ch.Coulomb nghiên cứu các định luật về tĩnh điện. Năm 1800 A.Volta dựa trên cơ sở phát minh của L.Galvani đã chế tạo ra chiếc pin đầu tiên.Năm 1819 C.H.Oersted nghiên cứu tác dụng cư học của dòng điện. Năm 1820 A.M.Ampere nghiên cứu lực điện động. Năm 1826 G.S.Ohm tìm ra quan hệ giữa dòng điện và điện áp trong mạch không phân nhánh. Mốc quan trọng nhất phải kể đến là năm 1831 M.Faraday phát minh ra định luật cảm ứng điện từ. Định luật cảm ứng điện từ là cơ sở lý luận cho sự xuất hiện của các loại máy điện và các thiết bị điện.

    So với các hiện tượng vật lý khác như cơ, nhiệt, quang hiện tượng điện từ được phát hiện chậm hơn vì các giác quan không cảm nhận được trực tiếp các hiện tượng này. Tuy nhiên việc khám phá ra hiện tượng điện từ đã thúc đẩy mạnh mé cuộc cách mạng khoa học chuyển sang lĩnh vực điện khí hóa và tự động hóa. Các phát minh sáng chế liên tục ra đời thúc đẩy công nghiệp phát triển như vũ bão. Hàng lọat các máy móc, thiết bị điện được sản xuất, chế tạo giúp con người giải phóng lao động thủ công, chân tay, đưa nền sản xuất đi dần vào tự động hóa. Đồng thời điện năng cũng phục vụ đắc lực cho con người trong sinh hoạt vật chất và tinh thần.

    Để thực hiện việc biến đổi cơ năng thành điện năng và ngược lại, người ta sử dụng các loại máy điện. Máy điện là một hệ điện từ gồm có mạch từ và mạch điện liên quan với nhau. Mạch từ gồm các bọ phận dẫn từ và khe hở không khí. Các mạch điện gồm hai hay nhiều dây quấn có thể chuyển động tương đối với nhau cùng với các bộ phận mang chúng.

    Từ nhu cầu tiêu dùng điện năng ngày càng cao nên máy điện ngày càng được sử dụng nhiều trong cuộc sống, trong các ngành kinh tế như: công nghiệp, nông nghiệp,giao thông vận tải Chính vì vậy trong chương trình học tập của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội ngoài nhưng buổi học tập về lý thuyết máy điện tất cả các sinh viên khoa điện còn đươc tham gia vào khóa thực tập thực hành trong 3 tuần về các loại máy điện như máy biến áp, động cơ điện 3 pha, rô to lống sóc Nhờ đó mỗi người sinh viên chúng em đã có được những kinh nghiệm thực tế quý báu của một người kỹ sư điện như quấn máy biến áp, quấn dây động cơ

    Có được thời gian thực tập quý báu này em xin chân thành cảm ơn ban chủ nhiệm khoa Điện và đặc biệt là các thầy giáo hướng dẫn
    Thầy Nguyễn Quang Hùng
    Thầy Nguyễn Huy Thiện
    Các thầy đã tạo điều kiện cũng như tận tình chỉ bảo giúp đỡ em trong quá trình thực tập. Có thể nói không có sự hương dẫn dạy bảo của các thầy chúng em có lẽ sẽ khó có thể hoàn thành tốt được bài thực tập kỹ thuật này. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn.



    PHẦN MỘT


    BÀI 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT MÁY ĐIỆN
    BÀI 2: MÁY BIẾN ÁP
    BÀI 3: MÁY ĐIỆN KHÔNG ĐỒNG BỘ
    BÀI 4: TÍNH TOÁN SỐ LIỆU DÂY QUẤN MÁY BIẾN ÁP
    BÀI 5: CƠ SỞ THIẾT KẾ BỘ DÂY QUẤN STATO ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ
    BÀI 6:KỸ THUẬT QUẤN DÂY

    PHẦN 2 CÔNG NGHỆ VÀ SỐ LIỆU KỸ THUẬT
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...