Báo Cáo Báo cáo thực tập về các bệnh trong nuôi trồng thủy sản

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    ĐỀ MỤC Trang

    Chương I .
    1
    1. Đặt vấn đề .1
    2. Mục tiêu .2
    Chương II. Tổng quan tài liệu 3
    2.1 Tổng quan về cá tra 3
    2.1.1 Đặc điểm sinh học .3
    2.1.2 Tình hình nuôi và dịch bệnh .3
    2.2 Tổng quan về Edwardsiella ictaluri 4
    2.2.1 Đặc điểm sinh học .4
    2.2.2 Dịch tễ học 4
    2.3 Tổng quan về kháng sinh 5
    2.3.1 Định nghĩa .5
    2.3.2 Các nguyên tắc sử dụng kháng sinh .5
    2.4 MIC 5
    Chương III. Tổng quan và phương pháp thí nghiệm .5
    3.1 Tổng quan và đặc điểm .5
    3.2 Vật liệu .6
    3.2.1 Đối tượng nghiên cứu 6
    3.2.2 Hệ thống bể thí nghiệm 6
    3.2.3 Dụng cụ .6
    3.2.4 Hóa chất, môi trường .7
    3.3 Phương pháp nghiên cứu 7
    3.3.1 Phân lập định danh vi khuẩn ( test API 20E, Nam Khoa) .7
    3.3.2 Làm kháng sinh đồ 10
    3.3.3 MIC .10
    3.3.4 Kiểm tra kí sinh trùng 11
    3.3.5 Xác định LD50 11
    3.4 Các xử lý số liệu 12
    3.4.1 Xác định LD50 12
    3.4.2 Xác định kháng sinh đồ .12
    3.4.3 Phương pháp tính MIC 13
    Chương IV. Kết quả và thảo luận .13
    4.1 Một số chỉ tiêu chất lượng nước .13
    4.2 Kết quả kiểm tra kí sinh trùng .14
    4.3 Xác định LD50 .15
    4.4 Kháng sinh đồ 15
    4.5 MIC 16
    Chương V. Kết luận đề nghị 17
    5.1 Kết luận và đề nghị .17
    5.2 Bảng phụ lục 18

    CHƯƠNG I. Giới thiệu
    1.Đặt vấn đề:

    Ngành nuôi trồng thủy sản hiện nay đã phát triển khá mạnh và đạt được
    những kết quả đáng kể và góp một phần không nhỏ trong GDP của cả nước.
    Đến nay, ngành thủy sản đã và đang phát triển như một ngành kinh tế - kỹ thuật
    có vai trò và đóng góp ngày càng to lớn cho đất nước, trở thành ngành kinh tế
    quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đóng góp xứng đáng vào sự phát triển
    kinh tế xã hội cũng như đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước. Tính đến
    năm 2006, tổng sản lượng thuỷ sản đã đạt hơn 3,7 triệu tấn, tăng gần 5 lần so
    với năm 1986, trong đó khai thác đạt gần 2 triệu tấn, sản lượng nuôi đạt hơn 1,4
    triệu tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu vượt qua mốc 3 tỷ USD, đạt hơn 3,35 tỷ
    USD, tăng hơn 300 lần so với năm 1986, tăng gần 600 triệu USD so với năm
    2005. Giá trị làm ra của Ngành Thuỷ sản ngày càng có tỷ trọng cao hơn trong
    khối nông nghiệp và trong nền kinh tế quốc dân. Với mục tiêu đến năm 2010
    phải đạt 4 triệu tấn sản lượng thủy sản và giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 4,5 –
    5 tỷ USD, toàn ngành Thủy sản phải nỗ lực nhiều hơn nữa, phấn đấu nhiều hơn
    nữa trên các lĩnh vực hoạt động theo hướng phát triển bền vững, chú trọng chất
    lượng của sự tăng trưởng, tham gia hiệu quả vào việc bảo vệ an ninh vùng biển,
    đảo của Tổ quốc, góp phần xứng đáng cùng cả nước đưa nước ta trở thành một
    nước mạnh về biển và giàu lên từ biển như Đảng đã định hướng và cũng là
    nguyện vọng khao khát của bà con ngư dân và của cả dân tộc ta. (Toàn văn bài
    phát biểu của Bộ trưởng Tạ Quang Ngọc tại Lễ đón nhận Huân chương Sao
    vàng) Để đạt những kết quả đáng kể như hiện nay thì ngành nuôi trồng thủy
    sản đã đề ra những biện pháp tích cực để tăng sản lượng và diện tích nuôi trồng
    thủy sản: thâm canh, tăng năng suất mở rộng
    Bên cạnh những lợi ích do những biện pháp tích cực mang lại thì song
    song với việc này thì môi trường nuôi thủy sản ngày càng bị ô nhiễm nghiêm
    trọng. Điều này dẫn đến một hệ quả nghiêm trọng là phá hủy môi trường sinh
    thái của các sinh vật nuôi. Ảnh hưởng tới hộ nuôi tôm, cá gây thiệt hại nặng nề.
    Do môi trường ô nhiễm nên bệnh dịch tràn lan không kiểm soát được, và ngày
    càng có nhiều tôm, cá bệnh do môi trường nuôi ô nhiễm do không biểt cách
    quản lý tốt môi trường nuôi.
    Để giải quyết một phần khó khăn do bệnh tôm cá ngày càng tràn lan nên
    Trường ĐH Nông Lâm đã mở ra một chuyên ngành Ngư Y để khắc phục một
    phần khó khăn này. Và trong đợt này, Khoa thủy sản đã tổ chức cho chúng em
    thực tập môn bệnh cá ngay tại phòng thí nghiệm tại trường Đại học Nông Lâm
    từ ngày 30/10/08 đến 7/11/08. Để giúp chúng em tiếp cận thực tế về bệnh học
    thủy sản và những vấn đề liên quan tới bệnh trong ngành nuôi trồng thủy sản.
    Và sau khi ra trường chúng em cũng bớt một phần bỡ ngỡ trong các thao tác ở
    phòng thí nghiệm.
    2. Mục tiêu
    Nhằm đáp ứng cho sinh viên khi ra trường nắm bắt được các bước cơ bản trong
    việc thực hiện các phương pháp trong phòng thí nghiệm nhằm phát hiện bệnh
    trên động vật thuỷ sản:
     Phương pháp kiểm tra cá khi thu mẫu.
     Phương pháp thu mẫu cố định và lưu trữ bệnh.
     Các bước chuẩn đoán, định danh vi khuẩn bằng bộ test Nam Khoa, API
    20.
     Các phương pháp kháng sinh đồ, MIC,
     Các kỹ năng làm việc trong phòng thí nghiệm.

    Từ đó, mỗi sinh viên có sự đánh giá và so sánh giữa kiến thức thực tế về những
    gì đã được học với thực tế. Ngoài ra còn giúp cho sinh viên xử lý nhanh các
    tình huống làm việc trong phòng thí nghiệm và trong thực tế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...