Báo Cáo Báo cáo thực tập Văn hóa dân tộc Nùng tại xã Phúc Xen, Quảng Uyên, Cao Bằng

Thảo luận trong 'Dân Tộc Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    DẪN NHẬP​

    Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ, trong đó có 54 dân tộc cư trú đan xen nhau và phân bố rải rác ở các vùng miền của đất nước. Có thể nhận thấy mỗi dân tộc là một bức tranh đầy màu sắc, đa dạng không chỉ về ngôn ngữ mà còn cả những nét đặc trưng về truyền thống văn hóa, lịch sử hình thành phát triển,
    “Dân tộc là một tập đoàn người ổn định và các tập đoàn người tương đối ổn định dựa trên mối liên hệ chung về khu vực cư trú, tiếng nói, sinh hoạt kinh tế, các đặc điểm sinh hoạt văn hoá. Trên cơ sở những mối liên hệ đó, mỗi dân tộc còn có một ý thức về thành phần dân tộc và tên gọi riêng của mình” (Viện văn hóa dân tộc, Nhà xuất bản Khoa học xã hội & Nhân văn).

    Đề tài: Báo cáo thực tập tại xã Phúc Xen, Quảng Uyên, Cao Bằng


    Phần một: Những nét chung về người Nùng:
    Dân tộc Nùng (tên gọi khác là Xuồng, Giang, Nùng An, Nùng Lài, Phần Sinh, Nùng Cháo, Nùng Inh, Quý Rịn, Nùng Dín, Khen Lài)thuộc nhóm ngôn ngữ Tày-Thái của hệ ngôn ngữ Thái-Kađai. Người Nùng sinh sống tập trung ở các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Hà Giang, Bắc Kạn, Bắc Giang, Tuyên Quang, Quảng Ninh, ngoài ra còn ở Thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Đắc Lắc. Người Nùng có quan hệ gần gũi với người Tày và người Choang sống dọc biên giới Trung Quốc. Riêng đối với địa bàn Trung Quốc, người Nùng và người Tày được xếp vào dân tộc Choang. Vì vậy mà thủ lĩnh Nùng Trí Cao của người Nùng cũng được coi là thủ lĩnh của người Choang. Tuy không phải là dân tộc chiếm số lượng đông nhất trong 53 dân tộc thiểu số nhưng dân số người Nùng ngày càng gia tăng đáng kể ( Năm 1989 có 705. 709 người, đến năm 2003 là 914. 400người). Điều đó cho thấy, sự xuất hiện của dân tộc này đóng một vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển chung của toàn dân tộc. Vì vậy, việc nghiên cứu một số nét đặc trưng về văn hoá của họ sẽ có ý nghĩa to lớn đối với việc tìm hiểu sự ra đời, phát triển và biến đổi ngôn ngữ - yếu tố đầu tiên nhằm tạo nên văn hoá tộc người.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...