Báo Cáo Báo cáo thực tập - Vai trò của gia đình miền núi trong việc giáo dục con cái của người dân tái định

Thảo luận trong 'Dân Tộc Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Báo cáo thực tập - Vai trò của gia đình miền núi trong việc giáo dục con cái của người dân tái định cư xã Tân Lập – Mộc Châu – Sơn La


    Tài liệu gồm 36 trang

    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

    1. Kết luận


    Giáo dục gia đình đóng vai trò là bước đầu tiên có tính chất nền móng trong việc xã hội hoá con người. Nếu giáo dục gia đình được thực hiện tốt thì xẽ hình thành những cá nhân tốt và ngược lại. Chính những tình cảm thiêng liêng giữa cha mẹ và con cái làm cho giáo dục gia đình đạt hiệu quả. Như K. Mác đã nói: “ Không có nơi bảo tồn nào thiêng liêng hơn cõi lòng của cha mẹ, là người bạn thông cảm nhất, là mặt trời của tình yêu mà ngọn lửa của nó sưởi ấm đến tận cùng những khát vọng sâu kín nhất trong lòng mình”.

    Nhận thức các cấp chính quyền và của cha mẹ trong việc giáo dục con cái được nâng lên

    Gia đình là trường học đầu tiên con người lớn lên và có ảnh hưởng đến suốt cuộc đời con người. Ngày nay gia đình còn kết hợp với xã hội để giáo dục một cách tự giác và có mục đích đến từng giai đoạn phát triển của trẻ, nhằm phát triển toàn diện nhân cách, tạo khả năng thích ứng với đời sống xã hội và vì mục tiêu phát trển của xã hội. Cha mẹ giữ vai trò chính và quan trọng trong giáo dục “Bản sắc” con cái. Nói đến giáo dục con cái là nói đến sự giáo dục toàn diện nhằm đào tạo những con người có ích cho gia đình và cho xã hội.

    Về giáo dục đạo đức: hầu hết các gia đình đều nhận thức trách nhiệm của mình trong việc giáo dục đạo đức cho con cái và họ mong muốn con cái của mình trở thành những người sống trung thực, sống lương thiện và có ích cho xã hội.

    Về định hướng bậc học cho con: Các gia đình đều nhận thức được tầm quan trọng của tri thức trong thời đại ngày nay, Sự đầu tư cho giáo dục tri thức đã được tăng lên, sự đầu tư này được thể hiện không chỉ về mặt tinh thần mà còn được đầu tư cả về vật chất.

    2. Khuyết nghị

    Về phí gia đình

    Để việc giáo dục con cái đươc thực hiện tốt, các thành viên trong gia đình cần phải có sự phối hợp nhất trí cao, tất cả mọi người trong gia đình ( ông bà, cha mẹ ) cần phải quan tâm sâu sát đến đời sống tinh thần của trẻ, dạy dỗ trẻ một cách toàn diện. Cha mẹ cần phải dành nhiều thời gian hơn cho việc chăm sóc đạy dỗ con hàng ngày.

    Về phía xã hội

    Nhà nước và chính quyền địa phương nên có chính sách hỗ trợ các gia đình gặp khó khăn trong việc chăm sóc con cái; tăng cường các hình thức trao đổi thông tin về phuơng pháp giáo dục trong gia đình.
     
Đang tải...