Luận Văn Báo cáo thực tập -trường TC nghề NA và nghiệp vụ KS Hà Nội

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 19/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Báo cáo thực tập -trường TC nghề NA và nghiệp vụ KS Hà Nội
    Lời nói đầuĂn uống là nhu cầu không thể thiếu đối với con người, vì thế nấu ăn rất quan trọng trong sinh hoạt hàng ngày và đòi hỏi phải có kỹ thuật trong dinh dưỡng và cách chế biến. Ăn uống có tác dụng quan trọng đến sự phát triển của cơ thể con người, sức đề kháng và sức làm việc của con người. Đối với quân đội, công tác nấu ăn là một trong những nhân tố có ý nghĩa quan trọng góp phần nâng cao sức mạnh sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi trong mọi tình huống .
    Nấu ăn là một công việc bình thường của mọi gia đình nhưng nấu ăn cũng là một nghệ thuật, đó là nghệ thuật ẩm thực. Ẩm thực là một nét tạo nên bản sắc văn hóa của mỗi vùng miền, mỗi quốc gia dân tộc. Đất nước ta với 4.000 năm lịch sử gắn liền với nền văn minh lúa nước, các món ăn chủ yếu được chế biến từ lúa gạo, ngô . nhưng không vì thế mà thiếu đi sự phong phú về chất lượng, mùi vị, màu sắc . Có rất nhiều nền văn hoá ẩm thực tiêu biểu cho các vùng miền của đát nước được người dân Việt Nam cũng như bạn bè trên thế giới biết đến như: ẩm thực Hà Nội, ẩm thực Huế .Tuy ở các miền của tổ quốc nhưng nhìn chung các món ăn đều có những nét đậm hồn Việt. ở Việt Nam quan niệm “ăn no, mặc ấm” dường như đã thay đổi, người dân hướng tới nhu cầu được “ăn ngon, mặc đẹp”. Trong điều kiện đời sống bộ đội được không ngừng nâng lên, thì càng đòi hỏi không chỉ “ăn đủ” mà còn phải “ăn ngon”, cho nên công tác nuôi dưỡng bộ đội của đội ngũ nhân viên nấu ăn cũng đòi hỏi ngày càng nâng cao.
    Chính vì vậy, em đã lựa chọn làm nhân viên nấu ăn trong quân đội và để nâng cao tay nghề phục vụ tốt hơn nhiệm vụ, em đã chọn theo học ngành kỹ thuật chế biến nấu ăn của Trường trung cấp nấu ăn và nghiệp vụ khách sạn Hà Nội - “cái nôi” của ngành dịch vụ ăn uống, một “bông hoa thơm” giữa lòng thủ đô. Trường Trung cấp nghề nấu ăn và nghiệp vụ khách sạn Hà Nội có bề dầy trong việc đào tạo những công nhân kỹ thuật có tay nghề, có chuyên môn cao, bên cạnh đó là tập thể đội ngũ giáo viên có bề dầy kinh nghiệm, trình độ đã góp phần xây dựng nền ẩm thực của thủ đô Việt Nam ngày càng phong phú hơn. Trong quá trình học tập tại trường, được sự giúp đỡ, dạy bảo tận tình của các thầy cô, em đã được trang bị một lượng kiến thức cần thiết, bổ ích để sau này vận dụng vào trong thực tế công tác tại đơn vị.
    Sau 2 tháng được nhà trường cho đi thực tế, được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của chỉ huy các cấp, của đội ngũ cán bộ, nhân viên quân nhu đơn vị, em đã tiếp xúc, học hỏi kinh nghiệm và củng cố lại kiến thức đã học, từ thực tế em đã học hỏi được rất nhiều. Đặc biệt là em đã học hỏi một số kinh nghiệm về “phương pháp chế biến món ăn Á – Âu”. Thu hoạch một số kiến thức công tác nấu ăn bảo đảm phục vụ cho bộ đội, bởi công tác nấu ăn là một trong những nhân tố có ý nghĩa quan trọng góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang. Những điều này em đã được học hỏi khi thực tập tại bếp khu C, phòng Hậu cần, Cục 16. Với những kiến thức đã được đào tạo, cùng với những kinh nghiệm được tích lũy trong quá trình thực tập sẽ là nền tảng vững chắc để em nâng cao trình độ tay nghề, phục vụ thiết thực cho quá trình làm việc sau này.
    Em xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Chỉ huy phòng Hậu cần, Cục 16, cán bộ, nhân viên của bếp khu C thuộc phòng Hậu cần đã tạo điều kiện cho em trong thời gian thực tập tại đơn vị.
    Em xin cám ơn thầy Dương Văn Hùng đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo này. Em xin chúc toàn thể các thầy cô trong nhà trường sức khoẻ dồi dào, công tác tốt.

    Sau đây em xin giới thiệu mô hình bếp ăn quân đội và những kinh nghiệm rút ra trong thời gian thực tập tại bếp khu C thuộc phòng Hậu cần, Cục 16. Báo cáo thực tập có độ dài 50 trang, được kết cấu thành bốn phần:
    Phần I: Những nhận xét qua quan sát hoạt động sản xuất chế biến tại đơn vị , độ dài: 7 trang;
    Phần II: Tổ chức sản xuất chế biến tại đơn vị, độ dài: 12 trang;
    Phần III: Phân tích - So sánh thực tế sản xuất chế biến tại cơ sở trên và những bài học được rút ra, độ dài: 28 trang;
    Phần IV: Một số kiến nghị, độ dài: 02 trang;
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...