Luận Văn Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trạm BVTV huyện Đông Anh

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trạm BVTV huyện Đông Anh
    Lời cảm ơn !

    Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc sự giúp đỡ quý báu của thày giáo Đỗ Tấn Dũng đã hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
    Tôi xin chân thành cảm ơn Trạm trưởng Đinh Văn Thảo cùng toàn thể cán bộ - Trạm BVTV huyện Đông Anh - Hà Nội, và bà con nông dân các HTX huyện Đông Anh - Hà Nội đã giúp đỡ tôi rất tận tình để hoàn thành tốt đề tài này .
    Do thời gian có hạn và lượng kiến thức còn hạn chế, chắc chán đề tài của tôi không tránh khỏi những thiếu sót . Rất mong sự góp ý từ phía các thầy cô giáo và các bạn

    Hà Nội, ngày 10 tháng 6 năm2002
    Sinh viên

    Phạm Thị Hương
    MỤC LỤC


    Phần 1: Mở đầu . 1
    1.1. Đặt vấn đề 1
    1.2. Mục đích yêu cầu 3
    1.2.1 Mục đích .3
    1.2.2 Yêu cầu 3
    Phần 2: Tổng quan vấn đề nghiên cứu 4
    2.1. Tình hình nghiên cứu chung về bệnh héo rũ trên cây cà chua, khoai tây .4
    2.2. Tình hình nghiên cứu về vi khuẩn Pseudomonas solanacerum gây bệnh héo xanh 5
    2.3. Tình hình nghiên cứu về nấm Fuarium.oxysporum .F.sp gây bệnh héo vàng 7
    2.4. Tình hình nghiên cứu về nấm Sclerotium rolfsii gây bệnh héo rũ trắng gốc 9
    Phần 3: Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 11
    3.1. Vật liệu nghiên cứu: 11
    3.1.1. Mẫu bệnh nấm , vi khuẩn hại vùng rễ cây cà chua, khoai tây 11
    3.1.2. Cây ký chủ 11
    3.2. Phương pháp nghiên cứu 11
    3.2.1. Phương pháp điều tra diễn biến bệnh héo xanh vi khuẩn (Pseudomonas solanacearum) trên cây cà chua, khoai tây 11
    3.2.2. Phương pháp điều tra thành phần và mức độ bệnh héo vàng (Fuarium.oxysporum .F. sp ) trên cây cà chua, khoai tây 12
    3.2.3. Phương pháp điều tra bệnh héo rũ gốc mốc trắng (Sclerotium rolfsii) 14
    Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 16
    4.1. Kết quả nghiên cứu bệnh héo xanh vi khuẩn (Pseudomonas solanacearum) 16
    4.2. Kết quả nghiên cứu bệnh héo vàng (Fuarium.oxysporum .F. sp) trên cây cà chua, khoai tây 23
    4.3. Kết quả nghiên cứu bệnh héo rũ gốc mốc trắng (Sclerotium rolfsii) trên cây cà chua, khoai tây 35
    4.4. Kết quả nghiên cứu bệnh héo rũ trên cây cà chua, khoai tây 45
    Phần 5: Kết luận, tồn tại và đề nghị .46
    5.1. Kết luận .46
    5.2. Tồn tại và đề nghị 47
    Phần 6: Tài liệu tham khảo .49

    PHẦN 1: MỞ ĐẦU
    1.1 Đặt vấn đề
    Trong những năm gần đây nền nông nghiệp nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, sản lượng lương thực không những đáp ứng đủ nhu cầu trong nước mà còn là mặt hàng xuất khẩu lớn. Cùng với sự phát triển cây lương thực cây cà chua, khoai tây nước ta đã trồng từ lâu. Cà chua , khoai tây là một trong những loại rau ăn quả, củ có giá trị dinh dưỡng cao, được nhiều người ưa thích, trong quả , củ chín có nhiều đường, chủ yếu là đường glucoza, nhiều tinh bột vitamin. Cà chua, khoai tây có thể dùng dể ăn tươi, nấu chín hay để chế biến đồ hộp làm mứt, kẹo ngọt nước giả khát
    Cây cà chua, khoai tây thuộc họ cà. Nước ta hàng năm cây cà chua trồng khoảng 7800-9300 ha (Mai Thị Phương Anh và CTV 1996).
    Cây khoai tây năm 1997 nước ta trồng khoảng30- 40 nghìn ha sản lượng 360-450 nghìn tấn theo Trịnh Văn Mị 1998
    Việt Nam là một nước khí hậu nhiệt đới gió mùa nên thuận lợi cho cây cà chua, khoai tây sinh trưởng và phát triển. Bên cạnh đó còn thuận lợi cho một số loài sâu bệnh phát sinh gây hại, đáng chú ý là bệnh do nấm truyền qua đất như bệnh héo xanh Pseudomonas solanacearum, bệnh héo vàng Fusarium. oxsyporum và bệnh héo rũ trắng gốc Sclerotium rolfsii. Bệnh gây hại nặng từ khi cây ra hoa đến cuối giai đoạn sinh trưởng của cây cà chua, khoai tây. Bệnh héo rũ trắng gốc do nấm sclerotium đây là loại nấm gây hại trên 500 loại cây trồng khác nhau, nhất là cây họ cà và họ bầu bí. Đặc điểm của loại nấm này là từ khối sợi hình thành các hạch nấm có khả năng tồn tại trong đất. Cho nên với điều kiện khí hậu ẩm ướt như nước ta rất thuận lợi cho những bệnh này phát triển, và đã gây ra những trhiệt hại lớn làm giảm năng suất từ 5-100% ở Việt Nam nói chung và vùng chuyên canh rau màu như huyện Đông Anh nói riêng không nằm ngoài phạm vi tác hại đó.
    Ở vùng Đông Anh ngoại thành Hà Nội là nơi sản xuất rau màu với diện tich lớn, đặc biệt là mở rộng diện tích trồng các cây ký chủ chính của bệnh do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum, nấm Fusarium. oxsyporum, nấm Sclerotium rolfsii như cà chua, khoai tây.
    Do mức độ ảnh hưởng và những tác hại nghiêm trọng đối với cây trồng, tuy đã được nghiên cứu từ rất lâu, song với điều kiện sản xuất hiện nay chúng vẫn là đối tượng gây hại nguy hiểm đối với sản xuất cà chua, khoai tây. Vì vậy việc tiếp tục điều tra xác định thành phần bệnh sự phát sinh, phát triển gây hại của bệnh. Do su thế thâm canh ngày càng cao, diện tích rau màu của huyện Đông Anh ngày càng được mở rộng với nhiều chủng loại rau màu khác nhau. Để kịp thời cung cấp nguồn thực phẩm rau màu cho thành phố, song điều đáng quan tâm và lo ngại của bà con nông dân ở đây đối với những cây có thâm canh cao như cà chua, khoai tây, đậu đỗ là bệnh héo rũ trên tất cả các loại cây trồng đang và sẽ là đối tượng gây dịch hại nguy hiểm. Đáng kể nhất trong tất cả các bệnh hại nguy hiểm là bệnh héo xanh vi khuẩn (Pseudomonas solanacearum),bệnh héo vàng (Fusarium. oxsyporum ),bệnh héo rũ trắng gốc (Sclerotium rolfsii )
    Vậy để góp phần nhỏ bé vào việc tìm hiểu các thành phần bệnh, sự phát sinh, phát triển gây hại của bệnh và khả năng phòng chống các bệnh do vi khuẩn hay nấm truyền qua đất. Nhằm góp phần giữ vững năng xuất và phẩm chất cà chua, khoai tây, được sự nhất trí của bộ môn bệnh cây khoa nông học- Trường ĐHNNI- Hà Nội chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Điều tra tình hình phát sinh, phát triển và mức độ gây hại của bệnh héo rũ trên cây cà chua, khoai tây vụ Đông Xuân 2001 - 2002 vùng Đông Anh - Hà Nội"

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...