Chuyên Đề Báo cáo thực tập tốt nghiệp tổng quan về ngân hàng thương mại

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI


    1.1. Khái niệm Ngân hàng Thương mại:

    Trong nền kinh tế hàng hóa, có nhiều doanh nghiệp, nhiều đơn vị tổ chức kinh tế hoạt động kinh doanh trong nhiều ngành, nghề, nhiều lĩnh vực khác nhau. Có ngành tạo ra sản phẩm hàng hóa cho xã hội như nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, có ngành chỉ làm nhiệm vụ lưu thông phân phối, lại có ngành chỉ thuần túy cung cấp dịch vụ (vận tải, bưu chính viễn thông, ngân hàng). Trong đó các Ngân hàng Thương mại hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Tất cả đều góp phần thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển. Hoạt động của các Ngân hàng Thương mại trong nhiều lĩnh vực tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng được coi là một định chế tài chính đặc biệt của nền kinh tế thị trường.

    Ngân hàng Thương mại đã hình thành, tồn tại và phát triển hàng trăm năm gắn liền với sự phát triển của kinh tế hành hóa. Sự phát triển hệ thống Ngân hàng Thương mại đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hóa, ngược lại kinh tế hàng hóa phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao nhất của nó là kinh tế thị trường thì Ngân hàng Thương mại cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu được.

    Luật tín dụng do Quốc hội khóa X thông qua vào ngày 12 tháng 12 năm 1997, định nghĩa: Ngân hàng Thương mại là một loại hình tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan. Luật này còn có định nghĩa: Tổ chức tín dụng là loại hình doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi này để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán.



    Ngân hàng Thương mại tồn tại dưới nhiều dạng sở hữu khác nhau:

    - Ngân hàng Thương mại Quốc doanh.

    - Ngân hàng Thương mại tư nhân.

    - Ngân hàng Thương mại liên doanh.

    - Ngân hàng Thương mại cổ phần.

    - Ngân hàng Thương mại chi nhánh nước ngoài.

    - .

    Hoạt động kinh doanh của ngân hàng



    Ngân hàng Thương mại là định chế tài chính trung gian quan trọng vào loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trường. Nhờ hệ thống định chế này mà các nguồn tiền vốn nhàn rỗi sẽ được huy động, tạo lập nguồn vốn tín dụng to lớn để có thể cho vay phát triển kinh tế.

    1.2. Quá trình ra đời và phát triển của Ngân hàng Thương mại:

    Ngày nay, trong mỗi quốc gia, toàn bộ hệ thông Ngân hàng đã được định hình thành hai cấp rõ rệt gồm Ngân hàng Trung ương (Central Bank) hay còn gọi là Ngân hàng Nhà nước và hệ thống Ngân hàng Thương mại (Commercial Bank).

    Nhưng từ xa xưa hàng ngàn năm trước công Nguyên, khi mới hình thành manh nha nghề Ngân hàng, cho đến tận thế kỷ thứ XVIII thì không có sự phân biệt đó: các Ngân hàng hoạt động độc lập và đơn điệu, không có mối liên hệ với nhau, những hoạt động đó đều giống nhau về nội dung và tính chất, bao gồm nhận ký thác, cho vay, chiết khấu, nghĩa là trong thời kỳ từ thế kỷ thứ XVIII trở về trước chỉ tồn tại trong nền kinh tế một hệ thống Ngân hàng duy nhất – Hệ thống Ngân hàng Trung gian (Intermediary


    Bank System).

    Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa hệ thống Ngân hàng đã từng bước phát triển, và hoàn thiện dần. Trong sự phát triển và hoàn thiện của hệ thống Ngân hàng chúng ta thấy rõ mối liên hệ hữu cơ giửa sự phát triển của hệ thống Ngân hàng với sự phát triển của hệ thống tiền tệ. Chính hệ thống lưu thông tiền tệ bắt đầu từ hình thái tiền đúc bằng kim loại quý đã làm nảy sinh nghề Ngân hàng cách đây hàng ngàn năm để từ đó qua nhiều thế kỷ, hệ thống Ngân hàng đã được định hình.

    Các Ngân hàng ra đời ở Ý như: Istituto Bancario Sanpaolo di Torino (1563), Banco di Napoli (1591); ở Hà Lan (Amsterdam Bank) (1600); ở Đức (Nuremberg Bank) (1621); Ngân hàng Anh (Bank of England) (1694), Ngân hàng Anh là Ngân hàng cổ phần nhất thế giới lúc bấy giờ và trở thành Ngân hàng Trung ương của Anh quốc vào 1947. Từ cuối thế kỷ thứ 17 cho đến giữa thế kỷ thứ 18 hàng loạt các Ngân hàng cổ phần tư nhân được thành lập ở các nước Châu Âu, Châu Mỹ, còn ở Châu Á thì các Ngân hàng ra đời khoảng thế kỷ 19 trở về sau (Trung Quốc 1896, Đông Dương thuộc địa 1875 ).

    Ở Việt Nam, thời phong kiến chưa có các tổ chức tín dụng, tuy nhiên có tồn tại vài tổ chức cho vay nặng lãi, các nhà cầm đồ, nhưng nhìn chung, chưa hình thành hệ thống tín dụng như ở các nước. Mãi đến năm 1875 mới thành lập Ngân hàng Liên bang Đông Dương thuộc Pháp (Ngân hàng Đông Dương). Đây là Ngân hàng đầu tiên thành lập ở Việt Nam – để thực hiện việc phát hành tiền, đồng thời thực hiện hoạt động của một Ngân hàng Thương mại. Năm 1954 Ngân hàng Đông Dương chấm dứt sự tồn tại và hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

    Sau Cách mạng tháng Tám thành công, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, thì Nhà nước Việt Nam cũng từng bước xây dựng hệ thống Tài chính – Ngân hàng để phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất

    nước. Ngày 6 tháng 5 năm 1951 thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...